Mục đích hôn nhân công giáo là gì năm 2024

Một Cơ đốc nhân có cần thiết phải kết hôn không? Mục đích của hôn nhân là gì? Kinh Thánh nói rất nhiều về chủ đề này. Vì cuộc hôn nhân đầu tiên là giữa người nam đầu tiên và người nữ đầu tiên, nên hầu hết mọi người đều cho rằng hôn nhân là ý muốn của Đức Chúa Trời. Hôn nhân được thiết lập trong thời kỳ vô tội và đó là một khởi đầu thánh. Lý do đầu tiên Kinh Thánh đưa ra cho sự tồn tại của hôn nhân rất đơn giản: A-đam cô đơn và cần một người giúp đỡ (Sáng Thế Ký 2:18). Đây là mục đích chính của hôn nhân — tương giao, đồng hành, giúp đỡ và an ủi lẫn nhau.

Mục đích của hôn nhân là tạo ra một gia đình vững chắc, trong đó con cái có thể lớn lên và phát triển. Cuộc hôn nhân tốt nhất là giữa hai người tin Chúa (2 Cô-rinh-tô 6:14), những người có thể sinh ra con cái tin kính (Ma-la-chi 2:13–15). Trong Ma-la-chi, Đức Chúa Trời phán với dân Y-sơ-ra-ên rằng Ngài sẽ không nhận lễ vật của họ vì họ đã không chung thủy với những người vợ thời trẻ của mình. Điều này cho thấy Đức Chúa Trời quan tâm đến việc hôn nhân được giữ nguyên vẹn như thế nào. Không chỉ vậy, nhưng Ngài nói với họ rằng Ngài đang tìm kiếm “con cái của Đức Chúa Trời”. Đây là một phân đoạn khó hiểu, và được giải thích có nghĩa là:

  1. Con cái tin kính là mục đích của hôn nhân.
  1. Một cuộc hôn nhân tốt đẹp giữa hai người tin kính sẽ có nghĩa là bất kỳ đứa con nào họ có cũng sẽ có khuynh hướng tin kính.
  1. Đức Chúa Trời muốn dân Y-sơ-ra-ên chung thủy với vợ thay vì bỏ họ chạy đến với những người nữ ngoại bang, những người sẽ sinh ra những đứa con không tin kính vì sự thờ hình tượng của các dân tộc đó.
  1. Chính Đức Chúa Trời đang tìm kiếm con cái của Ngài (dân sự) để thể hiện sự tin kính bằng lòng chung thủy của họ. Trong bất kỳ cách giải thích nào trong số này, chúng ta đều thấy một chủ đề chung: con cái của những người trung tín cũng sẽ có xu hướng trung tín.

Hôn nhân không chỉ dạy con cái cách sống chung thủy và tạo cho chúng một môi trường ổn định để học hỏi và trưởng thành, mà còn có tác dụng thánh hóa đối với cả hai người khi họ vâng phục luật pháp của Đức Chúa Trời (Ê-phê-sô 5). Cuộc hôn nhân nào cũng có những thời điểm khó khăn hoặc những tình trạng khó khăn. Khi hai tội nhân đang cố gắng tạo dựng một cuộc đời với nhau, họ phải tuân theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời là yêu thương nhau như Đức Chúa Trời đã yêu thương chúng ta một cách vô vị lợi (1 Giăng 3:16). Những nỗ lực của chúng ta để làm theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời bằng sức riêng của mình có xu hướng thất bại và sự thất bại đó có xu hướng làm cho người tin Chúa nhận thức rõ hơn về sự phụ thuộc của mình vào Đức Chúa Trời và cởi mở hơn với công việc của Thánh Linh hành động trên người đó, điều này có xu hướng dẫn đến sự tin kính. Và sự tin kính giúp chúng ta làm theo mạng lệnh của Đức Chúa Trời. Vì vậy, hôn nhân rất hữu ích cho người đang cố gắng sống một cuộc sống tin kính; nó giúp làm sạch tấm lòng khỏi sự ích kỷ và những sự ô uế khác.

Hôn nhân cũng bảo vệ các cá nhân khỏi sự vô luân về tình dục (1 Cô-rinh-tô 7:2). Thế giới chúng ta đang sống đầy dẫy những hình ảnh nhục dục, những lời ám chỉ và cám dỗ. Ngay cả khi một người không theo đuổi tội lỗi tình dục, nó vẫn theo đuổi người đó và rất khó thoát khỏi nó. Hôn nhân cung cấp một nơi lành mạnh để bày tỏ bản năng tình dục, mà không phải mở lòng trước những tổn thương nặng nề về tình cảm (và nhiều lần về thể chất) do các mối quan hệ tình dục ngẫu nhiên, không cam kết gây ra. Rõ ràng là Đức Chúa Trời đã tạo dựng hôn nhân vì lợi ích của chúng ta (Châm-ngôn 18:22), để làm cho chúng ta hạnh phúc, thúc đẩy một xã hội lành mạnh hơn và tạo ra sự thánh khiết trong cuộc sống của chúng ta.

Cuối cùng, hôn nhân là một bức tranh tuyệt đẹp về mối quan hệ giữa Đấng Christ và Hội thánh của Ngài. Thân thể của các tín hữu tạo nên Hội Thánh được gọi chung là cô dâu của Đấng Christ. Là Chàng Rể, Chúa Giê-su đã hy sinh chính mạng sống của mình cho nàng dâu của Ngài, “để khiến Hội nên thánh sau khi lấy nước rửa và dùng Đạo làm cho Hội tinh sạch” (Ê-phê-sô 5: 25–26), và hành động quên mình của Ngài là tấm gương cho tất cả những người chồng. Trong ngày tái lâm của Đấng Christ, Hội Thánh sẽ được kết hợp với Chàng Rể, “lễ cưới” chính thức sẽ diễn ra, và cùng với đó, sự kết hợp vĩnh viễn của Đấng Christ và cô dâu của Ngài sẽ được trở thành hiện thực (Khải Huyền 19:7–9; 21:1–2).

Bí tích Hôn Phối là việc hai tín hữu Kitô, một nam một nữ, ưng thuận kết ước thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh.

1* Hôn nhân Kitô giáo có mục đích gì ?

Cử hành Hôn Phối là đón nhận ơn Chúa để chu toàn hai mục tiêu của đời sống hôn nhân và gia đình :

- Giúp phát triển tình yêu, tương trợ, bổ túc cho nhau trong mọi lãnh vực, và chủ yếu là trong đời sống tính dục.

- Hướng đến việc sinh sản và giáo dục con cái : Hội Thánh không còn coi truyền sinh như là chủ đích duy nhất và bắt buộc của hành vi vợ chồng nữa (hôn nhân của những người già và son sẻ), nhưng ai chọn lựa bí tích này đều phải mở ngỏ cho việc sinh sản.

2* Hôn nhân Kitô giáo có những đặc tính gì ?

Từ ngàn xưa đến nay, dù sống trong bất cứ nơi nào, bối cảnh văn hoá nào, Hội Thánh đều chủ trương :

- Đơn hôn, nghĩa là một vợ một chồng.

- Vĩnh hôn, nghĩa là bất khả phân ly, không ly dị vì dây hôn phối chỉ cắt đứt khi một trong hai người qua đời.

3* Ai là thừa tác viên cử hành bí tích hôn Phối?

Đôi nam nữ được coi là thừa tác viên ân sủng của Chúa Kitô, họ ban bí tích cho nhau và nhận bí tích của nhau khi tỏ bày sự ưng thuận kết hôn trước vị chứng hôn hợp pháp của Hội Thánh.

Linh mục không phải là người ban bí tích Hôn Phối (thừa tác viên), song chỉ là người chứng hôn của Hội Thánh. Chứng hôn là bổn phận (điều tra hôn phối và không được từ chối khi không mắc ngăn trở) và quyền lợi (chứng hôn và ủy quyền chứng hôn) của linh mục quản xứ đối với những người thuộc quyền mình (thuộc nhân), hoặc những người cử hành Hôn Phối trong phần đất của mình (thuộc địa) dù đôi bạn đó không phải là người thuộc quyền mình, thì linh mục quản xứ đều có quyền chứng hôn hợp pháp.

4* Đâu là nghi thức chính yếu của việc kết hôn Kitô giáo ?

Tình yêu là yếu tố nền tảng làm nên hạnh phúc gia đình, song tình yêu không phải là yếu tố pháp lý cấu tạo hôn nhân. Nghi thức làm nên hôn nhân Kitô giáo là việc đôi nam nữ bày tỏ sự tư do ưng thuận kết hôn trước sự chứng hôn của Hội Thánh. Dấu chỉ cốt yếu của bí tích Hôn Phối là lời ưng thuận kết hôn và việc kết hợp vợ chồng sau đó ; song chỉ cần bày tỏ lời ưng thuận kết hôn thì đã đủ để cho bí tích thành sự. Các nghi thức trao nhẫn, ký sổ chỉ là kỷ niệm để nhắc nhớ, có thể bỏ qua.

5* Phải có những điều kiện nào để bí tích Hôn Phối thành sự và hữu hiệu ?

  1. Phải là hai Kitô hữu, nếu thuộc hai Giáo Hội khác nhau thì phải xin phép (hôn nhân chuẩn khác đạo không phải là bí tích đối với bên không phải là Kitô Giáo).
  1. Đôi nam nữ bày tỏ sự ưng thuận kết hôn trước vị chứng hôn hợp pháp của Hội Thánh. Những thiếu sót, lầm lẫn về sự tự do ưng thuận đều làm cho hôn nhân bất thành.
  1. Không mắc ngăn trở tiêu hôn :

- Ngăn trở về tuổi : Theo lẽ tự nhiên, Giáo luật qui định nam phải đủ 16 tuổi, nữ phải đủ 14 tuổi, nhưng cũng còn tùy thuộc HĐGM quyết định hạn tuổi, thường là theo Dân Luật (18 và 20 tuổi).

- Ngăn trở do bất lực : bao lâu còn ngăn trở về phía người nam hay nữ, dù biết trước hay không biết đều kết hôn bất thành. Trường hợp son sẻ vẫn có thể kết hôn thành sự.

- Ngăn trở do dây hôn phối : một trong hai người hoặc cả hai còn bị ràng buộc bởi bí tích hôn phối hay hôn nhân tự nhiên thì việc kết hôn sau bất thành, trừ đặc ân Phaolô (x.1Cr 7,12-16). Trường hợp một người theo đạo mà người kia vì lý do tòng giáo không chấp nhận chung sống thì được ly hôn và có quyền tái hôn. Đặc ân Phaolô nhằm bảo vệ đức tin của người được Rửa Tội, miễn là bên không Rửa Tội đoạn tuyệt với họ.

- Ngăn trở họ máu và họ kết hôn : Đối với họ máu, cấm kết hôn trong các đời thuộc hàng dọc, còn hàng ngang thì được kết hôn khi đã quá 4 đời (cách tính đời theo Giáo Luật là cộng tất cả các đời của hai bên lại, trừ gốc ra). Đối với họ kết hôn (có họ do kết hôn), chỉ cấm kết hôn hàng dọc (vd: không được lấy mẹ vợ hay con riêng của vợ). Ngoài ra, các loại họ thiêng liêng hay kết nghĩa ... không cản trở việc kết hôn.

- Ngăn trở vì có chức thánh hoặc lời khấn trọn trong dòng tu; ngăn trở do mưu sát người phối ngẫu; ngăn trở dưỡng hệ; và ngăn trở về công hạnh , đều làm cho Hôn Phối vô hiệu.

6* Có thể tháo gỡ hôn phối không ?

Hôn nhân thành sự và hoàn hợp không thể bị tháo gỡ bởi một quyền bính nhân loại nào, kể cả Hội Thánh, hay một nguyên do nào, ngoại trừ sự chết.

Hôn nhân thành sự mà chưa hoàn hợp có thể được Toà Thánh (Đức Giáo Hoàng, đặc ân Phêrô) gỡ bỏ vì bí tích hôn phối ấy còn thiếu một dấu chỉ hữu hình cốt yếu là vịêc kết hợp vợ chồng sau lời ưng thuận kết hôn.

Thực ra, Hội Thánh không có quyền tháo gỡ dây hôn phối mà chỉ tuyên bố bí tích hôn phối đã không thành sự ngay từ đầu vì một ngăn trở nào đó. Sự bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân là giới luật của Thiên Chúa, Hội Thánh chỉ có thể tháo cởi (chuẩn) những gì thuộc luật qui định của con người (Hội Thánh).

7* Thế nào là sinh sản có trách nhiệm ?

- Hội Thánh không chấp nhận bất cứ hình thức hủy diệt sự sống nào, đặc biệt là phá thai.

- Hội Thánh không tán thành phương pháp điều hòa sinh sản nhân tạo như thuốc ngừa thai, dụng cụ tránh thai, triệt sản ...

- Hội Thánh khuyến khích theo phương pháp điều hòa sinh sản gọi là tự nhiên vì hợp với nhân phẩm, như kiêng cữ trong thời gian có thể thụ thai.

CẦU NGUYỆN :

Lạy Chúa Giêsu, đứng trước thực trạng ly dị ngày càng gia tăng, con không khỏi băn khoăn về hạnh phúc của hôn nhân và gia đình. Xin cho tình yêu của các đôi vợ chồng ngày càng bén rễ trong sự quảng đại và tha thứ để hạnh phúc lan toả trong mọi gia đình.

TÓM LƯỢC :

1* Bí tích Hôn Phối là gì ?

- Bí tích Hôn Phối là việc hai kitô hữu, một nam một nữ, ưng thuận kết ước thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội Thánh.

2* Hôn nhân Công Giáo có những đặc tính gì ?

- Hôn nhân Công Giáo có hai đặc tính: một là một vợ một chồng, và hai là bất khả phân ly.

3* Đâu là mục đích của hôn nhân Công Giáo ?

- Hôn nhân Công Giáo có hai mục đích: một là bổ túc cho nhau trong tình yêu vợ chồng, hai là sinh sản và giáo dục con cái.

4* Đâu là nghi thức chính yếu của việc kết hôn Công Giáo?

- Nghi thức chính yếu làm nên bí tích hôn phối là sự bày tỏ ưng thuận kết hôn của đôi bạn trước sự chứng hôn của Hội Thánh.

5* Để bí tích Hôn Phối thành sự và hữu hiệu cần có những điều kiện gì ?

- Để bí tích Hôn Phối thành sự và hữu hiệu, phải hội đủù ba điều kiện này: một phải là hai Kitô hữu; hai là có sự tự do ưng thuận; và ba là không mắc một ngăn trở tiêu hôn hôn nào.

6* Ngăn trở tiêu hôn là gì ?

- Ngăn trở tiêu hôn là những cản trở làm cho việc kết hôn ra vô hiệu nếu không có phép chuẩn trước, như ngăn trở về tuổi, họ hàng, hôn phối cũ ...

7* Có thể tháo gỡ hôn phối Công Giáo không ?

- Hôn phối đã thành sự và hoàn hợp thì không thể tháo gỡ. Hội Thánh không có quyền tháo gỡ dây hôn phối mà chỉ tuyên bố bí tích đã không thành sự ngay từ lúc kết hôn vì vướng ngăn trở tiêu hôn nào đó.

QUYẾT TÂM :

Xây dựng tình yêu lứa đôi là điều tốt đẹp, nhưng tôi quyết không làm điều gì trái với đức trong sạch.

Mục đích giáo lý hôn nhân là gì?

Mục đích hôn nhân Công giáo là vợ chồng trọn đời thương yêu nhaum sinh sản và giáo dục con cái cùng giúp nhau đi lên thánh. Mục đích hôn nhân Phật giáo là sự an lạc, hạnh phúc của con người, phân biệt xã hội loài người với đời sống thú vật và duy trì sự hòa hợp trong quá trình sinh sản.nullMục đích của hôn nhân là gì? Quy định về mục đích của hôn nhânluatminhkhue.vn › muc-dich-cua-hon-nhan-la-ginull

Mục đích của hôn nhân là gì?

Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. Định nghĩa về hôn nhân khác nhau trên khắp thế giới, không chỉ giữa các nền văn hóa và giữa các tôn giáo, mà còn trong suốt lịch sử của bất kỳ nền văn hóa và tôn giáo nào.nullHôn nhân – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Hôn_nhânnull

Mục đích của Bí tích Hôn nhân là gì?

1. Bí Tích Hôn Phối là gì? Là bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp một nam một nữ thành vợ thành chồng trước mặt Chúa và Hội Thánh, và ban ơn đặt biệt để giúp họ sống chu toàn nghĩa vợ chồng 2.nullBí Tích Hôn Phối - Giáo Xứ Đức Mẹ Fatimawww.giaoxufatima.net › BiTich › BiTichHonPhoinull

Đối với người Công giáo Ai đã thiết lập hôn nhân?

Hôn nhân Công giáo là bí tích Chúa Giêsu đã lập để kết hợp hai người tín hữu, một nam một nữ thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và Hội thánh, cùng ban ơn giúp họ sống xứng đáng ơn gọi của mình. Khi một người nam và một người nữ kết hôn, họ trở thành vợ chồng theo luật tự nhiên.11 thg 6, 2023nullTìm hiểu về hôn nhân Công giáo: Bí tích hôn phối có gì khác biệt?thanhnien.vn › Đời sốngnull

Chủ đề