Mua bán trái phép chất ma túy là gì

1. Tội mua bán trái phép chất ma túy

1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Mua bán với 02 người trở lên;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm n khoản này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
 

Mua bán trái phép chất ma túy là gì

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua bán trái phép chất ma túy là gì

Làm thế nào để phân biệt mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy? Để giải đáp thắc mắc này FBLAW sẽ phân tích qua bài viết sau:

1. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy:

1.1. Mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất , mua bán, tàng trữ trái phép chất ma trúy. Hành vi tàng vận chuyển phép chất ma túy được hiểu là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nới khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách…). Bên cạnh đó, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong BLHS năm 2015 cũng được pháp điển hóa cụ thể mức tối thiểu định lượng các chất ma túy để làm căn cứ truy cứu TNHS. Ngoài các trường hợp thõa mãn dấu hiệu về định lượng, Điều 250 BLHS năm 2015 còn bổ sung thêm dấu hiệu định tội “đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251, 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

1.2. Chủ thể:

Chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực TNHS và đã thực hiện hành vi phạm tội. Đối với người đủ từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu TNHS về tội này nếu là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

1.3.Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma tuý.

1.4. Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm trên với lỗi cố ý (là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra; hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).

Mua bán trái phép chất ma túy là gì

2. Tội mua bán trái phép chất ma túy:

2.1. Mặt khách quan:
Một người bị coi là phạm tội mua bán trái phép trái phép chất ma túy nếu có một trong các hành vi sau:

“Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.

2.2.  Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

2.3. Khách thể 
Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là chế độ quản lý của Nhà nước về việc cất giữ, vận chuyển, trao đổi chất ma tuý.

Đối tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất chất ma tuý. Các chất ma tuý được liệt kê trong các bảng 1, bảng 2, bảng 3 và bảng 4 danh mục các chất ma tuý, chất hướng thần, theo quy định của Công ước quốc tế 1961; 1971; 1988. Công ước này Việt Nam đã tham gia theo quyết định số 798-QĐ/CTN ngày 01/9/1997 của Chủ tịch Nước cộng hoà xã hội Việt Nam.

Ở nước ta, các chất ma tuý thường gặp là thuốc phiện, Hêrôin, Mooc phin, cần sa và một số loại ma tuý ở dạng thuốc tân dược như: Suzusen, Dolagăng, Methamphetamin…
2.3. Mặt chủ quan
Người phạm tội mua bán trái phép chất ma tuýt thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

3. Phân biệt:

Theo tiểu mục 3.3 mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì hành vi mua bán trái phép chất ma túy được xác định như sau:

“ 3.3. “Mua bán trái phép chất ma túy” là một trong các hành vi sau đây:

a) Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;

b) Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

c) Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

d) Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);

đ) Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;

e) Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

g) Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.

Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.”

Tiểu mục 3.2 đề cập đến hành vi vận chuyển như sau:

” 3.2. “Vận chuyển trái phép chất ma túy” là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…) mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất trái phép chất ma túy khác.

Người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm.”

Trên đây là hướng dẫn phân biệt giữa mua bán và vận chuyển trái phép chất ma túy, để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987.

Trân trọng.