Mẹ bầu thường sinh ở tuần bao nhiêu

Đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ khi mang bầu và sau sinh. Thậm chí nhiều sản phụ còn cho rằng con sơ sinh càng có cân nặng nhiều càng tốt?

Sản phụ sinh con ở tuần bao nhiêu thì được coi là đủ tháng?

Theo thống kê về các ca sinh nở ở các bệnh viện cho thấy có 80% bà bầu sinh con trong khoảng tuần thai 37 – 42 tuần tuổi, trong đó có 9% trường hợp sinh con sau 40 tuần. 11% thai phụ sinh sớm trước 37 tuần do một nguyên nhân bất thường nào đó. Vậy thai bao nhiêu tuần thì đủ tháng?

Thực tế, các bác sĩ sản phụ khoa cho hay, thai đủ ngày là thai đủ 40 tuần tuổi (tính đến ngày dự sinh). Tuy nhiên thai > 38 tuần là đã trưởng thành và có thể nuôi sống dễ dàng bên ngoài tử cung mẹ. Theo đó, sản phụ sinh con ở tuần từ 38 - 41 tuần sẽ có ít biến chứng nhất, trong khi đó sản phụ sinh sớm hoặc muộn hơn thời gian này đều sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn.

Không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần thì sinh đồng đều với mọi thai phụ (Ảnh minh họa)

Nói chung không có một con số ấn định thai đủ bao nhiêu tuần thì sinh đồng đều với mọi thai phụ. Bởi bên cạnh đó phải kể tới các yếu tố sức khỏe của thai, yếu tố tâm lý, sự kích thích tác động bên ngoài cũng như cơ địa của người mẹ mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn so với ngày dự kiến sinh từ 1 - 2 tuần là hoàn toàn bình thường. Đặc biệt, với những mẹ mang thai lần đầu, em bé thường chào đời sớm hơn ngày dự sinh từ 7 - 10 ngày.

Bé sơ sinh nặng bao kg thì ít ốm đau, không gặp các vấn đề về sức khỏe?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sinh đủ tháng (38- 40 tuần) có trọng lượng từ 2,5-4 kg, chiều cao khoảng 50-53 cm là bình thường và ít gặp vấn đề sức khỏe.

Riêng những trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2.500 gram khi chào đời được coi là trẻ nhẹ cân. Những trẻ này đối mặt nguy cơ tử vong khi chào đời như: nguy cơ ngạt, viêm phổi, hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, đa hồng cầu, vàng da, viêm ruột hoại tử, những bệnh lý do dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai.

Nguyên nhân là do thai nhi chậm phát triển thì tỷ lệ thai lưu, sinh ngạt, hạ đường huyết, hạ calci máu càng tăng. Nếu may mắn sống sót, trẻ nhẹ cân sơ sinh có thể đối mặt với hàng loạt vấn đề ảnh hưởng lâu dài như sức khỏe kém, nguy cơ thấp còi, chậm phát triển trí tuệ, mắc bệnh bẩm sinh, bệnh lý tim mạch, huyết áp, bệnh phổi mạn, tiểu đường, suy chức năng thận... Đặc biệt trẻ sinh non nhẹ cân dưới 1.500 gram có tỷ lệ phát triển thần kinh bất thường, chậm phát triển tâm thần nhiều hơn trẻ đủ cân.

Những trẻ sinh non nhẹ cân hoặc có cân nặng quá 4kg hay phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe (Ảnh minh họa)

Ngược lại những thai nhi có cân nặng quá lớn từ 4kg trở lên được coi là thai to. Rất nhiều sản phụ cũng lầm tưởng con to thì sẽ khỏe, nhưng những trẻ sinh ra nặng cân lại minh chứng điều ngược lại, bởi sức đề kháng yếu và dễ nhiễm khuẩn.

So với trẻ sinh ra có cân nặng bình thường, các bé sinh ra có cân nặng vượt chuẩn thường đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe hơn. Chưa kể thai quá to cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh đẻ của người mẹ, dễ gặp tai biến khi sinh, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Khi biết tin mang thai đôi, nhiều vợ chồng trẻ rất vui mừng vì nghĩ đằng nào cũng đẻ, đẻ một lần cho xong mà không biết mang thai song sinh tiền ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Từ tuần thứ 37 của thai kỳ, em bé đã có thể tự thở và sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có ý định sinh mổ thì hãy kiên nhẫn chờ đến khi thai nhi được 39 tuần tuổi hoặc khi quá trình chuyển dạ tự nhiên bắt đầu. Nguyên nhân là do:

  • Thai nhi 37 tuần chỉ vừa mới đủ tháng, bé cần thêm thời gian để phát triển ổn định và hoàn thiện cơ quan trong cơ thể. Chẳng hạn như não, phổi, gan sẽ phát triển mạnh từ tuần 37 đến tuần 39.
  • Ở tuần thứ 39, lớp mỡ dưới da của thai nhi mới hoàn thiện đầy đủ, giúp con giữ ấm và ổn định thân nhiệt.
  • Bé sinh ở tuần thứ 39 có thể phối hợp bú, nuốt tốt hơn sau khi sinh so với trẻ sinh non.

2. Sinh mổ lần 2 nên mổ ở tuần bao nhiêu?

Thời điểm sinh mổ trong lần thứ hai mang thai phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mẹ, cũng như sự phát triển của thai nhi.

  • Đối với mẹ có sức khỏe tốt và thai nhi phát triển ổn định thì mẹ được sinh mổ từ tuần thứ 39 trở đi, trước khi có cơn đau chuyển dạ vì tình trạng co thắt có thể ảnh hưởng đến vết sẹo ở lần sinh đầu.
  • Đối với mẹ có sức khỏe yếu, có tiền sử bị thai lưu, thai ngoài tử cung thì hãy đến bệnh viện sớm để được bác sĩ theo dõi. Lúc này, mẹ nên sinh mổ lần hai vào tuần thứ 38 là an toàn.

Tốt nhất để biết được nên sinh mổ ở tuần thứ mấy, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ theo sự chỉ định của bác sĩ. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra thời gian dự sinh phù hợp cho mẹ.

3. Mẹ bầu sinh mổ nên nhập viện khi nào?

Bên cạnh quan tâm vấn đề nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu, mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe bản thân thường xuyên. Đối với mẹ mới sinh mổ hoặc sinh mổ lần hai, mẹ cần chú ý nhập viện ngay khi xuất hiện dấu hiệu sau:

3.1. Ra máu âm đạo

Trong 3 tháng đầu mang thai, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu chửa ngoài dạ con hoặc dọa sẩy thai. Còn với 3 tháng cuối, đây là dấu hiệu sinh non hoặc cảnh báo nhau thai bất thường. Vì vậy, nếu có dấu hiệu ra máu âm đạo, bà bầu cần thăm khám ngay.

3.2. Vỡ nước ối

Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố khiến âm đạo thường xuyên tiết ra chất nhầy màu trắng đục, không mùi với lượng nhỏ vừa phải. Tuy nhiên, khi chất nhầy này tiết ra ồ ạt kèm theo mùi tanh, nồng, có thể mẹ đã bị rò rỉ hoặc vỡ ối sớm. Nếu xuất hiện tình trạng này, mẹ nên đến bệnh viện ngay lập tức, bởi nếu kéo dài mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc sinh non rất cao.

3.3. Tử cung và bụng dưới đau bất thường

Khi thai nhi càng lớn, việc mẹ cảm thấy bụng dưới nặng nề, âm ỉ, lưng đau mỏi hay xuất hiện các cơn gò là những dấu hiệu bình thường. Nhưng nếu những cơn đau bụng dưới diễn ra dữ dội và đột ngột, mẹ cần thăm khám ngay lập tức.

3.4. Thai nhi cử động ít

Cử động thai là dấu hiệu bình thường mà thai nhi thể hiện để tìm kiếm sự kết nối với mẹ và thế giới bên ngoài. Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, tần suất thai nhi “nghịch ngợm” sẽ thường xuyên hơn, rơi vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Vì vậy, mẹ nên học cách đếm cử động thai và nếu cảm thấy cử động giảm đi đột ngột, mẹ nên thăm khám sớm.

3.5. Dấu hiệu khác

Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu khác như chóng mặt, nôn mửa, rối loạn thị giác, ngất xỉu,... mẹ cũng cần thăm khám ngay để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

4. Những lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu sinh mổ

Dưới đây là những điều mà mẹ bầu sinh mổ cần lưu ý để có quá trình vượt cạn suôn sẻ:

4.1. Lựa chọn bệnh viện sinh uy tín

Sinh mổ là quá trình vượt cạn đầy nguy hiểm, nhất là những mẹ sinh mổ lần 2. Vì vậy, nếu lựa chọn hoặc được chỉ định sinh mổ, mẹ nên chọn bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ phụ sản giỏi chuyên môn - giàu kinh nghiệm.

4.2. Chuẩn bị đồ đi sinh

Ngoài biết được nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, mẹ cũng cần mua sắm quần áo, các đồ đi sinh cho bé yêu. Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Bởi khi cận ngày phẫu thuật, sự vội vàng và lo lắng có thể khiến mẹ bỏ sót các vật dụng hoặc giấy tờ cần thiết, gây mất thời gian trong quá trình sinh nở.

4.3. Cẩn trọng với triệu chứng bất thường

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ nên cẩn trọng với những dấu hiệu bất thường như đã liệt kê ở trên. Sau sinh mổ, mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi vết mổ cũ. Nếu tại vị trí đó xuất hiện các cơn đau và màu sắc bất thường thì nên thăm khám ngay. Bởi dù hiếm gặp, nhưng nếu không chăm sóc kỹ lưỡng, vết mổ có thể bị nứt trong lần mang thai thứ 2, gây nguy hiểm đến tính mạng thai phụ.

4.4. Có chế độ dinh dưỡng khoa học

Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới của hai mẹ con. Theo đó, ngoài việc bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất (gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất), mẹ cũng nên bổ sung vào thực đơn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu canxi (có trong các thực phẩm như phô mai, sữa và các sản phẩm làm từ sữa): Trong những cuối thai kỳ, Canxi là dưỡng chất quan trọng trong quá trình hình thành hệ xương của trẻ, giúp con ra đời cứng cáp, khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu sắt (có trong các thực phẩm như đậu nành, rau lá màu xanh đậm, trái cây sấy khô, thịt đỏ, thịt gia cầm,...): Các thực phẩm này giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu, xuất huyết, sinh non,...
  • Thực phẩm giàu DHA, Acid Folic (có trong các loại hạt, ngũ cốc, dầu cá,...) là các dưỡng chất thiết yếu giúp phát triển trí não cho thai nhi, hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh và ngừa nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh.
  • Chất xơ (có trong các loại rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt) giúp mẹ hạn chế táo bón, ngừa đau dạ dày, giúp cơ thể khỏe khoắn hơn.

Ngoài ra, mẹ nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, thực phẩm chua, thức ăn nguội hoặc chưa chín, caffein, nước có ga, chất kích thích,... để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.

Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để mẹ khỏe, con thông minh?

Đặc biệt, mẹ hãy tiếp tục duy trì thói quen uống 2 ly sữa bầu mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, giúp mẹ có hành trình mang thai khỏe mạnh.

Với công thức dinh dưỡng khoa học, bổ sung Magie, các nhóm vitamin B, sữa bầu Frisomum Gold tiếp thêm cho mẹ nhiều năng lượng, hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Không chỉ vậy, sữa còn cung cấp hệ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi như DHA, canxi, axit folic… hỗ trợ thai nhi phát triển toàn diện. Hơn nữa, Frisomum Gold còn có chỉ số đường huyết thấp (GI=25) cùng hương vani thanh nhạt và hương cơm thơm mát. Vậy nên mẹ có thể thoải mái uống sữa mà không cần lo quá nhiều về cân nặng mẹ nhé.

4.5. Khám thai theo lịch hẹn

Mẹ cần đặc biệt tuân thủ lịch khám thai được bác sĩ chỉ định. Bởi qua thăm khám, bác sĩ mới có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời có thể phát hiện ra các vấn đề bất thường để xử trí kịp thời.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc mẹ bầu nên sinh mổ ở tuần thứ bao nhiêu. Hy vọng qua bài viết, mẹ đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích để chuẩn bị thật tốt, sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ nhé!

Chủ đề