Mẫu đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ chuẩn

GD&TĐ - Thử nghiệm đánh giá theo Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi tại một số trường mầm non của tỉnh Lào Cai đã cho thấy giá trị tích cực.

Tập huấn trực tiếp

Nhóm chuyên gia của Bộ GD&ĐT đến thí điểm tại Trường Mầm non Bình Minh, TP Lào Cai, nhà trường bố trí 1 lớp rộng, chia thành 2 phòng riêng biệt cho 10 đánh giá viên thực hiện nhiệm vụ. Phòng ngoài rộng hơn có 6 bàn cho 6 đánh giá viên, phòng trong hẹp hơn có 4 bàn. Chuyên gia trung ương đã hướng dẫn cho các đánh giá viên địa phương về cách thức chuẩn bị đồ dùng để đo chuẩn, cách thức sử dụng sổ tay và đánh giá kết quả đo.

Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu và cán bộ giáo viên Trường Mầm non Bình Minh, các đánh giá viên cấp địa phương tại Lào Cai đã cơ bản nắm được: Cách thức chuẩn bị bộ công cụ để đo chuẩn: Số lượng bộ đồ dùng của từng bài tập, chỉ số; cách sắp xếp các bộ công cụ sao cho khoa học, hợp lý. Cách thức sử dụng sổ tay và phiếu ghi kết quả của 6 lĩnh vực.

Trưởng nhóm chuyên gia, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non, Bộ GD&ĐT, cho biết: Tại phòng đánh giá, chuyên gia đã hướng dẫn cho toàn bộ đánh giá viên về cách thức thực hiện các bài tập của 6 lĩnh vực bằng cách mời một đánh giá viên tiến hành đánh giá 1 cháu không thuộc danh sách chính thức, với mục đích giúp các đánh giá viên thành thạo các bài tập, cũng như kịp thời xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Trẻ tự tin thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của đánh giá viên và các cô giáo.

Trong quá trình 1 đánh giá viên thực hiện mẫu, những người còn lại quan sát và cùng chấm điểm, nhờ đó mà giúp họ thống nhất được cách đánh giá cho điểm như thế nào để đúng với các tiêu chí chấm điểm trong sổ tay hướng dẫn. Kết thúc buổi đánh giá mẫu, chuyên gia trung ương giải đáp ngay các thắc mắc của các đánh giá viên địa phương, cũng như chính xác hóa lại các câu hỏi cần hỏi của từng bài tập, từng chỉ số.

Thấy gì từ thực tế

Theo chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Huyền, quá trình tập huấn, nhận thấy: Về phía đánh giá viên, nhìn chung đã nắm được các bước; hiểu hầu hết nhiệm vụ bài tập, và nghiêm túc, trách nhiệm trong thực hiện các bài tập đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn việc hiểu nhầm và học bài thuộc phần đánh giá của lĩnh vực thể chất, trong khi họ được phân công đánh giá ở phòng 6 lĩnh vực. Có đánh giá viên này chưa thuộc bài, nên quá trình đánh giá bị kéo dài, họ cũng bị lúng túng hơn khi tương tác với trẻ.

Một số đánh giá viên tự ý thay đổi câu hỏi hoặc thêm câu yêu cầu, hoặc hướng dẫn trẻ như là đang dạy trẻ nội dung đó; hoặc bỏ sót nội dung đánh giá trong bài tập. Có đánh giá viên còn thể hiện cảm xúc khi trẻ làm được hoặc không làm được, hoặc có nhận xét khen ngợi như: Con giỏi quá/đúng rồi… Một số đánh giá viên chưa thành thạo trong việc sắp xếp các đồ dùng cho các bài tập. Đôi khi, đánh giá viên cũng quên không kịp thời ghi kết quả đánh giá vào phiếu ghi điểm.

Chuyên gia trung ương đã hướng dẫn cho toàn bộ đánh giá viên về cách thức thực hiện các bài tập đánh giá của 6 lĩnh vực.

Các cán bộ giám sát trung ương đã kịp thời nhắc nhở điều chỉnh những lỗi mà các đánh giá viên địa phương gặp phải. Sau khi được tập huấn, đánh giá viên các lĩnh vực có sự thay đổi cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ để chuẩn bị cho ngày thử nghiệm bộ công cụ chính thức như: Về kiến thức, hiểu rõ hơn các nội dung trong Sổ tay hướng dẫn, cách ghi chép, đổ thông tin giữa các loại phiếu, nhận diện được một số tình huống có thể xảy ra khi đánh giá và cách xử lý, đánh giá phù hợp.

Về kỹ năng: Thành thạo kỹ năng chuẩn bị, set up đồ dùng, nguyên vật liệu và giấy tờ cần thiết trước khi đánh giá; tương đối thành thạo kỹ năng viết phiếu, ghi kết quả đánh giá; thực hiện đủ, đúng quy trình liên hoàn chuỗi các bước tiến hành trong quy trình đánh giá của mỗi bài tập, giữa các bài tập; kỹ năng phối hợp giáo viên của trường để điều phối trẻ giữa các phòng đánh giá. Về thái độ: Tự tin và chủ động hơn; nỗ lực cố gắng tập luyện để chuẩn bị cho quá trình thử nghiệm đánh giá kế tiếp.

Lào Cai là một trong những địa phương được các chuyên gia Trung ương về thí điểm thực hiện Thử nghiệm đánh giá sự phát triển của trẻ theo Dự thảo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Đảm bảo tính đa dạng vùng miền khi triển khai thử nghiệm, các chuyên gia tiến hành tại các trường mầm non ở các địa bàn TP Lào Cai, huyện Bảo Thắng. Các hoạt động đánh giá cũng được thực hiện ở các nhóm trẻ người Kinh và người dân tộc thiểu số, để đảm bảo tính phù hợp với yêu cầu chung - Chuyên gia Nguyễn Thị Thanh Huyền

UBND HUYỆN DẦU TIẾNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /PGDĐT-MN Dầu Tiếng, ngày tháng 9 năm 2012

V/v hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.

Kính gửi: Ban CTMN Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng. Hiệu trưởng các trường Mầm non, Mẫu Giáo. Chủ cơ sở NT-LMG Thanh Bình, Bưng Còng. Căn cứ công văn 1363/SGDĐT-GDMN ngày 18/9/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi. Căn cứ vào nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2012-2013 và tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non mới năm học 2011-2012 tại các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện Dầu Tiếng. Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi như sau:

  1. MỤC TIÊU, YÊU CẦU: 1. Phát huy tối đa hiệu quả của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp một. 2. Nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về đặc điểm tâm sinh lý của sự phát triển trẻ em 5 tuổi; tạo sự liên kết, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 3. 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được theo dõi đánh giá sự phát triển theo Bộ chuẩn. II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO BỘ CHUẨN: 1. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập có lớp mẫu giáo 5 tuổi. - Đối tượng đánh giá: + Giáo viên. + Cán bộ quản lý giáo dục mầm non. + Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi 5 tuổi. - Đối tượng được đánh giá: Trẻ mẫu giáo năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non. 2. Nội dung đánh giá: Các đơn vị thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi với tất cả 120 chỉ số của Bộ chuẩn, cụ thể như sau: - Căn cứ vào nội dung Bộ chuẩn (Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm 28 chuẩn với 120 chỉ số), Sở Giáo dục – Đào tạo đã định hướng lựa chọn 40 chỉ số để các đơn vị tiến hành đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại đơn vị, 20 chỉ số để các bậc cha mẹ tự đánh giá sự phát triển của trẻ tại gia đình. - Từ 120 chỉ số của Bộ chuẩn, các cơ sở mầm non tiếp tục lựa chọn các chỉ số để xây dựng phiếu đánh giá cuối chủ đề, mỗi chủ đề lựa chọn từ 10( 15 chỉ số trong 4 lĩnh vực phát triển. Một chỉ số có thể được chọn để đánh giá ở nhiều chủ đề khác nhau nhưng phải đảm bảo không bỏ sót bất kỳ chỉ số nào của Bộ chuẩn. 3. Tổ chức thực hiện: 3.1. Sử dụng các phiếu đánh giá: - Giáo viên tổ chức đánh giá trẻ tại lớp: Sử dụng 02 loại phiếu sau: . Phiếu theo dõi, đánh giá sự phát triển cá nhân trẻ 5 tuổi (mẫu phiếu số 01): Mỗi trẻ 01 phiếu, đánh giá 40 chỉ số. . Bộ phiếu theo dõi, đánh giá sự phát triển của lớp mẫu giáo 5 tuổi cuối mỗi chủ đề (mẫu phiếu số 02), mẫu phiếu số 02 sẽ thay thế phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề các lớp mẫu giáo 5 tuổi của nhà trường đã và đang sử dụng. - Cha mẹ tự đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi là con mình (mẫu phiếu số 03): Mỗi trẻ 01 phiếu, đánh giá 20 chỉ số. - Cán bộ quản lý giáo dục mầm non căn cứ vào mục tiêu mong đợi của Chương trình GDMN và kết quả phiếu đánh giá của giáo viên, của cha mẹ trẻ để kiểm tra xác thực kết quả đạt được trên trẻ (kiểm tra xác suất), từ đó định hướng cho giáo viên các giải pháp lập kế hoạch giáo dục phù hợp, chuẩn bị tích cực các kỹ năng, tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1. 3.2. Cách theo dõi, đánh giá và ghi vào phiếu: - Căn cứ vào các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, các dấu hiệu nhận biết/minh chứng về việc trẻ đạt được theo các chỉ số, giáo viên

Chủ đề