Lý hiên viên là ai

Lý hiên viên là ai

(Hình minh họa: Qua .sina.com.cn).

Cổ nhân lý giải rằng Trung Hoa cổ đại gồm có hai mặt là kết cấu trạng thái tĩnh “Thiên, Địa, Nhân” và hình thức vận chuyển “Ngũ hành”. Bởi vậy, “Tam Hoàng” là chỉ Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Nhân Hoàng. “Ngũ Đế” là chỉ Mộc Đế, Thổ Đế, Kim Đế, Thủy Đế, Hỏa Đế.

“Tam Hoàng Ngũ Đế” là các đế vương xuất hiện vào trước triều nhà Hạ và là những thủ lĩnh của các bộ lạc. Bởi vì họ có thực lực rất mạnh nên trở thành người lãnh đạo liên minh các bộ lạc thời bấy giờ. Sau này khi Tần Thủy Hoàng thống nhất lục quốc vì để thể hiện mình có công lao “chí công vô thượng” nên đã chọn từ “Hoàng” trong “Tam Hoàng” và “Đế” trong “Ngũ Đế” làm danh hiệu “Hoàng Đế” cho mình.

Trên cơ bản, vô luận là dựa theo truyền thuyết hay ghi chép trong sử sách thì đều cho rằng thời kỳ Tam Hoàng là có trước thời kỳ Ngũ Đế. Nhưng các học giả đời sau tự đặt một vị Đế mà họ tôn sùng vào vị trí “Tam Hoàng Ngũ Đế” nên tổ hợp danh sách tám vị này có chỗ bất đồng.

“Tam Hoàng”

Trong “Sử Ký. Tần Thủy Hoàng bản kỷ” viết, Tam Hoàng là Thiên Hoàng, Địa Hoàng và Thái Hoàng. Hơn nữa còn cho rằng Thái Hoàng là tôn quý nhất. Vậy Thái Hoàng là ai? Theo “Thái Bình Ngự Lãm” viết: “Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng là Tam Hoàng”. Cho nên, có thuyết pháp cho rằng Thái Hoàng ở đây chính là Nhân Hoàng.

Cả “Thượng thư đại truyện” và “Bạch hổ thông nghĩa” đều cho rằng Tam Hoàng tương ứng là Toại Nhân, Phục Hy và Thần Nông. Nhưng trong “Vận đấu xu” và “Nguyên mệnh bao” lại cho rằng Tam Hoàng bao gồm Phục Hy, Thần Nông và thần sáng tạo ra nhân loại là Nữ Oa. Theo “Đế vương thế kỉ” thì Tam Hoàng lại bao gồm Phục Hy, Thần Nông và Hoàng Đế.

Có thể thấy rằng có rất nhiều lý giải khác nhau về “Tam Hoàng” nhưng đều đồng nhất rằng trong “Tam Hoàng” có Phục Hy và Thần Nông. Vậy vị thứ ba rốt cuộc là ai? Có một số tư liệu ghi chép, cho rằng “Tam Hoàng” gồm ba vị sau:

Toại Nhân, Phục Hy, Thần Nông (“Thượng thư đại truyện”)

Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông (“Phong tục thông nghĩa”)

Phục Hy, Chúc Dung, Thần Nông (“Phong tục thông nghĩa”)

Phục Hy, Thần Nông, Cộng Công (“Phong tục thông nghĩa”)

Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Thái Hoàng (“Sử Ký”)

Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hòa (“Dân gian truyền thuyết”)

Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế (“Cổ Vi Thư”)

Cho đến ngày nay, thuyết pháp trong “Cổ Vi Thư” cho rằng “Tam Hoàng” bao gồm ba vị Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế là có ảnh hưởng và phổ biến nhất, họ cũng trở thành ba vị Đế Vương tối cổ nhất của Trung Hoa. Ngoài ra trong vĩ thư triều nhà Hán cho rằng “Tam Hoàng” là Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng, đó cũng là ba vị Thiên Thần. Thuyết pháp này cũng có tầm ảnh hưởng tương đối rộng rãi.

“Ngũ Đế”

Ba cuốn “Thế bản”, “Đại đới ký” và “Sử Ký. Ngũ Đế bản kỷ” đều xếp Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn là “Ngũ Đế”. Nhưng trong “Lễ ký” lại xếp Thái Hạo (Phục Hy), Viêm Đế (Thần Nông), Hoàng Đế, Thiếu Hạo và Chuyên Húc là “Ngũ Đế”.

Ngoài ra còn có truyền thuyết thần thoại cho rằng Thiên Thần ở ngũ phương hợp thành “Ngũ Đế”. Trong “Sử từ” thời Đông Hán viết rằng Thần ở ngũ phương bao gồm Thái Hạo (Thần phương đông), Viêm Đế (Thần phương nam), Thiếu Hạo (Thần phương tây), Chuyên Húc (Thần phương bắc) và Hoàng Đế (Thần ở trung tâm) hợp thành “Ngũ Đế”… Tổng hợp về cách xếp “Ngũ Đế” bao gồm bốn thuyết pháp như sau:

Hoàng Đế, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn (“Đại đới ký”).

Bào Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn (“Chiến Quốc sách).

Thái Hạo, Viêm Đế, Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc (“Lã thị xuân thu”).

Hoàng Đế, Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu (“Tư trị thông giám”).

Về sau này thuyết pháp cho rằng “Ngũ Đế” bao gồm Thiếu Hạo. Chuyên Húc, Đế Khốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn  được ghi chép trong tín sử “Thượng thư tự” được sử dụng phổ biến nhất.

Thân thế của 8 vị “Tam Hoàng Ngũ Đế”

Phục Hy Thị

Phục Hy Thị còn có tên là Bao Hy Thị, Bào Hy, Thái Hạo Phục Hy. Ông được coi là người sáng tạo ra nghề đánh bắt cá, tạo phúc cho dân. Phục Hy cũng sáng tạo ra Bát Quái và chế tạo ra Đàn sắt, đồng thời sáng tác các nhạc vũ “Lập cơ”, “Giá biện”. Về hình dạng, ông thường được mô tả là thân rồng đầu người, hoặc thân rắn đầu người, vì thế được người đời sau xưng là Long Tổ.

Thần Nông Thị

Thần Nông Thị là Viêm Đế trong truyền thuyết, là Thổ Thần chủ quản việc đồng áng. Ông được xưng là Thần về nông nghiệp, dạy dân trồng trọt. Ông còn là vị Thần về y dược. Tương truyền rằng Thần Nông chuyên đi nếm các loại cây cỏ và sáng lập ra y học.

Hoàng Đế

Hoàng Đế là thủy tổ của dân tộc Hoa Hạ, họ Công Tôn, tên Hiên Viên. Tương truyền rằng ông sống ở gò Hiên Viên nên lấy Hiên Viên làm hiệu. Hoàng Đế đã đánh bại được sự xâm lược của Xi Vưu nên được các chư hầu tôn làm thiên tử và để ông lên ngôi hoàng đế thay cho Thần Nông.

Hoàng Đế đã lệnh cho vợ là Luy Tổ dạy người dân nuôi tằm, kéo tơ dệt lụa và đại thần Thương Hiệt tạo ra chữ. Hiên Viên Hoàng Đế cũng sai Đại Nhiễu chế ra can chi để tính thời gian mà làm lịch, và sai Linh Luân chế tác ra nhạc khí…

Trong lịch sử, Nghiêu, Thuấn, Hạ, Chu, Thương đều là hậu duệ của Hoàng Đế  cho nên được xưng là “Con cháu Viêm Hoàng”.

Viêm Đế

Viêm Đế họ Khương. Vị thần này hình người đầu trâu. Khi Viêm Đế bị Xi Vưu đuổi đến Trác Lộc, ông đã cầu viện Hoàng Đế. Hai bên giao chiến một hồi ở Trác Lộc, Xi Vưu thỉnh Thần gió mưa làm mưa làm gió khiến cho Hoàng Đế lạc mất phương hướng. Hoàng Đế lại nhờ Thần hạn và Nữ bạt làm cho trời quang mây tạnh, và tạo ra “Chỉ nam xa” để phân rõ phương hướng. Kết quả trận giao tranh kịch liệt này là Xi Vưu bị thất bại, Hoàng Đế giành thắng lợi và được tôn làm Thiên tử.

Chuyên Húc

Chuyên Húc họ Cơ, hiệu là Cao Dương Thị. Theo Sử ký, Hoàng Đế và Luy Tổ có hai con trai là Huyền Hiệu và Xương Ý. Xương Ý được phong ở Nhược Thủy, lấy người con gái của thị tộc Thục Sơn là Xương Phó và sinh ra Chuyên Húc. Chuyên Húc là người kế vị Hoàng Đế.

Theo mô tả trong “Sử Ký” và “Ngũ Đế bản kỷ”, Chuyên Húc là người uyên bác, trầm tĩnh, có mưu lược. Sau khi Chuyên Húc kế ngôi, xa gần đều phục tùng, trở thành một vị vua quyền uy thời đó.

Đế Khốc

Đế Khốc họ Cơ, hiệu là Cao Tân. Theo “Sử Ký” của Tư Mã Thiên, Đế Khốc là con của Đới Cực, còn Đới Cực là con của Huyền Hiêu, và Huyền Hiêu chính là con trưởng của Hoàng Đế Hiên Viên. Theo vai vế, Đế Khốc là cháu họ của Chuyên Húc – cháu nội của Hoàng Đế và là người kế thừa Hoàng Đế.

Cũng theo Sử ký, ông là người nhân ái khiêm nhường, được thiên hạ theo về. Ông có khả năng tận dụng đất đai và tài nguyên, có tài lãnh đạo mọi người. Ông còn là người chế ra lịch phù hợp với quy luật sự vận động của mặt Trời và mặt Trăng, thành kính thờ tế quỷ thần.

Đế Nghiêu

Đế Nghiêu họ Doãn Kỳ, hiệu là Phóng Huân, là con trai của Đế Khốc, mẹ họ Trần Phong. Bởi vì ông đức cao vọng trọng nên dân chúng ái mộ xưng ông là Đế Nghiêu.

Ông là người nghiêm túc kính cẩn, yêu thương dân chúng, cao thấp rõ ràng, có thể đoàn kết các bộ tộc nên thời ông trị vì các bộ tộc sống chung đoàn kết như người một nhà. Đế Nghiêu gả hai con gái cho Thuấn, đồng thời sau một thời gian dài quan sát, cuối cùng ông đã yên tâm nhường ngôi cho Thuấn.

Đế Thuấn

Đế Thuấn họ Nghiêu, tương truyền rằng mắt của ông có hai đồng tử nên được xưng là “Trọng Hoa”. Sau khi được Đế Nghiêu nhường ngôi, ông làm tốt chức trách của mình, khai sáng cục diện “quốc thái dân an” thời thượng cổ. Cho nên, Đế Thuấn cũng trở thành vị minh quân Trung Nguyên cường đại nhất.

Sau này, Đế Thuấn quyết định truyền ngôi cho Vũ thay vì con trai mình là Thương Quân. Vũ lại lập ra nhà Hạ và các triều đại nối tiếp nhau ra đời.

An Hòa (Tri Thức Trẻ)

Binh chủ Xi Vưu

Xi Vưu là đại ma thần được nhắc đến nhiều nhất, có mặt trong tất cả các thần thoại thượng cổ. Đại ma thần này gắn liền với trận chiến kinh thiên động địa với Hiên Viên Hoàng Đế. Tương truyền, Xi Vưu là thủ lĩnh tộc Ngưu Đồ Đằng và Điểu Đồ Đằng, diện mạo hung tợn như đầu trâu, sau lưng có mọc hai cánh. Y có 81 huynh đệ, ai nấy đều bản lĩnh phi phàm, tám tay chín chân. Theo một số ghi chép dã sử, Xi Vưu có được sức mạnh như vậy là do được hưởng thần khí từ Bàn Cổ Phù.

Khi Hiên Viên Hoàng Đế lần lượt đánh bại các bộ tộc và thành lập lên bộ tộc mạnh nhất lưu vực sông Hoàng Hà là Hoa Hạ tộc, Cửu Lê tộc của Xi Vưu kiên quyết không thuần phục mà ra mặt đối kháng lại, châm ngòi cuộc đại chiến giữa hai tộc. Có sức mạnh phi phàm cộng với sự giúp sức từ các đại ma thần khác là Hình Thiên, Khoa Phụ, Cộng Công, Bình Ế giúp sức, Xi Vưu liên tiếp đánh bại Hiên Viên Hoàng Đế 72 trận. Phải đến khi Hiên Viên Hoàng Đế mời Nữ Bạt tham chiến trong trận Trác Lộc, Xi Vưu mới thua trận.

Lý hiên viên là ai

Chiến thần Hình Thiên

Hình Thiên là một trong số các đại ma thần đứng về phía Xi Vưu trong đại chiến Cửu Lê – Hoa hạ. Theo truyền thuyết, Hình Thiên chỉ là một chiến binh vô danh, từng làm đại thần dưới thời Viêm Đế cai trị toàn cõi thiên địa, rất thích ca hát thơ phú. Sau này đại chiến với Hiên Viên Hoàng Đế, đánh đến bất phân thắng bại, song lại vì sơ sảy mà bị Hoàng Đế chặt đầu. Oán khí của Hình Thiên lớn đến nỗi dù bị chặt đầu, hắn vẫn không chết mà lấy núm vú làm mắt, rốn làm miệng, hai tay tiếp tục cầm búa quyết chiến tiếp. Cuối cùng, Cửu Thiên Huyền Nữ buộc phải can thiệp mới khiến Hình Thiên ngã xuống. Đầu của Hình Thiên được táng ở Thường Dương Sơn Lộc.

Lý hiên viên là ai

Tinh Thần Khoa Phụ

Khoa Phụ gia nhập đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ với sự ủng hộ cho Xi Vưu. Dã sử ghi lại Khoa Phụ là cháu trai của Cộng Công, dáng người cao lớn, khí lực mạnh mẽ. Khi Hoàng Đế đông tiến, muốn thâu tóm Trung Nguyên đã bao vây tiêu diệt tộc của Cộng Công. Khoa Phụ không đành lòng nhìn thấy cảnh tộc nhân bị vây khốn nên đứng lên phá vây, chạy đến Hàm Cốc Quan thì bị thuộc hạ của Hiên Viên Hoàng Đế giết, nhờ vậy mà Cộng Công trốn thoát. Một vài truyền thuyết khác lại cho rằng Khoa Phụ chết cháy khi giao chiến với Hạn Thần Nữ Bạt trong trận Trác Lộc.

Lý hiên viên là ai

Thủy thần Cộng Công

Có nhiều dị bản về thủy thần Cộng Công, tuy nhiên phổ biến nhất có lẽ là dị bản liên quan đến đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ.

Cộng Công là đệ tử của Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Cửu Thiên Huyền Nữ có bất hòa với Nữ Oa nên ra lệnh cho Cộng Công giúp sức cho Xi Vưu – đối địch với Hoàng Đế được Nữ Oa giúp sức. Nhờ có Cộng Công tham chiến mà Xi Vưu đã đẩy lùi được Hiên Viên Hoàng Đế cùng bốn vị đại tướng Chúc Dung, Lực Mục, Cú Mang, Anh Chiêu. Trước cảnh này, Nữ Oa tại Bất Chu Tiên Sơn buộc phải lập đàn phong thiên, khiến Xi Vưu gặp bất lợi mà thua trận. Thủy thần Cộng Công biết chuyện nên nổi cơn giận dữ mắng rằng thiên thần bất công rồi lao đầu vào Bất Chu Tiên Sơn để phá phong thiên trận của Nữ Oa. Cộng Công chết trong trận Trác Lộc cùng Khoa Phụ, Hình Thiên.

Cộng Công thường được truyền tụng là bất hòa với hỏa thần Chúc Dung.

Lý hiên viên là ai

Phong Bá Phi Liêm

Hình dáng của Phong Bá Phi Liêm được miêu tả lại khá kỳ dị với đầu tước mọc sừng nhọn, thân hươu có vằn báo, đuôi dài giống hoàng xà. Phong Bá Phi Liêm học được thuật Thông Ngũ Vận Khí Hầu từ một tảng đá thần nên có được sức mạnh vô địch. Cùng với Vũ Sư Bình Ế, Phong Bá Phi Liêm từng đánh bại Băng thần Ứng Long để trợ giúp Xi Vưu trong đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ. Sau này, khi thua trận trước Hạn Thần Nữ Bạt, Phong Bá Phi Liêm quy thuận theo Hiên Viên Hoàng Đế và được phong thần, chuyên cai quản chuyện tạo gió. Dân gian theo đó cũng truyền rằng mỗi khi Thiên Đế đi tuần, có Lôi Thần mở đường, Vũ Sư vẩy nước, Phong Bá quét dọn.

Lý hiên viên là ai

Vũ Sư Bình Ế

Vũ Sư có hình dạng cũng kỳ quái không kém gì người bằng hữu Phong Bá của mình với tấm lưng mọc vảy cánh, hình dáng như tế tằm bảy tấc. Vũ Sư Bình Ế chủ quản chuyện làm mưa, khi liên hợp với Phong Bá Phi Liêm có sức mạnh chấn động, đánh bại được Băng Thần Ứng Long. Tuy nhiên, trong trận Trác Lộc, Vũ Sư Bình Ế cũng chịu khuất phục trước Hạn Thần Nữ Bạt và tử trận. Dân gian tin rằng con giáp Sửu là con giáp tương ứng với Vũ Sư nên thường chọn ngày Sửu để làm tế tự mưa.

Lý hiên viên là ai

U Minh Song thần: Minh Thần Thần Đô và Minh Thần Úc Lũy

Tương truyền, Thần Đồ và Úc Lũy là hai huynh đệ thời viễn cổ, tinh thông thuật bắt yêu trừ tà. Khi dân chúng bị yêu ma quấy rối, hai huynh đệ thưởng thi triển thuật phép của mình bắt yêu tà rồi buộc chặt đem cho hổ ăn. Cũng theo điển tích này mà đời sau thường dán hình Thần Đồ và Úc Lũy cùng lão hổ lên cửa để dọa ma quỷ, gọi là Môn thần.

Trong đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ, U Minh Song Thần dẫn đầu yêu ma quỷ quái đến ủng hộ Xi Vưu, sau trận Trác Lộc thì bị bắt và được Nữ Oa phân làm thần cai quản Minh giới.

Lý hiên viên là ai

Hậu Khanh

Hậu Khanh là một trong số bốn cương thi thủy tổ (thuộc truyền thuyết về các xác chết biết đi). Truyền thuyết kể lại, Hậu Khanh khi còn sống là đệ đệ của Hiên Viên Hoàng Đế, rất dũng mãnh thiện chiến. Thế nhưng không may lại qua đời trong cuộc đại chiến Cửu Lê – Hoa Hạ. Vì thân xác bị bỏ mặc ở chiến trường không có người chôn cất mà sinh ra oán niệm, thù ghét Hoàng Đế. Chính oán niệm này đã mời gọi một phần hồn phách của Hống (tức Vọng Thiên Hống – một ma thú thượng cổ) nhập vào. Hậu Khanh sau đó sống lại và trở thành một trong tứ đại cương thi thủy tổ.

Tuy không hút máu, không quá mạnh nhưng Hậu Khanh lại có năng lực nguyền rủa rất đáng sợ, thường gây náo loạn trong quân doanh của Hiên Viên Hoàng Đế. Cuối cùng, Nữ Oa phải ra mặt mới đuổi được Hậu Khanh đi.

Lý hiên viên là ai

Hạn Thần Nữ Bạt

Cũng giống như Hậu Khanh, Nữ Bạt thuộc thứ đại cương thi thủy tổ. Ban đầu, Nữ Bạt là con gái Hiên Viên Hoàng Đế, có dung mạo xinh đẹp, lương thiện. Nhưng vì quá lo lắng cho cha khi đại chiến với Xi Vưu nổ ra nên Nữ Bạt nhanh chóng lâm bạo bệnh. Một phần khác của hồn phách Hống lại tìm đến, nhập vào xác Nữ Bạt với mục đích trả thù Nữ Oa. Tuy nhiên, phần hồn phách đó không đủ mạnh để độc chiếm hoàn toàn thể xác Nữ Bạt nên sau này nó đã hòa nhập cùng hồn phách Nữ Bạt, khiến nàng tỏa ra hơi nóng đến mức đi đến đâu là nơi đó khô cạn thành sa mạc. Cũng vì thế mà Nữ Bạt trở thành Hạn Thần. Sau khi giúp Hoàng Đế đánh thắng đại chiến với Xi Vưu, Nữ Bạt bị đuổi đi và cuối cùng là bị giết để tránh gây ra thảm cảnh khô hạn cho bách tính.

Lý hiên viên là ai

Độn Thần Ngân Linh Tử

Ngân Linh Tử là một trong thập đại ma thú, có khả năng chạy trốn và dự báo tương lai. Dù là ma thú xong Ngân Linh Tử không gây chiến mà chỉ tự vệ nên thoát khỏi sự tru diệt của chư thần. Truyền thuyết khác lại đề cập rằng Ngân Linh Tử là đại tương Đông Di theo Xi Vưu, sau khi Xi Vưu chết thì dẫn sơn quỷ trốn xuống phía nam và đông Thái Sơn để tránh truy sát từ thuộc hạ của Hiên Viên Hoàng Đế.

Lý hiên viên là ai