Mệnh giá tiền trung quốc năm 2023

Tháng 7/2022, đồng nhân dân tệ (NDT) đã trở thành đồng ngoại tệ có nhu cầu cao thứ ba ở Nga sau đồng USD và đồng euro.

Theo trang Russia Briefing, năm ngoái, trước khi xảy ra cuộc xung đột Ukraine, nhu cầu đối với đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc trên sàn giao dịch Nga khá im ắng, chủ yếu được sử dụng bởi các thương nhân nhỏ tham gia vào các giao dịch xuyên biên giới.

Tuy nhiên, đến tháng Bảy năm nay, NDT đã trở thành đồng ngoại tệ có nhu cầu cao thứ ba ở Nga sau đồng USD và đồng euro. Sàn giao dịch Moskva hiện giao dịch gần 890 tỷ ruble (khoảng 14 tỷ USD) bằng đồng NDT, chỉ thấp hơn một chút so với khối lượng giao dịch bằng đồng euro hiện ở mức khoảng 1.000 tỷ ruble (16,5 tỷ USD).

Tất nhiên, quyết định chuyển hướng “từ phương Tây sang phương Đông” là tùy thuộc vào các nhà đầu tư và người gửi tiền, nhưng cần chú ý một số đặc điểm khác biệt của đồng tiền Trung Quốc để hiểu được rủi ro và xu hướng có thể xảy ra.

Trên thực tế, có hai phiên bản của đồng NDT Trung Quốc. Một là đồng NDT được sử dụng ở Trung Quốc để thanh toán nội bộ và cũng được giao dịch trên các sàn giao dịch quốc tế với mã CNY. Tỷ giá hối đoái của đồng tiền này được quy định chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương).

Hai là đồng NDT “ở nước ngoài”, được sử dụng chủ yếu trong các khu định cư quốc tế và được giao dịch trên các sàn giao dịch, dưới ký hiệu CNH. Đồng tiền này được quản lý ít chặt chẽ hơn và mang tính định hướng thị trường hơn trong biên độ giao dịch cho phép so với đồng CNY.

Ở Nga, các loại tiền tệ lưu thông được giao dịch trên Sàn giao dịch Moskva. Ngân hàng PBoC của Trung Quốc không cho phép đồng tiền quốc gia của mình dao động theo bất kỳ hướng nào và hiện tại tỷ giá hối đoái đồng CNY không vượt quá 6-7 NDT đổi lấy 1 USD. Điều đó có nghĩa là đối với các nhà đầu tư Nga và các nhà đầu tư quốc tế khác, đồng NDT của Trung Quốc có thể được coi là “nơi trú ẩn an toàn” cho người gửi tiền.

Tuy nhiên, mặt trái của việc này là PBoC có thể phá giá đồng tiền của mình bất cứ lúc nào vì lợi ích của nhà nước Trung Quốc và các nhà xuất khẩu. Ngoài ra, tiết kiệm tiền bằng đồng NDT là đủ an toàn, với điều kiện các ngân hàng Nga không gây ra bất kỳ sự điều chỉnh bất ngờ khó chịu nào.

Đối với Nga và một số quốc gia khác, từ góc độ bảo đảm trước những rủi ro địa chính trị, chẳng hạn như trong tình hình hiện nay, đồng NDT của Trung Quốc là sự lựa chọn tốt nhất cho các nhà đầu tư nước này, vì Nga sở hữu khoảng 17% tổng dự trữ ngoại hối của mình bằng tiền tệ, thuộc hàng cao nhất thế giới, và Trung Quốc đã không áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Nga cũng đã loại bỏ hoàn toàn các khoản nắm giữ bằng đồng USD khỏi Quỹ Tài sản Quốc gia của mình.

Tuy nhiên, vấn đề chính của việc duy trì tiền gửi ngoại tệ ở Nga hiện nay là những hạn chế do Ngân hàng trung ương Nga (BoR) áp đặt và hoa hồng mà một số ngân hàng áp đặt đối với việc giữ tiền gửi bằng các đơn vị tiền tệ khác. Cần lưu ý ví dụ rằng kể từ đầu năm 2022, đồng NDT của Trung Quốc đã giảm giá hơn 23% so với đồng ruble của Nga, do các động thái của Nga nhằm củng cố đồng nội tệ và chuyển sang một khoản dự trữ được hỗ trợ bằng tài sản (chủ yếu là vàng) so với các đồng tiền dự trữ thế giới vào tháng 3 và tháng 4 năm nay.

Vì lý do này, hiện tại, có lẽ xu hướng giữ tiền trong các ngân hàng Nga bằng đồng ruble sẽ lên ngôi. Nếu các nhà đầu tư muốn giữ tiền trong ngân hàng lâu hơn, chiến lược tốt hơn là phân chia danh mục tiết kiệm giữa đồng ruble và đồng NDT và giữ đồng NDT trong các ngân hàng mà trước hết việc ký gửi bằng đồng tiền Trung Quốc là sẵn có và thứ hai là không có hoa hồng cho việc giữ tiền gửi bằng tiền nước ngoài.

Trong khi đó, liệu có thể đầu tư vào các công cụ tài chính bằng đồng NDT của Trung Quốc hay không? Chủ đề được quan tâm có lẽ bắt đầu từ năm 2023 nhưng tùy thuộc vào khả năng tiếp cận các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế của nhà môi giới.

Nếu có cơ hội như vậy, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của Trung Quốc. Nhưng nếu đồng NDT không tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác, bao gồm cả đồng ruble, thì các nhà đầu tư sẽ thua lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái, mặc dù điều này có thể được bù đắp bằng cổ tức hoặc lợi nhuận cao từ chênh lệch giá mua và giá bán.

Hiện tại, tình hình kinh tế liên quan đến đồng ruble của Nga không nghiêm trọng đến mức giới đầu tư buộc phải bán đồng tiền quốc gia ngay lập tức và chuyển sang đồng NDT của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đồng tiền Trung Quốc đóng vai trò như một kho lưu trữ giá trị trong dài hạn. Điều đó sẽ trở nên đặc biệt rõ ràng nếu Chính phủ Nga sớm quay trở lại các quy tắc tài khóa thực tế và Bộ Tài chính Nga bắt đầu mua lại NDT cho Quỹ Phúc lợi Quốc gia, điều mà Bộ này đã thực hiện trong quá khứ. Vào thời điểm đó, đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ có tiềm năng tăng giá tốt so với đồng USD.

Dữ liệu của hãng tin Bloomberg (Hoa Kỳ) cho thấy, trong sáng nay (29/9), tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ với đồng USD ở mức 1 USD đổi 7,19 Nhân dân tệ. Như vậy, so với đầu tháng 9, đồng nội tệ của Trung Quốc đã mất giá gần 4,4% so với đồng USD. Trong 6 tháng, đồng tiền này đã mất hơn 14,2% so với đồng USD.

Giới phân tích nhận định đây là mức mất giá mạnh hiếm thấy của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. Diễn biến hiện tại cho thấy có thể năm nay sẽ là năm đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh nhất so với đồng USD kể từ năm 1994.

Đồng Nhân dân tệ mất giá mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) có phương hướng chính sách tiền tệ trái ngược nhau. FED đang mạnh tay siết chặt chính sách tiền tệ với 5 lần tăng lãi suất liên tiếp, tổng cộng tăng 300 điểm phần trăm, từ mức thấp kỷ lục 0 – 0,25% lên 3 – 3,25% chỉ trong vòng 6 tháng qua.

Trong khi đó, PBOC lại phản ứng khá chậm, thậm chí còn nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khi Trung Quốc vẫn phong toả diện rộng nhằm kiểm soát dịch Covid-19 và chống đỡ cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản.

Mệnh giá tiền trung quốc năm 2023
Diễn biến tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD trong vòng 6 tháng trở lại đây. (Nguồn: Bloomberg)

Gần đây, PBOC đã có một số động thái nhằm hỗ trợ đồng nội tê nhưng đà lao dốc của đồng Nhân dân tệ vẫn chưa được kìm hãm. PBOC đang ấn định tỷ giá đồng Nhân dân tệ tại thị trường nội địa,  ở mức cao hơn so với trên thị trường quốc tế trong hàng chục phiên giao dịch gần đây.

PBOC cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại nâng tỷ lệ dự trữ rủi ro ngoại hối từ 0% lên 20% khi họ thực hiện các hợp đồng giao dịch Nhân dân tệ kỳ hạn, qua đó hút bớt một lượng Nhân dân tệ trên thị trường và kéo giá đồng tiền này lên.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đồng Nhân dân tệ sẽ vẫn trên xu hướng giảm xuống do Chính phủ Trung Quốc vẫn phải cân bằng giữa việc kích thích kinh tế với ổn định tỷ giá. Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2022. Điều này sẽ tạo áp lực lớn lên việc điều hành chính sách kinh tế đối với Chính phủ Trung Quốc.

Việc đồng Nhân dân tệ suy yếu sẽ hỗ trợ phần nào hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc nhưng có thể khiến giá cả hàng hoá trên thị trường nội địa nước này tăng vọt, nhất là khi xuất khẩu hiện chỉ chiếm 20% nền kinh tế Trung Quốc.

Trong khu vực châu Á, đồng Yên Nhật cũng đang lao dốc mạnh, xuống mức thấp nhất trong 24 năm trở lại đây so với đồng USD. Tập đoàn tài chính Mizuho Bank (Nhật Bản) cảnh báo việc hai đồng tiền chủ chốt của châu Á là đồng Nhân dân tệ và đồng Yên Nhật giảm mạnh so với đồng USD có thể gây ra bất ổn với các đồng tiền khác đang dùng trong giao dịch và đầu tư tại châu Á. Việc hai đồng tiền này tiếp tục trượt giảm kéo dài có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng trong khu vực.

Tập đoàn tài chính Goldman Sachs (Hoa Kỳ) cũng nhận định nếu đồng Yên Nhật rớt khỏi ngưỡng 1 USD đổi 150 Yên, hiện đang ở mức 144 – 145 Yên, thì có thể gây ra biến động quy mô tương tự khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.

Vừa qua, Bộ Tài chính Nhật Bản đã phải can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ nước này khi đồng Yên Nhật mất ngưỡng hỗ trợ tâm lý quan trọng 145 Yên Nhật đổi 1 USD. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1998 – thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, Chính phủ Nhật Bản quyết định kéo giá đồng nội tệ lên.

Tính từ đầu năm đến nay, đồng Yên Nhật đã giảm tới 20% so với đồng USD, chủ yếu do chính sách tiền tệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản ngược chiều nhau. Hiện Nhật Bản đang là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới còn giữ lãi suất âm để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.