Mổ sỏi thận ở đâu

Tán sỏi thận là kỹ thuật áp dụng công nghệ cao và được biết đến là giải pháp điều trị sỏi tối ưu nhất hiện nay. Tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất chắc hẳn là câu hỏi được đặt ra của nhiều người với mong muốn lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng cùng mức chi phí hợp lý.

1. Tiêu chí lựa chọn tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất?

1.1. Phương pháp tán sỏi thận

Tán sỏi thận có nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Hiện tại có 4 phương pháp tán sỏi thận phổ biến sau đây:

– Tán sỏi ngoài cơ thể

– Tán sỏi nội sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser

– Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser

– Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser

Đây đều là những phương pháp tán sỏi áp dụng công nghệ cao đã và đang thay thế hoàn toàn mổ mở với hiệu quả điều trị tốt cùng những ưu điểm nổi bật: Xâm lấn tối thiểu, không đau, thời gian nằm viện ngắn và an toàn.

Nhiều trường hợp sỏi thận kích thước, sỏi ở nhiều vị trí có thể phải phối hợp nhiều phương pháp tán sỏi khác nhau để loại bỏ được hết sỏi. Do đó lựa chọn bệnh viện có đầy đủ các phương pháp tán sỏi công nghệ cao sẽ là một lợi thế giúp bệnh nhân an tâm điều trị.

1.2. Trang thiết bị y tế

Như đã nói ở trên, tán sỏi thận được áp dụng công nghệ cao nên đòi hỏi hệ thống máy móc cùng trang thiết bị y tế hiện đại hỗ trợ để đảm bảo quá trình tán sỏi được diễn ra thuận lợi và an toàn. Một số loại máy móc có thể kể đến như: Máy tán sỏi ngoài cơ thể; Máy siêu âm; Máy tán sỏi laser;…

Trang thiết bị, máy móc hiện đại hỗ trợ tán sỏi an toàn, hiệu quả

1.3. Đội ngũ y bác sĩ

Bên cạnh cơ sở vật chất hiện đại thì yếu tố con người cũng là một trong những tiêu chí quyết định tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất. Tâm lý chung của mọi người bệnh sẽ hoàn toàn yên tâm khi được điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao và đặc biệt giàu kinh nghiệm trong việc thực hiện tán sỏi thận.

Không chỉ vậy, khi kỹ thuật tán sỏi tốt, thao tác thực hiện dứt khoát, chuẩn xác thì hiệu quả điều trị theo đó cũng tăng cao, tỷ lệ biến chứng sau tán sỏi là rất thấp hoặc hầu như sẽ không xảy ra.

1.4. Dịch vụ và chế độ chăm sóc

Mặc dù các phương pháp tán sỏi thận là hiện đại và thời gian điều trị ngắn (thường là 1-3 ngày, duy chỉ có tán sỏi thận ngoài cơ thể có thể ra về luôn) nhưng không vì thế mà coi nhẹ việc chăm sóc.

Trên thực tế, sau tán sỏi người bệnh sẽ cần được chăm sóc một cách cẩn thận và theo dõi toàn diện tình trạng sức khỏe để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Chính vì thế, hãy xem xét đến tiêu chí này trong việc lựa chọn bệnh viện tốt nhất để thực hiện tán sỏi thận. Đặc biệt là những trường hợp người bệnh không có sự hỗ trợ của người nhà.

Đội ngũ y bác sĩ tư vấn nhiệt tình cùng chế độ chăm sóc tận tâm như người nhà.

1.5. Chi phí tán sỏi thận

Cuối cùng có thể nhắc đến là yếu tố chi phí. Tuỳ thuộc vào phương pháp tán sỏi được chỉ định cũng như tình trạng cụ thể người bệnh mà sẽ có mức chi phí tương ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu các thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh hay các chương trình ưu đãi đang áp dụng tại bệnh viện để được hỗ trợ một phần chi phí và giảm bớt áp lực về kinh tế.

Nhìn chung, hãy xem xét giữa các tiêu chí lựa chọn nêu trên với mong muốn, khả năng tài chính của bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp.

2. Giải đáp những thắc mắc về tán sỏi thận

2.1. Tán sỏi thận có đau không?

Với 4 phương pháp tán sỏi thận hiện đại đã nêu ở trên, người bệnh hầu như không phải chịu đau đớn mà vẫn sạch sỏi nhẹ nhàng. Với những người bệnh sợ mổ, sợ đau thì đây chính là giải pháp tối ưu dành cho bạn.

2.2. Tán sỏi thận có gây nguy hiểm không?

Tán sỏi thận là giải pháp điều trị mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. Tất nhiên, ở bất kỳ phương pháp điều trị nào thì rủi ro đều tồn tại những rủi ro nhất định và tán sỏi thận cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, bác sĩ chuyên khoa tiết niệu cho biết tỷ lệ biến chứng sau khi tán sỏi thận là rất thấp. Các biến chứng thường nhẹ và phần lớn chỉ là tình trạng tạm thời và có thể điều trị nội khoa nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.

2.3. Sau điều trị, sỏi có thể tái phát không?

Trên thực tế, trường hợp tái sỏi sau điều trị hoàn toàn có thể xảy ra. Xuất phát từ nguyên nhân cơ địa và phần lớn là từ chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày mà sỏi tái phát dù đã thực hiện tán sạch sỏi trước đó.

Chính vì thế, dù đã tán sỏi thận thành công thì người bệnh cũng không thể chủ quan mà cần thực hiện thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện điều độ để tình trạng tái sỏi được kiểm soát tốt nhất.

Người bệnh yên tâm lựa chọn các phương pháp tán sỏi hiện đại, sạch sỏi, không đau, an toàn tuyệt đối

3. Người bệnh sau tán sỏi thận nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục cũng như mang lại hiệu quả điều trị tán sỏi tốt hơn. Một số lưu ý về các loại thực phẩm người bệnh sau tán sỏi nên ăn như sau:

– Sau tán sỏi, thể trạng của người bệnh sẽ yếu nên cần bổ sung các loại đồ ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như sữa, cháo, súp,…

– Sau khoảng 2-3 ngày sau tán sỏi thì có thể ăn các thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng như thịt nạc, cá, rau xanh, sữa, hoa quả,…

– Đừng quên bổ sung canxi đầy đủ giúp ngăn ngừa sỏi niệu quản tái phát. Các thực phẩm giàu canxi như nước ép trái, sữa, các loại hải sản có vỏ,..

3 nhóm thực phẩm, đồ uống cần được bổ sung cho người bệnh sau tán sỏi:

– Nhóm thực phẩm lợi tiểu như: trái cây có múi, rau cải, rau cần tây, củ cải đường, nước đậu đen, nước ngô non luộc,…

– Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa: Rau lang, đậu phụ. rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, súp lơ,…

– Nhóm thực phẩm có khả năng kháng khuẩn như: Hành, hẹ, bắp cải, mật ong, gừng, nghệ,…

Hy vọng, những thông tin đề cập trên sẽ hữu ích đến bạn. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi tán sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất hay xem xét các tiêu chí đặt ra và cân đối với lợi ích cũng như khả năng kinh tế của bản thân để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất. Đối với người bệnh sỏi thận, đầu tiên hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện thăm khám, kiểm tra và có được hướng điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Sỏi thận là bênh lý sỏi tiết niệu thường gặp nhất, chiếm khoảng 40% số ca bệnh lý tiết niệu. Bệnh cần phải điều trị sớm, nếu không sẽ gây tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu và ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Hiện nay, với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị sỏi thận ít xâm lấn đã thay thế phương pháp mổ mở như: Tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng,… Tuy nhiên, phẫu thuật mổ mở lấy sỏi thận vẫn được chỉ định trong một số trường hợp: -    Sỏi san hô phức tạp hoặc nhiều viên, sỏi thận có đường kính 2.5 cm đi kèm hẹp bể thận niệu quản mà không có chỉ định tán sỏi. -    Sỏi thận và sỏi niệu quản phối hợp ở nhiều vị trí phức tạp. -    Sỏi thận đi kèm với dị dạng đường tiết niệu như trào ngược bàng quang – niệu quản hay phình to niệu quản. -    Sỏi thận có biến chứng ứ nước, nhiễm trùng. Theo lời kể của bà V. T. T, 66 tuổi, ở xã Nghĩa Đức, Nghĩa Đàn, cách đây 8 năm bà T. cũng đã từng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc bên trái lấy sỏi niệu quản, đồng thời nội soi tán sỏi ngược dòng bằng laser niệu quản trái. Một thời gian sau, bà T phát hiện mình bị sỏi thận bên phải. Gần đây tình trạng đau hông lưng bên phải ngày một nhiều hơn, bà T. quyết định đến Bệnh viện Quốc tế Vinh để thăm khám và điều trị.

Qua các triệu chứng lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính (CT) hệ tiết niệu thấy hình ảnh thận phải ứ nước độ III, bể thận và đài dưới có nhiều sỏi, viên lớn nhất kích thước 28 x 20mm. Bác sĩ chẩn đoán: Sỏi san hô cực dưới thận (P) và chỉ định mổ mở lấy sỏi thận. 


Theo Bác sĩ CKI Phan Văn Giáo – Khoa Ngoại tổng quát: “Sỏi thận san hô là loại sỏi hỗn hợp, đóng khuôn vào bên trong các đài thận có hình dạng giống san hô và lấp đầy từ 2 nhánh đài thận trở lên. Sỏi thận san hô còn được gọi là sỏi struvite hoặc sỏi nhiễm trùng. Sỏi thận san hô thường phát triển âm thầm, không gây đau tức nhiều nên khi người bệnh phát hiện thì sỏi đã lớn, chiếm gần hết các đài thận. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây viêm đài bể thận, suy thận, nhiễm độc toàn thân, từ đó dẫn đến tử vong. Phẫu thuật mổ mở điều trị sỏi thận san hô là phương pháp tối ưu, cho phép lấy được những sỏi lớn, hạn chế sót sỏi gây ra các biến chứng sau điều trị”.
Sau khi người bệnh được gây mê, phẫu thuật viên rạch da hông lưng phải, cắt cân cơ vào hố thận, bộc lộ và khống chế động mạch thận, tiếp tục bộc lộ cực dưới thận phải, mở chủ mô cực dưới lấy ra 1 viên sỏi như trên phim, bơm rửa thận thấy ra thêm nhiều viên sỏi nhỏ, đặt sonde JJ bể thận niệu quản phải, khâu chủ mô thận, đóng vết mổ.

Hình ảnh Bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật

Ca phẫu thuật diễn ra thành công sau 120 phút, bảo tồn tối đa nhu mô thận, lấy hết sỏi, hạn chế chảy máu và các biến chứng như thương tổn các tạng khác, dò nước tiểu, nhiễm trùng … Sau phẫu thuật, người bệnh thể đau rát vết mổ, cảm giác đau bụng vùng hông phải, kèm tiểu hồng, tiểu buốt do tác dụng của sone JJ.  5 ngày sau phẫu thuật, người bệnh có thể xuất viện và ăn uống bình thường, hạn chế thực phẩm nhiều chất đạm, can xi và các loại vitamin, duy trì uống nhiều nước để tránh tái phát sỏi. Ngoài ra, vận động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột và tái khám theo lịch hẹn của Bác sĩ để siêu âm, chụp Xquang đánh giá sự phục hồi của thận và nội soi bàng quang rút sonde niệu quản. Áp dụng những phương pháp điều trị quy chuẩn, theo dõi định kỳ và sự tuân thủ lời dặn của Bác sĩ sẽ mang đến những kết quả điều trị và hồi phục nhanh nhất cho Người bệnh. 

Phẫu thuật nội soi và mổ mở điều trị sỏi thận là kỹ thuật thường quy được thực hiện tại Bệnh viện Quốc tế Vinh. Với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm, cùng hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều, đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh sỏi thận ngày càng tăng một cách hiệu quả.

Kim Chung
 

Video liên quan

Chủ đề