Lý lịch tư pháp trực tiếp tại thanh hóa

Chú ý: Công dân phải nhập chính xác và đầy đủ thông tin quá trình cư trú. Trường hợp sai hoặc thiếu, Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận !

  • Thông tin khác / Other informationLoại tờ khai

    Type of declaration Đối tượng Object of declaration
  • Mục đích cấp phiếu Purpose Số lượng phiếu cấp thêm Number of additional
  • Thông tin án tích Judgments
  • Yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp Số 1 Số 2
  • Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản Có Không
  • Mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp

Mức thu (đồng/lần/người) Nội dung thu 200.000 - Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp. 100.000 - Phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ). Miễn phí - Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi. - Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật. - Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. - Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.

Chú ý: Công dân phải xác định đúng mức lệ phí phải nộp. Trường hợp sai, Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận ! Tuy nhiên, nhiều người lại chưa hiểu rõ về vấn đề này. Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin về lý lịch tư pháp online Thanh Hóa thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về vấn đề này nhé.

Lý lịch tư pháp trực tiếp tại thanh hóa

1. Lý lịch tư pháp online là gì?

Trước tiên, chúng tôi xin nói rõ, lý lịch tư pháp online không có nghĩa là bạn đăng ký online rồi sau đó nhận kết quả lý lịch tư pháp online.

Với hình thức làm lịch tư pháp online, bạn sẽ thực hiện đăng ký xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp online, sau đó nộp hồ sơ và nhận kết quả ngay tại nhà (nhân viên bưu chính sẽ đến địa chỉ và bạn đăng ký để thu hồ sơ và trả kết quả). Như thế, bạn hoàn toàn có thể đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến tại bất kỳ đâu, miễn là bạn có máy tính/điện thoại kết nối internet.

2. Ưu và nhược điểm của hình thức làm lý lịch tư pháp trực tuyến

Hình thức làm Lý lịch tư pháp trực tuyến có một số ưu điểm nổi bật như sau:

  • Người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp trực tuyến sẽ không cần trình diện tại Cơ quan cấp lý lịch tư pháp, nên giúp tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như chi phí di chuyển của từng cá nhân. Đặc biệt, như vậy sẽ rất thuận tiện cho những người đang làm việc, học tập và công tác xa.
  • Những người không quen công nghệ cũng có thể nhờ những người quen công nghệ hỗ trợ hoàn thành công tác đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp.
  • Có cả phiên bản tiếng Anh để hỗ trợ người nước ngoài.
  • Có thể sửa thông tin tờ khai đã nhập khi bộ phận tiếp nhận chưa thực hiện tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.
  • Ngoài 4 lợi ích cho cá nhân nêu trên, việc công dân xin cấp phiếu lý lịch tư pháp online cũng rất hữu ích đối với các cơ quan, tổ chức trong việc tiếp dân hàng ngày, giảm được lượng thời gian nhập dữ liệu cho từng cá nhân. Việc này góp phần đơn giản hóa công tác xử lý hồ sơ, nâng cao được chất lượng, góp phần cải cách được các thủ tục hành chính tốt hơn, phục vụ người dân được tốt hơn.

Tuy nhiên, hình thức làm lý lịch tư pháp online cũng có những hạn chế riêng của nó, bao gồm:

  • Hồ sơ của bạn cần được nộp lên cơ quan tư pháp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký trực tuyến. Như vậy, nếu nhân viên bưu điện không nhận hồ sơ và gửi kịp thời, thì có thể bạn sẽ phải khai báo lại. Để hạn chế việc này, thay vì chờ nhân viên bưu cục đến nhà nhận hồ sơ, thì nhiều người yêu cầu cấp lý lịch tư pháp online đã chủ động mang hồ sơ đến bưu cục để đảm bảo thời gian chuyển phát;
  • Một số nhân viên bưu điện chưa được đạo tào đúng chuyên môn, chữ ký của cá nhân xin phiếu chưa đúng, dẫn đến là việc hồ sơ phải gửi nhiều lần, làm mất nhiều thời gian, kết quả được trả chậm, làm cho người dân khá bức xúc.
  • Rất nhiều trường hợp mà người dân không nộp đầy đủ hồ sơ, nên cần nộp bổ sung và bên vận chuyển phải đi lại nhiều lần.

Trên đây là những ưu điểm và hạn chế của việc làm lý lịch tư pháp trực tuyến. Nếu bạn đã nắm rõ, và muốn tiếp tục xin lý lịch tư pháp bằng hình thức online này, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online dưới dây.

3. Hướng dẫn làm lý lịch tư pháp online

Để làm lý lịch tư pháp online, bạn cần thực hiện 3 bước như sau:

  • Đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến
  • Nộp hồ sơ yêu cầu qua bưu điện
  • Nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua bưu điện.

Bước 1. Kê khai trực tuyến

Trước khi bắt tay vào khai báo lý lịch tư pháp trực tuyến, bạn cần phải đảm bảo thiết bị kết nối internet ổn định, để tránh phải làm đi làm lại nhiều lần, vì lượng thông tin điền trong tờ khai xin cấp lý lịch tư pháp trực tuyến này cũng khá nhiều.

Tiếp theo, bạn sẽ cần thực hiện các bước nhỏ sau:

Bước 1.1. Đầu tiên, bạn truy vào Cổng Dịch vụ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến theo đường dẫn https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home.

Bước 1.2. Tiếp theo, bạn chọn đối tượng xin cấp lý lịch tư pháp.

Có 5 nhóm đối tượng bao gồm:

  • Công dân Việt Nam thường trú/tạm trú ở trong nước
  • Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam
  • Công dân Việt Nam không xác định nơi thường trú/tạm trú
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam

Rồi sau đó, bạn chọn nơi thường trú/tạm trú để chuyển sang trang khai lý lịch tư pháp trực tuyến. Nếu bạn muốn khai lý lịch tư pháp trực tuyến Hà Nội thì bạn chọn Hà Nội, nếu bạn muốn khai lý lịch tư pháp trực tuyến Nam Định thì bạn chọn Nam Định.

Sau khi chọn xong, bạn sẽ thấy màn hình hướng dẫn hiển thị. Lúc này, bạn ấn vào nút [NHẬP TỜ KHAI] để đi tiếp.

Bước 1.3. Khai thông tin

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình khai lý lịch tư pháp trực tuyến. Bạn phải đảm bảo mọi thông tin kê khai đều chính xác, nếu không có thể bạn sẽ không được cấp Lý lịch tư pháp.

Sau khi nhập xong, bạn sẽ ấn nút [Tiếp tục/NEXT] để sang bước tiếp theo hoặc nhấn nút [Quay lại/BACK] để quay lại bước 1.

Phần tờ khai lý lịch tư pháp online này sẽ bao gồm 5 phần thông tin như sau.

1. Thông tin thân nhân

  • Bạn bắt buộc phải nhập thông tin vào các trường đánh dấu (*). Nếu không nhập, bạn sẽ không thể đi tiếp.
  • Tất cả thông tin phải nhập đúng theo giấy tờ mà bạn sẽ nộp kèm hồ sơ xin Lý lịch tư pháp trực tuyến (CMND/CCCD/hộ chiếu)
  • Định dạng ngày sinh, ngày cấp giấy tờ (CMND/CCCD/hộ chiếu) là ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy, tức là ngày và tháng phải là số có 02 chữ số và năm phải là số có 04 chữ số).

2. Thông tin về quá trình cư trú:

Để nhập thông tin về quá trình cư trú, nhấn nút [Nhập thông tin cưu trú/Add rows] để thêm hàng, sau đó bạn nhập thông tin vào các ô trống theo nội dung quy định.

Về thông tin quá trình cư trú khi đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến

  • Bạn chỉ cần nhập phần thông tin tính từ thời điểm đủ 14 tuổi, và không cần nhập thông tin trước thời điểm 14 tuổi.
  • Số lượng dòng để nhập thông tin về quá trình cư trú tối đa là 15 dòng.
  • Bạn phải đảm bảo mọi thông tin nhập đều đúng, vì nếu sai, hồ sơ xin lý lịch tư pháp trực tuyến của bạn sẽ không được tiếp nhận.

3. Thông tin khác/Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.

  • Đây là phần thông tin về lý lịch tư pháp mà bạn muốn được cấp, bao gồm loại Lý lịch tư pháp số (Lý lịch tư pháp số 1 hay Lý lịch tư pháp số 2), đối tượng cấp, mục đich sử dụng.
  • Lưu ý: Đối với yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 1, bạn hoàn toàn có thể chọn Có Yêu cầu xác nhận về nội dung cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản hay không, nhưng với yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp số 2, thì đây là thông tin bắt buộc và bạn không thể chọn Không.
  • Sau cùng, bạn chọn đối tượng nộp phí. Ở phần này, bạn cũng phải đảm bảo chọn đúng đối tượng, vì nếu chọn sai thì hồ sơ xin lý lịch tư pháp của bạn cũng sẽ không được tiếp nhận.

4. Thông tin đăng ký dịch vụ dịch thuật

Phần này chỉ có nếu cơ quan tư pháp bạn chọn cung cấp dịch vụ dịch thuật.

  • Bạn cần chọn ngôn ngữ dịch cũng như số lượng bản dịch bạn cần. Giá dịch sẽ hiển thị ngay bên cạnh phần bạn chọn.

5. Thông tin về phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả:

  • Bạn có thể chọn nộp hồ sơ tại nhà (qua bưu điện) và/hoặc nhận kết quả tại nhà (qua bưu điện) hoặc nộp hồ sơ và/hoặc nhận kết quả lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan tư pháp. Phương thức nộp hồ sơ sẽ quyết định cách bạn nộp phí làm lý lịch tư pháp. Bạn có thể yêu cầu Sở Tư pháp cho thay đổi phương thức nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp từ việc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính sang nhận trực tiếp, nhưng không được hoàn lại phí dịch vụ bưu chính đã nộp.
  • Khi đó, bạn sẽ có các thông tin tương ứng cần điền. Địa chỉ đến lấy hồ sơ để nộp cũng như nhận kết quả phải là địa chỉ thuộc địa phương tương ứng với tỉnh/thành mà bạn chọn ban đầu.
  • Bạn có thể xem thông tin về cước phí tương ứng bên trái màn hình.

Sau đó, bạn cần xác nhận thông tin đã nhập và nhấn nút [Tiếp tục / NEXT] để sang bước tiếp theo.

Bước 1.4. In tờ khai

Bạn có thể in tờ khai đã nhập ra file .doc bằng cách nhấn nút [In tờ khai / PRINT] ở góc phải màn hình.

Bước 1.5. Nhập mã xác nhận để xác thực người dùng >> nhấn [Tiếp tục/NEXT] để chuyển sang bước tiếp theo hoặc nhấn [Quay lại/BACK] để quay lại Bước 2.

Bước 1.6. Nhấn nút [OK] trên hộp thoại gửi về để xác nhận thông tin trên và gửi thông tin đến hệ thống của Cơ quan tư pháp.

Bước 1.7. Hệ thống sẽ trả lại cho bạn mã số đăng ký trực tuyến. Bạn phải ghi nhớ mã số này và cung cấp cho bộ phận tiếp nhận khi nộp hồ sơ để nhận phiếu hẹn trả kết quả cũng như để tra cứu lý lịch tư pháp online.

Bước 2. Nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Sau khi đăng ký lý lịch tư pháp online, bạn sẽ cần chuẩn bị các hồ sơ sau để nộp lên đơn vị cấp Lý lịch tư pháp mà bạn đã chọn:

  • Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu),
  • Bản sao công chứng sổ hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú);
  • Phiếu đăng ký nhận kết quả Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính
  • Tờ khai đã in;
  • Mã số đăng ký trực tuyến lý lịch tư pháp được cấp;
  • 02 ảnh
  • Phí cấp lý lịch tư pháp cũng như phí chuyển phát (nếu có).

Thời gian nộp hồ sơ là 5 ngày kể từ ngày đăng ký online. Nhân viên bưu cục sẽ tới nhà bạn lấy hoặc bạn mang đến bưu cục để gửi để đảm bảo thời gian chuyển đến cơ quan tư pháp.

Bước 3. Nhận kết quả cấp lý lịch tư pháp

Bạn nhận kết quả theo như phương thức đã đăng ký ở trên.

Trên đây là một số thông tin về lý lịch tư pháp online Thanh Hóa. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với Công ty Luật ACC, để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Làm lý lịch tư pháp trực tuyến mất bao lâu?

Thời gian làm lý lịch tư pháp online mất bao lâu? Theo quy định tại Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, tính từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Làm lý lịch tư pháp sơ 1 mất bao lâu?

Làm lý lịch tư pháp mất bao lâu? Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định rõ về thời gian cấp lý lịch tư pháp như sau: Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Làm lý lịch tư pháp ở Thanh Hóa cần những gì?

Đối với những ai ở Thanh Hóa, có thể đến Sở tư pháp của tỉnh để xin phiếu lý lịch tư pháp: 34 Lê Lợi, P. Điện Biên, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hoá. Trường hợp đi làm xa và không có thời gian về địa phương xin phiếu lý lịch tư pháp, thì có thể nhờ người thân ở địa phương hỗ trợ và gửi phiếu lên cho mình.

Lý lịch tư pháp số 2 cần những giấy tờ gì?

Để xin phiếu lý lịch tư pháp số 2, bạn chuẩn bị các giấy tờ sau:.

Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2;.

Bản sao CMND/CCCD của người xin cấp lý lịch tư pháp;.

Bản sao hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú/tạm trú của người xin cấp lý lịch tư pháp..