Mua cây ba n xăng le bao nhiêu tiê n năm 2024

TP - Đến nay, nhiều cây xăng bán lẻ ở nhiều địa phương vẫn dừng hoạt động với nhiều lý do khác nhau, trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là thua lỗ kéo dài.

Tình trạng này được ghi nhân nhiều chủ yếu ở chuỗi doanh nghiệp bán lẻ ở khu vực phía Nam, miền Trung và các tỉnh Tây Nguyên.

Tại Nghệ An, do kinh doanh liên tục bị lỗ trong bối cảnh nguồn cung cũng gặp nhiều khó khăn, các đầu mối hạn chế bán đồng thời cắt chiết khấu nên nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã có đơn xin tạm dừng bán.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng Nghệ An, mới đây nhất, Cửa hàng xăng dầu lương thực Yên Thành khối II (xã Văn Thành, thị trấn Yên Thành) có văn bản gửi Sở Công Thương xin dừng hoạt động từ ngày 10/1/2023. Lý do trả lại giấy phép kinh doanh được doanh nghiệp đưa ra là do không gồng lỗ nổi, càng bán càng lỗ, chiết khấu chỉ được 200-400 đồng/lít xăng…

Mua cây ba n xăng le bao nhiêu tiê n năm 2024

Tình trạng dừng bán xăng được dự báo có thể sẽ còn xảy ra khi doanh nghiệp không có lãi. Ảnh: Nguyễn Bằng

Theo báo cáo của Sở Công Thương Nghệ An, nhiều doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn huyện Yên Thành, thị trấn Đô Lương, huyện Quỳnh Lưu cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động vì bị thua lỗ kéo dài. Nếu tình trạng này không dứt, việc nghỉ bán của các doanh nghiệp bán lẻ hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ năm 2021 đến nay, có trên 20 cây xăng dầu ở Nghệ An dừng hoạt động do làm ăn thua lỗ. Sở Công Thương Nghệ An đang tiếp tục chỉ đạo các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu trên địa bàn chủ động cân đối nguồn cung sản xuất trong nước và nguồn nhập khẩu, nhằm đảm bảo duy trì nguồn cung xăng dầu liên tục, cung cấp đầy đủ xăng dầu cho các thương nhân nhượng quyền thương mại để tránh thiếu hụt.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện một số doanh nghiệp bán lẻ ở TPHCM, Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, đang lên kế hoạch thu hẹp kinh doanh do bị lỗ khá lớn. Ông T.V.H, giám đốc một doanh nghiệp xăng dầu ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng thông tin, do lỗ liên tục trong cả năm 2022, ông đã phải nghiến răng bán bớt 1 cây xăng để cầm cự. Nếu tình hình không được cải thiện thời gian tới chắc ông cũng phải tính tới rút hẳn khỏi thị trường để bảo toàn vốn.

Doanh nghiệp kiến nghị giải pháp gỡ khó

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Đình Sơn, Giám đốc Công ty TNHH An Phước An (Đồng Nai) cho rằng, xăng dầu là mặt hàng vẫn có sự kiểm soát về giá và chịu sự điều hành, can thiệp của nhà nước. Việc duy trì chiết khấu cố định hiện không phù hợp với mô hình kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, vì triệt tiêu động lực cạnh tranh. Lúc này người bán 100 m3 xăng dầu/tháng với người bán 1.000 m3 xăng dầu/tháng đều được trả công như nhau.

Theo ông Sơn, nếu muốn thị trường xăng dầu ổn định Nhà nước nên quy định mức chiết khấu tối thiểu cho các doanh nghiệp bán lẻ. Thực tế cho thấy chi phí xây dựng một cây xăng khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Trừ các khoản đầu tư, vay ngân hàng, chi phí vận chuyển xăng dầu, nhân công, điện, nước, thuế cho mỗi lít xăng vào khoảng 500 đồng. Nếu kinh doanh thuận lợi, chủ cây xăng sẽ có lãi khoảng 20 -30 triệu đồng/tháng.

“Với số tiền nhiều tỷ đồng bỏ ra đầu tư, người bán lẻ đang nhặt từng đồng tiền lẻ. Đó là trong trường hợp kinh doanh có lãi bình thường. Còn hơn 1 năm qua, doanh nghiệp liên tục bị cắt chiết khấu, bị lỗ đến mức phải đóng cửa vì không còn tiền để duy trì việc bán lỗ”, ông Sơn cho hay.

PGS-TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đề xuất mức chiết khấu cố định là không cần thiết và đẩy nền kinh tế quay trở lại thời bao cấp.

“Tôi ủng hộ quan điểm nghị định về kinh doanh xăng dầu sửa đổi nên đề cập về mức thù lao tối thiểu cho bán lẻ xăng dầu để họ hoạt động ổn định. Tuy nhiên, chiết khấu bao nhiêu thể hiện trong hợp đồng mua bán giữa đầu mối và thương nhân phân phối với bán lẻ, không thể đưa quy định tỉ lệ phần trăm vào nghị định về kinh doanh xăng dầu sửa đổi”, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Bộ Công Thương vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát quy trình cấp giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý; giấy chứng nhận của cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

Từ ngày 1.1.2024, tất cả cửa hàng bán lẻ xăng, dầu phải in hóa đơn đối với mọi giao dịch bán lẻ xăng, dầu. Tuy nhiên, ghi nhận của Lao Động tại nhiều cây xăng ở Hà Nội cho thấy, tình trạng nơi xuất hóa đơn điện tử, nơi không vẫn diễn ra.

Mua cây ba n xăng le bao nhiêu tiê n năm 2024
Cửa hàng xăng dầu Tam Đa chưa xuất hóa đơn cho khách hàng sau mỗi lần bán. Ảnh: Ngô Cường

"Mua 50.000 đồng tiền xăng không xuất hóa đơn được"

Sáng 2.1, phóng viên đến cửa hàng xăng dầu Tam Đa (thuộc Công ty TNHH Thái Minh Petro) trên đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội để mua xăng. Khi yêu cầu nhân viên bán xăng xuất hóa đơn 50.000 đồng cho xe máy ngay sau khi bơm xăng, song nhân viên tại đây cho biết: "Chúng tôi không xuất hóa đơn 50.000 đồng tiền xăng, chỉ có phiếu bán hàng thôi, mang về cơ quan là thanh toán được".

Phóng viên hỏi: "Phiếu bán hàng này làm sao ghi nhận với quan thuế được", nữ nhân viên trả lời: "50.000 đồng, ai xuất hóa đơn điện tử cho em, phải mua trên 200.000 đồng mới xuất được".

Một cửa hàng xăng dầu khác trên Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội) cũng không xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng.

Nam nhân viên bán hàng tại đây cho rằng, phần lớn khách chạy xe gắn máy không yêu cầu xuất hóa đơn. Tuy vậy, khi một khách hàng đi xe gắn máy đề nghị được xuất hóa đơn thì nhân viên này nói, hiện chưa áp dụng đối với xe máy. Ngược lại, đối với ôtô, cây xăng vẫn xuất hóa đơn bình thường.

Theo quan sát của phóng viên, trong 30 phút với hàng chục lượt xe gắn máy ra vào đổ xăng, không có khách hàng nào yêu cầu lấy hóa đơn điện tử.

Song, ở một diễn biến khác, vẫn có những cây xăng xuất hóa đơn cho khách hàng sau mỗi lần đổ, kể cả khách hàng đó mua xăng với giá bao nhiêu tiền.

Ghi nhận của Lao Động tại trạm xăng dầu Hope Housinco (phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội), khi phóng viên yêu cầu xuất hóa đơn điện tử với đơn giá 30.000 đồng, nữ kế toán tại trạm xăng dầu này nhanh chóng thực hiện các thao tác để xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng.

"Khi khách hàng có yêu cầu lấy hóa đơn điện tử, chúng tôi bắt buộc phải xuất cho khách hàng dù khách hàng có đổ 30.000 đồng hay 50.000 đồng tiền xăng, đó là quy định của ngành thuế, chúng tôi thực hiện nghiêm" - nữ kế toán của cửa hàng xăng dầu Hope Housinco cho hay.

Ngoài trạm xăng dầu Hope Housinco, hiện các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex cũng thực hiện việc xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng nếu có yêu cầu, bất kể số tiền mua là bao nhiêu.

Đại diện Petrolimex cho biết, với việc phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng sẽ giúp Petrolimex tăng tính minh bạch, tránh gian lận trong quá trình bán hàng; tăng thu cho ngân sách Nhà nước; củng cố thêm lòng tin đối với khách hàng.

Việc xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng được quy định rõ tại Luật Quản lý thuế 2019 và Nghị định 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Tuy nhiên, hai năm qua, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn chậm trễ trong việc xuất hóa đơn điện tử. Nhiều doanh nghiệp than rằng, yêu cầu phải xuất hóa đơn xăng dầu 100% sau mỗi lần bán là điều khó có thể thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Bởi thói quen tiêu dùng xăng dầu hiện nay là thanh toán bằng tiền mặt với số lượng khách hàng rất lớn.

Để đảm bảo chống gian lận thuế, tại Công điện số 1284, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu phải lập hóa đơn điện tử theo từng lần bán và kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện sẽ bị kiểm tra, xử lý.

Mua cây ba n xăng le bao nhiêu tiê n năm 2024
Nhân viên xuất hóa đơn ngay cho khách hàng sau khi mua xăng tại Petrolimex. Ảnh: Cường Ngô

Doanh nghiệp vẫn đợi hướng dẫn

Liên quan đến việc xuất hóa đơn xăng dầu sau mỗi lần bán, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Hải Âu Phát (Lâm Đồng) - cho biết, yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp sẽ thực hiện nghiêm, nhưng hiện tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vẫn khá lúng túng trong quá trình thực hiện do chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể.

Do vậy, để đáp ứng tốt các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý và thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định; đảm bảo thực hiện các giải pháp số hóa (trong đó có hóa đơn điện tử) kết nối đến cơ quan thuế trong lĩnh vực xăng dầu và kinh doanh khác, ông Thắng đề nghị Tổng Cục Thuế cung cấp một số thông tin để doanh nghiệp nghiên cứu, triển khai công nghệ, giải pháp phù hợp yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan.

Trong đó, có các quy định về hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử, hợp đồng điện tử. Công nghệ, phương thức, cổng kết nối hoặc giải pháp kết nối dữ liệu hiện đang được Tổng Cục Thuế áp dụng để thực hiện hóa đơn điện tử.

Các quy chuẩn dữ liệu, đặc tả dữ liệu, dữ liệu mẫu để thực hiện việc kết nối hóa đơn điện tử; kết nối dữ liệu trụ bơm xăng dầu (máy bán hàng, máy tính tiền). Quy trình thực hiện hóa đơn điện tử từng lần tiêu chuẩn của Tổng Cục Thuế (Bộ Tài chính).

Mong doanh nghiệp đồng hành, chia sẻ

Theo ông Mai Sơn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Luật Quản lý thuế số 38 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1.7.2020. Tuy nhiên, quy định về hóa đơn bán lẻ, trong đó có xăng dầu, thì có lộ trình 2 năm trước khi chính thức ban hành.

"Ngành thuế đang đề xuất máy tính tiền ở các cửa hàng có thể xuất hóa đơn điện tử. Chúng ta phải đi rồi mới đến được, nhưng khi đi có thể có những trục trặc. Mong doanh nghiệp đồng hành, chia sẻ với cơ quan quản lý nhà nước", ông Sơn nói thêm.