Máy nào có cơ cấu tay quay -- con trượt

Cơ cấu tay quay con trượt là biến thể của cơ cấu 4 khâu bản lề phẳng, gồm 4 khâu được nối động với nhau bằng 4 khớp.

Cơ cấu tay quay con trượt thuộc cơ cấu?

A.Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B.Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C.Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D.Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Đáp án đúng A. 

Cơ cấu tay quay con trượt thuộc cơ cấu biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến, cơ cấu tay quay con trượt là biến thể của cơ cấu 4 khâu bản lề phẳng, gồm 4 khâu được nối động với nhau bằng 4 khớp 

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

– Cơ cấu tay quay con trượt là biến thể của cơ cấu 4 khâu bản lề phẳng, gồm 4 khâu được nối động với nhau bằng 4 khớp.

+ 4 Khâu:Tay quay, thanh truyền, con trượt, giá.

+ 4 Khớp: 3 khớp bản lề, khớp tịnh tiến.

Cơ cấu tay quay con trượt: Cơ cấu bốn khâu có một tay quay và một con trượt kề giá.

Nếu đường tâm AB của thanh truyền chuyển động là phẳng, thì có cơ cấu tay quay con trượt phẳng, nếu không thì có cơ cấu tay quay con trượt không gian.

Thông thường, khi nói cơ cấu tay quay con trượt ta hiểu đó là cơ cấu phẳng vì loại cơ cấu này rất phổ biến trong thực tế kĩ thuật.

Khoảng cách từ tâm quay của tay quay tới quỹ đạo của tâm khóp quay trên con trượt được gọi là tâm sai của cơ cấu.

Khi tâm sai e + 0, ta có cơ cấu tay quay con trượt lệch tâm; khi e = o là cơ cấu tay quay con trượt chính tâm.

Cơ cấu tay quay con trượt thường được dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hay ngược lại.

Phân loại tay quay con trượt

– Có hai loại:

+ Cơ cấu tay quay-con trượt đồng tầm; phương chuyển động y của con trượt đi qua tâm khớp A.

+ Cơ cấu tay quay – con trượt lệch tâm, phương chuyển động y của con trượt không đi qua tâm khớp A.

Cấu tạo: Tay quay lắp sau bánh dẫn; thanh truyền (lắp vào bánh dẫn và con trượt); con trượt; giá đỡ.

Nguyên lí làm việc:

– Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4, chuyển động quay của tay quay biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

Điểm giống và khác nhau giữa tay quay con trượt và bánh răng thanh răng

– Giống nhau: Đều biển chuyển động quay thành tịnh tiến

– Khác nhau:

Tay quay-con trượt

+ Sử dụng các khớp quay và sự chuyển động phức tạp của thanh BC.

+ Con trượt chỉ có thể chuyển động tịnh tiến qua lại (dao động).

Bánh răng-thanh răng

+ Sử dụng sự ăn khớp để truyền chuyển động.

+ Thanh răng chỉ có chuyển động tịnh tiến thẳng mà không thế qua lại được.

+ Việc chế tạo bánh răng-thanh răng cũng khó hơn.

Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt

Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu trục vít me - đai ốc Trình bày nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc

Bài làm:

  • Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - con trượt: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động quay của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.
  • Nguyên lí làm việc của cơ cấu trục vít me - đai ốc:Khi trục vít me quay tròn thì đai ốc sẽ chuyển động tịnh tiến. Đôi khi tùy vào thiết kế của từng loại máy mà đai ốc làm quay trục vít me chuyển động tịnh tiến. Trên nguyên lí khi truyền động, nếu trục vít me đứng yên thì đai ốc chuyển động tịnh tiến và ngược lại nếu đai ốc đứng yên thì vít me chuyển động tịnh tiến.
  • Nguyên lí làm việc của cơ cấu tay quay - thanh lắc:Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A, thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.Tay quay 1 được gọi là khâu dẫn.

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8: Biến đổi chuyển động được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Quanh chúng ta có rất nhiều biến đổi chuyển động, chẳng hạn như từ chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động tịnh tiến của kim khâu là một ví dụ của biến đổi chuyển động. Vậy thế nào là biến đổi chuyển động? Tại sao các máy lại cần có cơ cấu biến đổi chuyển động? hãy cùng VnDoc tìm hiểu nội dung bài học dưới đây nhé

Bài 30: Biến đổi chuyển động

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
    • I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?
    • II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

I. Tại sao cần biến đổi chuyển động?

Các bộ phận trong máy có nhiều dạng chuyển động rất khác nhau.

- Chuyển động của bàn đạp: chuyển động lắc.

- Chuyển động của thanh truyền: toàn thanh chuyển động lên xuống, đầu trên chuyển động theo vòng tròn, đầu dưới chuyển động theo cung tròn có tâm là bàn đạp.

- Chuyển động của vô lăng: chuyển động quay.

- Chuyển động của kim máy: chuyển động tịnh tiến.

Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần phải có cơ cấu biến đổi chuyển động, chúng gồm:

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

- Cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động

1. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến [cơ cấu tay quay – con trượt]

a] Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính: tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.

Con trượt và giá đỡ được nối ghép với nhau bằng khớp tịnh tiến, các chi tiết còn lại được nối ghép với nhau bằng khớp quay.

b] Nguyên lí làm việc

Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền chuyển động tròn, làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại trên giá đỡ 4. Nhờ đó chuyển động của tay quay được biến thành chuyển động tịnh tiến qua lại của con trượt.

c] Ứng dụng

Cơ cấu trên thường được dùng ở các máy khâu đạp chân; máy cưa gỗ; ôtô; máy hơi nước, các máy có động cơ đốt trong ...

Ngoài ra còn có: Cơ cấu bánh răng – thanh răng, vít – đai ốc.

2. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc [cơ cấu tay quay – thanh lắc]

a] Cấu tạo

Gồm các bộ phận chính: tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ. Các chi tiết đều được nối ghép với nhau bằng khớp quay.

b] Nguyên lí làm việc

Khi tay quay 1 quay đều quanh trục A thông qua thanh truyền 2, làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc nào đó.

c] Ứng dụng

Được ứng dụng trong nhiều loại máy như: máy dệt, máy khâu đạp chân, xe tự đẩy, …

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Các bộ phận trong máy có:

A. Duy nhất một dạng chuyển động

B. Có 2 dạng chuyển động

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau

D. Đáp án khác

Đáp án: C

Câu 2: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:

A. Thẳng lên xuống

B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều

C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều

D. Tròn

Đáp án: A

Câu 3: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Đáp án: B

Đó là cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại và cơ cấu biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

Câu 4: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển dộng lắc thành chuyển động quay

Đáp án: A

Câu 5: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: C

Đó là tay quay, thanh truyền, con trượt, giá đỡ.

Câu 6: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:

A. Máy khâu đạp chân

B. Máy cưa gỗ

C. Ô tô

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 7: Cơ cấu tay quay – thanh lắc thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

C. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Đáp án: B

Câu 8: Cấu tạo cơ cấu tay quay – thanh lắc gồm mấy bộ phận?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: C

Đó là tay quay, thanh truyền, thanh lắc, giá đỡ.

Câu 9: Ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc trong:

A. Máy dệt

B. Máy khâu đạp chân

C. Xe tự đẩy

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 10: Trong cơ cấu tay quay – thanh lắc, khâu dẫn là cách gọi khác của:

A. Tay quay B. Thanh truyền C. Thanh lắc D. Giá đỡ

Đáp án: A

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8: Biến đổi chuyển động được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức về kháiniệm về chuyển động, bộ truyền động và ứng dụng của truyền chuyển động vào cơ khí....Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo nhé

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài lý thuyết Công nghệ 8: Biến đổi chuyển động. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 8, Soạn Công nghệ 8 VNEN, Tài liệu học tập lớp 8 được VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập