Mạnh thường quân có nghĩa là gì

Người ta đã quen dùng từ Mạnh Thường Quân để chỉ những nhà tài trợ hảo tâm, từ thiện. Tuy nhiên nguồn gốc của nó thì không phải ai cũng hiểu rõ. Đằng sau cái tên ấy là rất nhiều câu chuyện ý nghĩa.

Hãy cùng vặn ngược kim đồng hồ về ngược lại 2500 năm trước khi Trung Quốc đang ở thời kỳ “Chiến Quốc”. Đó là lúc thiên hạ rối ren, loạn lạc, mỗi chư hầu nổi dậy cát cứ một nơi. Mạnh nhất có 7 nước: Tần, Sở, Tề, Hàn, Yên, Triệu, Nguỵ, gọi là “Thất hùng”, liên tục xảy ra tranh chấp quân sự.

Dù chiến loạn liên miên nhưng đây lại là một trong những thời kỳ phát triển rất rực rỡ của văn minh, học thuật, kỹ thuật. Đồng thời Chiến Quốc cũng là thời đại sản sinh ra rất nhiều bậc anh hùng, văn võ thao lược.

Người ta thường nhắc đến “Tứ đại công tử” thời Chiến Quốc bao gồm: Mạnh Thường Quân nước Tề, Bình Nguyên Quân nước Triệu, Tín Lăng Quân nước Nguỵ và Xuân Thân Quân nước Sở. Trong số đó, Mạnh Thường Quân chính là người hoạt động sớm nhất.

Chiêu hiền đãi sĩ

Mạnh Thường Quân tên thật là Điền Văn, con trai của Tướng quốc Điền Anh, người nước Tề thời Chiến Quốc. Sau khi thân phụ qua đời, ông cũng được phong làm Tướng quốc, ăn lộc ở đất Tiết.

Vốn là người nghĩa hiệp, thích kết giao, Mạnh Thường Quân có lúc nuôi tới 3000 người trong nhà. Phàm là những người tìm đến Mạnh Thường Quân xin tá túc đều được ông cung phụng đầy đủ, ít nhất cũng có cơm ăn, áo mặc. Những người này được gọi với một cái tên là “thực khách”.

Danh tiếng của Mạnh Thường Quân nhờ thế vang khắp thiên hạ. Môn khách kéo đến với ông mỗi lúc một nhiều. Do đó, ở nước Tề, ông trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí còn vượt quá cả vua Tề.

Các nước khác thấy Tề có Mạnh Thường Quân nuôi đến hàng nghìn nhân tài trong nhà nên cũng không dám manh động cử binh tiến đánh.

Món quà của Phùng Hoan

Trong số 3000 thực khách của Mạnh Thường Quân có một người tên là Phùng Hoan. Người này bình thường không có tài gì nổi bật nhưng vốn tính trung hậu, đáng tin.

Nguyên trong nhà Mạnh Thường Quân nuôi đến hàng ngàn thực khách, chi tiêu, ăn uống cũng là một vấn đề. Mạnh Thường Quân đành phải cho dân ở ấp Tiết (đất phong của mình) vay nợ lãi để lấy thêm thu nhập. Một hôm, quản gia dâng sổ sách lên báo với Mạnh Thường Quân rằng số tiền trong nhà chỉ còn đủ chi dùng trong 1 tháng.

Mạnh Thường Quân gọi Phùng Hoan đến, giao cho đi lấy nợ lãi ở ấp Tiết. Trước khi đi Phùng Hoan hỏi: “Lần này thu nợ về xong, chủ nhân có cần mua thêm gì về không?”. Mạnh Thường Quân trả lời vu vơ: “Ngươi thấy trong nhà còn thiếu thứ gì thì cứ mang về đây vậy!”.

Phùng Hoan đến nơi, thấy rằng những người mắc nợ đều là dân nghèo bèn ra lệnh đốt sạch sổ sách ghi nợ. Ông cho gọi dân ấp Tiết đến và bố cáo rằng: “Mạnh Thường Quân cho vay nợ không phải vì lợi lộc mà muốn để mọi người mưu sinh, lập nghiệp.

Mạnh Thường Quân có mấy ngàn khách ăn trong nhà, chi dùng không đủ nên bất đắc dĩ mới phải đòi nợ lãi để nuôi khách. Nay người có tiền đã lập văn tự hứa trả còn người nghèo khổ không thể trả thì miễn cho. Mạnh Thường Quân làm ơn cho dân ấp Tiết như thế quả là hậu!”. Dân chúng nghe xong đều sụp xuống lạy tạ, tôn Mạnh Thường Quân như cha mẹ.

Phùng Hoan trở về yết kiến Mạnh Thường Quân. Nghe chuyện ông tự tiện đốt văn tự ghi nợ, Mạnh Thường Quân giận lắm, nói: “Nay mấy nghìn thực khách ăn không đủ cung ứng. Ông lại đem hết giấy tờ ghi nợ đốt bỏ đi. Vậy ý là làm sao?”.

Phùng Hoan bình thản nói: “Trước khi đi, chủ nhân có dặn nhà thiếu thứ gì thì mua về. Nay tôi thấy trong nhà tiền bạc, mỹ nữ đều có đủ cả, chỉ thiếu nhân nghĩa mà thôi. Chuyến này tôi đi là dùng số tiền nợ kia mua về nhân nghĩa cho chủ nhân vậy!”.

Mạnh Thường Quân nín lặng, đành bỏ qua nhưng trong lòng vẫn còn cảm thấy không thoải mái lắm. Về sau, có người gièm pha Mạnh Thường Quân với vua Tề. Vua Tề bèn cách chức ông, thu ấn tướng quốc, chỉ cho về ấp Tiết ăn lộc.

Lúc này, môn khách của Mạnh Thường Quân cũng tản mát đi cả. Duy chỉ có Phùng Hoan vẫn ở lại bên cạnh, cầm cương đánh xe cho Mạnh Thường Quân.

Khi vừa trở về ấp Tiết, dân chúng không quản ngại, lặn lội ra ngoài trăm dặm đón Mạnh Thường Quân, lại còn dâng cơm rượu, chúc tụng, nhắc đến chuyện nhân nghĩa xưa kia.

Mạnh Thường Quân khi ấy mới hiểu được điều mà Phùng Hoan làm ngày trước, quay lại nói: “Ta thực quá hồ đồ, khi xưa còn trách móc ông. Giờ mới hiểu được nhân nghĩa mà ông mua cho ta nghĩa là thế nào”.

Nhân nghĩa là gốc của đạo làm người

Nhân nghĩa luôn là cái gốc của đạo xử thế, đạo làm người. Đó cũng là giá trị mà Nho gia gìn giữ suốt hàng nghìn năm qua. Mạnh Thường Quân nghĩa hiệp, sẵn sàng cưu mang hàng nghìn khách lạ trong nhà, không phân biệt sang hèn.

Rất nhiều môn khách có thân phận tưởng thấp kém, tầm thường. Nhưng đôi khi chính họ đã trở thành “cứu tinh” cho Mạnh Thường Quân như câu chuyện đã kể ở trên.

Nhân nghĩa đôi khi không thể tính đếm được bằng con số, không thể đo lường được bằng bạc tiền. Phùng Hoan đã dạy Mạnh Thường Quân một bài học thấm thía về đạo nghĩa làm người.

Phùng Hoan đã đổi một số tiền nợ có hạn để thu về một giá trị vô hạn: nhân tâm. Mạnh Thường Quân có thể mất đi công danh, chức tước và bổng lộc.

Nhưng cái được của ông là lòng người. Đó là giá trị mà suốt hàng nghìn năm qua, biết bao anh hùng luôn mong muốn có được. Bởi lẽ, đắc được nhân tâm thì sẽ có cả thiên hạ.

Ở một ý nghĩa khác, câu chuyện của Mạnh Thường Quân cũng cho thấy bài học sâu sắc về lẽ hành xử ở đời. Trong cuộc sống, không phải lúc nào bạn cũng được thuận buồm, xuôi gió. Dù là ở trong hoàn cảnh nào, giàu sang hay nghèo khổ, phú quý hay tủi nhục, hãy luôn giữ vững thiện niệm và lòng nhân nghĩa, tranh thủ tích đức, hành thiện.

Đến khi sa cơ lỡ vận, bạn có thể mất tất cả nhưng phúc đức và nhân nghĩa lưu lại sẽ trở thành tài sản đáng quý nhất nâng đỡ chúng ta đi tiếp chặng đường dài.

Cập nhật lần cuối vào ngày 01/09/2021

Quang Nguyễn - 

Ở Việt Nam, từ lâu, người ta đã quen sử dụng từ Mạnh Thường Quân để chỉ những nhà hảo tâm, quyên góp tiền của làm thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn và các hoạt động công ích. Vậy Mạnh Thường Quân có nghĩa là gì và nguồn gốc xuất xứ của danh xưng này?

Mạnh Thường Quân là tên một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Ông tên là Điền Văn (? – 279 TCN), giữ chức Tể tướng của nước Tề thời Chiến Quốc. Cái tên Mạnh Thường Quân là tước vị của Điền Văn và là một trong Chiến Quốc tứ công tử lừng danh trong lịch sử Trung Quốc. Ba vị công tử còn lại là: Bình Nguyên Quân Triệu Thắng (nước Triệu), Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ (nước Ngụy) và Xuân Thân Quân Hoàng Yết (nước Sở).


Mạnh thường quân có nghĩa là gì

Mạnh Thường Quân Điền Văn (? - 279 TCN)

Thật ra, trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam, rất ít người viết chữ Mạnh Thường Quân được viết hoa ở đầu mỗi chữ cái như là tên riêng của một người, mà hầu hết đều viết là mạnh thường quân không viết hoa, như thể người có lòng hảo tâm quyên góp tiền làm thiện nguyện mặc nhiên có nghĩa là mạnh thường quân vậy (1).


Lý do tại sao Mạnh Thường Quân được dùng để chỉ những nhà hảo tâm quyên góp tiền làm thiện nguyện chính là từ các dịch giả Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20 kéo dài đến đầu thế kỷ 21!

Trong các cuốn Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, Đông Chu Liệt Quốc của Phùng Mộng Long hay các bản dịch Sử ký Tư Mã Thiên ra tiếng Việt, hình ảnh nhân vật Mạnh Thường Quân đều chỉ được nói sơ lược mấy đoạn, mà hầu hết là nói về “điểm sáng” của Mạnh Thường Quân, không thể hiện đủ và đúng bản chất của nhân vật này. Trong đó, đáng tiếc nhất là Sử Ký của Tư Mã Thiên có phần Mạnh Thường Quân liệt truyện, tức là phần mô tả chi tiết về nhân vật này thì lại chưa được dịch ra tiếng Việt!

Hầu hết các sách ở Việt Nam khi nói về Mạnh Thường Quân đều ghi rằng ông nổi tiếng là một người nghĩa hiệp, thích kết giao, chiêu hiền đãi sĩ, văn cũng như võ, có lúc nuôi tới hơn ba nghìn người trong nhà. Hễ người nào tìm đến Mạnh Thường Quân xin tá túc đều được ông cung phụng đầy đủ, ít nhất cũng có cơm ăn, áo mặc. Những người này được gọi là “môn khách” hoặc “thực khách”.


 

Mạnh thường quân có nghĩa là gì


Danh tiếng của Mạnh Thường Quân nhờ thế vang khắp thiên hạ. Môn khách kéo đến với ông mỗi lúc một nhiều. Do đó, ở nước Tề, ông trở thành nhân vật có sức ảnh hưởng lớn nhất, thậm chí còn vượt qua cả vua nước Tề là Tề vương.

Lâu dần, qua các trang sách của các dịch giả Việt Nam, Mạnh Thường Quân trở thành danh xưng dành cho những người có lòng tốt, hiệp nghĩa, sẵn sàng giúp người có hoàn cảnh khó khăn!  

Về việc chiêu hiền đãi sĩ, nuôi môn khách ăn ngủ trong phủ thì thật ra đây là hành động nhằm gây uy tín và thanh thế, củng cố địa vị của không chỉ Mạnh Thường Quân mà các vị khác trong Chiến Quốc tứ công tử cũng thực hiện. Sử ký Tư Mã Thiên ghi nhận Mạnh Thường Quân, Bình Nguyên Quân và Tín Lăng Quân đều có đến ba nghìn thực khách trong nhà. Những môn khách này đến ở nhờ một thời gian và có thể ra đi, không có sự ràng buộc như các thủ hạ dưới quyền các vị công tử này. Trong số đó, không phải ai cũng đều là hiền tài cả; có không ít lưu manh lêu lổng không chịu làm ăn, thậm chí là có cả tội phạm cũng nằm trong số những môn khách này. Phần lớn họ đến ăn bám và thậm chí là đối xử rất bạc bẽo nếu các vị công tử này sa cơ thất thế. Ngoài ra, mục đích khác của Mạnh Thường Quân khi nuôi môn khách trong nhà là để họ bảo vệ mạng sống cho ông và thậm chí là sai họ đi đòi nợ cho ông! Nếu nói về việc trọng nghĩa, chiêu hiền đãi sĩ, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ mới là người đúng mực hào hiệp, có biệt nhãn, đức độ và trung tín, chứ Mạnh Thường Quân Điền Văn chỉ là tay xoàng mà thôi. Rất tiếc là các sách ở Việt Nam lại ít đề cập đến Tín Lăng Quân nên Mạnh Thường Quân có thể ví von như là một Xuân Tóc Đỏ của Trung Quốc, may mắn qua Việt Nam và còn lưu giữ được tiếng thơm đến tận thế kỷ 21 vậy.

"Việc nghĩa" gần như duy nhất được gán cho Mạnh Thường Quân là đốt giấy vay nợ của dân nghèo đất Tiết - lãnh thổ ông nắm quyền(2). Tuy nhiên, đó không phải là chủ ý của ông mà do Phùng Hoan, môn khách của ông, tự làm.

Cụ thể, do bổng lộc không đủ chi dùng để nuôi hơn ba nghìn môn khách trong nhà nên Mạnh Thường Quân cho dân đất Tiết vay lấy lãi. Có một năm, nhiều người trốn nợ, Mạnh Thường Quân bèn cử Phùng Hoan đi đòi. Trước khi đi, Phùng Hoan hỏi Mạnh Thường Quân: "Khi tôi trở về, ông có muốn tôi đem quà gì về không?". Mạnh Thường Quân ngẫm nghĩ rồi nói: "Ông cứ xem ở đây thiếu thứ gì thì đem về".

Phùng Hoan đến đất Tiết mới biết năm đó bị thiên tai, mùa màng thất bát, nông dân thiếu thốn, đói khổ, ăn không đủ, lấy đâu ra tiền trả nợ. Ông bèn tập họp mọi người lại, nhân danh Mạnh Thường Quân tuyên bố xóa hết nợ, rồi đốt hết mọi giấy tờ khế ước vay nợ. Mọi người vô cùng cảm kích trước tấm lòng hào hiệp của Mạnh Thường Quân.

Phùng Hoan trở về nói lại đúng sự thực cho Mạnh Thường Quân nghe. Mạnh Thường Quân nổi giận hỏi: "Trước khi đi ông nói sẽ đem quà về, bây giờ để đâu?". Phùng Hoan đáp rằng: "Ông đã nói ở đây thiếu gì thì đem về, nhưng tôi thấy ở đây chẳng thiếu gì cả, chỉ thiếu có nhân nghĩa mà thôi, tôi chỉ thay ông mua về hai chữ ‘nhân nghĩa’. Mạnh Thường Quân nghe vậy rất giận nhưng chẳng biết nói gì, phất tay áo đi ra.

Mấy năm sau, Tề Vương tin nghe lời bịa đặt của hai nước Tần, Sở, rất lo lắng việc Mạnh Thường Quân công cao lấn chúa, uy hiếp tới vương vị của mình, bèn thu ấn Tể Tướng của Mạnh Thường Quân. Các môn khách thấy vậy đều nối đuôi nhau bỏ đi, duy chỉ có Phùng Hoan là còn ở lại. Mạnh Thường Quân đành phải cùng Phùng Hoan trở về đất Tiết sinh sống.

Dân đất Tiết nghe tin Mạnh Thường Quân trở về, liền dắt già cõng trẻ ra ngoài 100 dặm để đón. Mạnh Thường Quân nhìn thấy cảnh tượng này rơm rớm nước mắt nói với Phùng Hoan: "Nhân nghĩa mà ông đã đem cho tôi, nay tôi đã thực sự cảm nhận được rồi". Từ chuyện này, tiếng tăm của Mạnh Thường Quân ngày càng vang dội. Điều này cho thấy Mạnh Thường Quân không thiếu thốn gì về vật chất, nhưng ông ta thiếu một chút nhân nghĩa. Chính nhờ Phùng Hoan đã giúp danh tiếng của Mạnh Thường Quân thêm vang xa, kéo sang tận Việt Nam đến cả đầu thế kỷ 21, mặc dù ở Trung Quốc từ xưa đến nay chẳng ai sử dụng từ Mạnh Thường Quân đồng nghĩa là người hảo tâm, quyên góp tiền giúp đỡ người khó khăn cả. 

Ngoài ra, một khi đã là người yêu trọng hiền tài và hay làm việc nghĩa thì không ai lại can dự vào việc giết người vô tội cả. Ấy nhưng, nói theo ngôn ngữ luật pháp hiện hành, có thể gọi Mạnh Thường Quân là chủ mưu hoặc chí ít cũng là tòng phạm của một vụ giết người vô tội.

Cụ thể, Sử Ký Tư Mã Thiên ghi lại như sau: "Mạnh Thường Quân qua Triệu, Bình Nguyên Quân nước Triệu đối đãi như khách. Người Triệu nghe nói Mạnh Thường Quân hiền năng, kéo nhau ra xem, đều cười nói: "Nghe nói Tiết công(3) là người đường bệ, nay nhìn té ra chỉ là người đàn ông nhỏ thó". Mạnh Thường Quân nghe vậy, nổi giận. Tân khách đi cùng đều xuống xe, chém chết mấy trăm người, diệt một huyện rồi đi". 

Nói khác đi, chân dung chân thực nhất, rõ ràng nhất, đầy đủ nhất của Mạnh Thường Quân xuất hiện ở Việt Nam quá trễ, gạo đã nấu thành cơm. Một khi đã hằn sâu vào nếp nghĩ, kiểu 

như ăn trộm mặc nhiên là đạo chích thì xem ra cũng khó để một sớm một chiều thay đổi cái khái niệm: đã là người hảo tâm thích làm từ thiện thì mặc nhiên là mạnh thường quân vậy. 

(1) Đây là một vấn đề xảy ra khá thường xuyên trong quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa (trong đó có tiếp biến ngôn ngữ) giữa Việt Nam và nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc. Khá nhiều từ Hán Việt có nguồn gốc từ văn hóa Trung Quốc mà phần lớn người Việt sử dụng hàng ngày đều không quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ của nó. 

Không chỉ có Mạnh Thường Quân, có lẽ không ít người sẽ khá ngạc nhiên nếu biết rằng các từ như đạo chích, thạch sùng, ... rất quen thuộc trong ngôn ngữ hàng ngày của người Việt đều là tên nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học Trung Quốc, và đúng ra phải viết là Đạo Chích, Thạch Sùng, ...  

(2) Điền Văn Mạnh Thường Quân còn được gọi là Tiết công


Website cùng hệ thống

AtaHome.vn 
Kênh thông tin bất động sản - Nền tảng mua bán, cho thuê nhà đất #1 Bình Dương.