Mục tiêu hàng đầu Tiếng Anh là gì

Mục tiêu (tiếng Anh: Target) được hiểu là những đích cụ thể, rõ ràng, khả thi trong ngắn hạn. Mục tiêu là cụ thể hóa tầm nhìn của doanh nghiệp.

  • 07-09-2019Thực hiện chiến lược (Strategic Implementation) là gì? Thách thức
  • 07-09-2019Hoạch định chiến lược (Strategic planning) là gì? Khó khăn trong hoạch định
  • 07-09-2019Quản trị chiến lược (Strategic management) là gì? Quá trình quản trị
  • 07-09-2019Chiến lược kinh doanh (Business strategy) là gì? Bản chất và vai trò
  • 07-09-2019Sốc văn hóa (Culture shock) là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến nhà quản trị?

Hình minh hoạ (Nguồn: krtmarketing)

Mục tiêu trong doanh nghiệp

Khái niệm

Mục tiêu trong tiếng Anh được gọi là target.

Mục tiêu được hiểu là những đích cụ thể, rõ ràng, khả thi trong ngắn hạn. Mục tiêu là cụ thể hóa tầm nhìn của doanh nghiệp.

Thực vậy, mục tiêu là sự cụ thể hóa mục đích của doanh nghiệp về hướng, qui mô, cơ cấu và tiến trình triển khai theo thời gian.

Các tính mục đích được theo đuổi

Trong nền kinh tế thị trường, nhìn chung các doanh nghiệp theo đuổi ba tính mục đích chủ yếu. Đó là tồn tại, phát triển và đa dạng hóa. Ba tính mục đích trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Doanh nghiệp trước hết phải cạnh tranh để tồn tại được trên thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt. Có tồn tại được thì mới nghĩ đến sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Có tăng trưởng tốt thì mới có cơ sở để thực hiện đa dạng hóa sang lĩnh vực kinh doanh mới. Một khi doanh nghiệp phát triển hoặc đa dạng hóa có hiệu quả mới có thể cạnh tranh trên thị trường.

Phân loại hệ thống mục tiêu

Một doanh nghiệp có thể có nhiều mục tiêu khác nhau. Hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp được phân loại theo các căn cứ như sau:

- Vị trí thứ bậc mục tiêu: theo cách này có thể chia thành mục tiêu hàng đầu và mục tiêu thứ cấp. Mong muốn của doanh nghiệp là vô hạn; nguồn lực của doanh nghiệp là hữu hạn. Vì vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu là rất cần thiết.

Mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp có thể là tối đa hóa lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Trong khi đó, mục tiêu thứ cấp có thể là: thị phần, năng suất, cải tiến công nghệ, nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất, hiệu quả quản lí và khả năng phát triển, thành tích và thái độ làm việc của nhân viên, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

- Thời gian: theo cách phân loại này có mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cân đối được vấn đề ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng đối vớI doanh nghiệp.

Thực tiễn chứng tỏ rằng nếu doanh nghiệp quá đề cao ngắn hạn sẽ thiên về việc cắt giảm các chi phí được coi là chưa cấp bách tại thờI điểm đó, chẳng hạn những chi phí về nghiên cứu và phát triển, chi phí Marketing và các chi phí cho đầu tư mới.

Tất nhiên, nhờ cắt giảm đầu tư sẽ làm tăng nhanh chỉ số hoàn vốn đầu tư ngắn hạn. Nhưng hệ quả tất yếu là thiếu đầu tư, thiếu đổi mới và thiếu hiểu biết thị trường và những điều đó ảnh hưởng đến chỉ số hoàn vốn đầu tư dài hạn.

Các nhà quản trị biết rõ điều này nhưng nhiều người vẫn đưa ra quyết định như vậy bởi tác hại của xu hướng ngắn hạn này chưa thể hiện rõ tại thời điểm ấy và có thể vài ba năm sau các cổ đông mới nhận biết được. Đến lúc đó, thì ban quản trị cũ, những người chịu trách nhiệm chính có thể đã không còn điều hành.

- Các bộ phận, nhóm khác nhau trong doanh nghiệp: theo cách phân loại này chúng ta có thể phân thành mục tiêu của các cổ đông, mục tiêu của Ban giám đốc, mục tiêu người lao động, hay mục tiêu của tổ chức công đoàn.

- Theo các loại chiến lược tương ứng: theo cách phân loại này trong doanh nghiệp thường có 3 loại mục tiêu là mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp, mục tiêu của đơn vị kinh doanh SBU và mục tiêu của các phòng ban chức năng.

5 tiêu chí SMART

Cho dù theo cách phân loại nào thì khi xây dựng mục tiêu cũng cần đạt được 5 tiêu chí SMART. Đó là:

- Specific – cụ thể, dễ hiểu

Mục tiêu phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động trong tương lai.

Cần gắn mục tiêu với một con số cụ thể. Ví dụ, tăng 40% doanh thu trong năm tới.

- Measurable – đo lường được

Mục tiêu này cần được đo lường bằng một đơn vị cụ thể. Có thể là phần trăm, đô la Mỹ hay số lượng khách hàng...

- Achievable – vừa sức

Mục tiêu phải có tính thách thức để cố gắng, nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.

- Realistics – thực tế

Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện so với nguồn lực của doanh nghiệp (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).

- Timebound – có thời hạn

Việc hoạch định mục tiêu cần được xác định rõ trong một khoảng thời gian nhất định. Tránh sự mơ hồ về thời gian.

(Tài liệu tham khảo: Đại cương về quản trị chiến lược, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica)

Thực hiện chiến lược (Strategic Implementation) là gì? Thách thức

07-09-2019 Hoạch định chiến lược (Strategic planning) là gì? Khó khăn trong hoạch định

07-09-2019 Quản trị chiến lược (Strategic management) là gì? Quá trình quản trị

Bạn đã chán nghe nhắc đến Mục tiêu chưa?

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, lúc nào chúng ta cũng nghe thầy cô hô hào “Mục tiêu của chúng ta là vượt qua kì thi tốt nghiệp”, “Mục tiêu của chúng ta là vào được đại học”; quay sang đứa bạn chưa kịp than phiền thì lại nghe nó nói “Mục tiêu của tớ là đứng đầu kì thi tốt nghiệp”, “Mục tiêu của mình là thủ khoa trường đại học A”… Lớn lên lại nghe “Mục tiêu của mình là tìm được công việc lương cao”, “Mục tiêu của tớ là kí được hợp đồng với công ty B”, “Mục tiêu năm nay của em là lấy được chồng cao ráo đẹp trai kiếm tiền giỏi nấu ăn ngon biết chăm lo cho gia đình!”  

Vậy vì sao nhà nhà, người người lại nô nức đặt Mục tiêu?

Đặt mục tiêu và cố gắng hướng về chúng (Ảnh của Annie Spratt từ Unsplash)

Đơn giản là bởi:

  • Mục tiêu giúp chúng ta xác định rõ: Mình muốn đạt được điều gì.
  • Mục tiêu giúp chúng ta tập trung vào những thứ quan trọng.

Như vậy, xác định mục tiêu rõ ràng trong việc học tiếng Anh cũng có vẻ cần thiết.

Vì sao chúng ta cần mục tiêu học tiếng Anh?

Có một mục tiêu rõ ràng khi học tiếng Anh chính là chiến lược then chốt cho sự thành công của rất nhiều người. Một trong những trở ngại lớn nhất khi học tiếng Anh là không có một mục tiêu rõ ràng. Hãy chú ý này, bạn có thể nghe nhiều người nói thế này: “ồ, biết tiếng Anh thật là có lợi”, rồi “tôi muốn có bạn trai là người Mỹ nên phải học tiếng Anh thôi”, hay là “ôi, lúc nào tôi cũng muốn học tiếng Anh thật tử tế.” Nhưng chúng chỉ là những lí do khiến bạn muốn học tiếng Anh chứ không phải là mục tiêu.

Nếu không có một mục tiêu chúng ta sẽ khó mà tuân thủ những kế hoạch đã đặt ra để đi đến thành công. Tưởng tượng xem, nếu không có mục tiêu, sẽ chẳng có các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ… vì họ biết đá bóng, ném bóng vào đâu? Khi leo núi, nếu không biết đỉnh núi ở đâu, độ cao bao nhiêu thì sẽ rất dễ bỏ cuộc bởi vô vàn khó khăn và mệt mỏi gặp phải trên đường.

Ảnh từ Internet: Mục tiêu giúp chúng ta biết phải hướng vào đâu.

Mục tiêu học tiếng Anh chính là động lực thúc đẩy chúng ta chuyển hoá những gì học được, những gì đã thực hành thành kiến thức. Nhiều người học tiếng Anh rất chăm chỉ làm bài tập và thực hành nhưng lại không tiến bộ nhiều. Đó là bởi họ thiếu những yếu tố đến từ sự cam kết. Sự cam kết này có được vì họ đã xác định rõ mục tiêu của mình.  

Thêm vào đó, những mục tiêu học tiếng Anh phải tương đồng/hỗ trợ cho những giá trị cốt lõi mà bạn theo đuổi. Nếu không thì những mục tiêu này không hiệu quả bởi bạn đang vạch ra những điều mà thực sự bạn không muốn làm. Ví dụ bạn đặt mục tiêu học tiếng Anh để tuyển vào làm ở ngân hàng quốc tế nhưng thực sự điều bạn muốn không phải là làm ngân hàng mà bạn muốn du lịch vòng quanh thế giới, nếu vậy rất khó để bạn toàn tâm toàn ý học tất cả những từ vựng, kiến thức về tài chính ngân hàng.

Một yếu tố quan trọng khác là các mục tiêu phải đo đếm được. Nếu chỉ đặt mục tiêu chung chung: “Tôi muốn giỏi tiếng Anh” thì không đủ. Bạn cần xác định rõ ràng bạn muốn đạt được cấp độ nào. Ví dụ “Tôi muốn học tiếng Anh để xin việc ở công ty A” hay “Tôi muốn học tiếng Anh để đi định cư ở Mỹ và khi nói mọi người đều nghĩ tôi đã sinh ra và lớn lên ở Mỹ.”

Có những mục tiêu cụ thể như thế chúng ta sẽ biết được phải đi theo hướng nào, ước lượng được sẽ phải đi trong bao lâu. Cũng giống như việc tìm đường, nếu bạn chỉ biết được khu vực cần tìm mà không biết cụ thể tên đường, hay số nhà thì cơ hội bạn tìm được đến đó là bao nhiêu? Đừng mất thời gian đợi chờ may rủi, hãy vạch ra cụ thể đích đến của bạn.

Xác định mục tiêu học tiếng Anh như thế nào?

Bước đầu tiên cần xác định lý do tại sao bạn lại học tiếng Anh. Hãy dành thời gian tự hỏi:

  • Tại sao mình lại muốn học tiếng Anh?
  • Nếu thành thạo tiếng Anh mình sẽ làm gì?

Trả lời được những câu hỏi đó, bạn sẽ tìm thấy mục tiêu tối thượng và cũng chính là lý do bạn đổ thời gian, công sức và cả tiền bạc vào việc học.

Ảnh từ internet: Xác định mục tiêu chính là xác định điều gì khiến bạn bỏ thời gian, công sức và tiền bạc để theo đuổi.

Bất kể lí do hiện tại của bạn là gì: bạn muốn định cư ở Mỹ, bạn muốn vào làm ở một công ty đa quốc gia C, bạn muốn xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Anh, bạn muốn kiếm chồng Tây, bạn muốn đi du lịch vòng quanh thế giới… Không có lí do nào là mộng mơ hay vớ vẩn cả nên bạn cứ thành thật với chính mình.

Bước tiếp theo  bạn cần chia mục tiêu tối thượng thành những mục tiêu cụ thể – chính là những thành phần làm nên mục tiêu lớn.

Thứ nhất, tập trung gạch đầu dòng ra những thứ quan trọng nhất bạn muốn đạt được đối với việc học tiếng Anh. Ví dụ, khi mục tiêu lớn của bạn là: tôi muốn giao tiếp tiếng Anh với đối tác công nghệ thông tin, bạn sẽ cần:

  • Học từ vựng về máy tính, phần cứng, phần mềm
  • Học các thuật ngữ về công nghệ thông tin
  • Học cách mô tả những vấn đề xảy ra với máy tính, các chương trình, ứng dụng…
  • Học cách mô tả hoạt động của máy tính, các chương trình, ứng dụng…
  • Học cách thuyết trình trong lĩnh vực công nghệ thông tin

Làm sao đặt ra những mục tiêu học tiếng Anh hiệu quả?

Giờ bạn đã xác định được mục tiêu lớn và những thành phần cụ thể của nó. Bây giờ chúng ta cần xem xét những thành phần này, nhặt ra 1-2 mục cần tập trung đầu tiên và coi đó là những mục tiêu ngắn hạn.  

Những mục tiêu ngắn hạn cần phải cụ thể, thời gian thực hiện ngắn và độ khó vừa phải. Để đặt ra các mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể tham khảo những típ sau:

  • Viết những mục tiêu của bạn ra giấy.
  • Đặt ra deadline cho các mục tiêu này. Thời hạn lý tưởng là không dưới 1 tuần và không hơn 3 tháng.
  • Đặt mục tiêu chi tiết về nội dung cần làm sẽ tốt hơn mục tiêu thời gian chung chung. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu học tiếng Anh 30’/ngày thì hãy đặt mục tiêu là học được 500 từ vựng về phần cứng máy tính trong 1 tuần.
  • Hãy luôn thách thức bản thân nhưng cũng không nên ép mình quá. Đặt những mục tiêu quá khó sẽ khiến chúng ta mất thời gian lo lắng căng thẳng hoặc chúng ta có thể suy sụp nếu không đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Sử dụng những từ ngữ lạc quan để ghi lại mục tiêu của mình. Ví dụ: “Từ 1/6/18-15/6/18 mình sẽ nhớ được 500 từ vựng về công nghệ thông tin.”

Hãy lấy giấy bút ra và vạch mục tiêu ngay thôi!

Đây là lúc để bắt đầu vạch mục tiêu. Trước tiên hãy nghĩ về mục tiêu tối thượng, viết vài gạch đầu dòng cho các thành phần của mục tiêu lớn, từ đó xác định các mục tiêu ngắn hạn.

Ví dụ:

Mục tiêu tối thượng là: Tôi muốn học tiếng Anh để có thể du lịch vòng quanh nước Mỹ và nói tiếng Anh hàng ngày với người bản ngữ.

Mục tiêu cụ thể đầu tiên sẽ là: Học từ vựng và cấu trúc cần thiết trong giao tiếp hàng ngày.

Mục tiêu ngắn hạn: Từ giờ cho đến hết tuần này, cần học các từ vựng về tuổi tác, hỏi thăm sức khoẻ, nói về sở thích, cách yêu cầu và xin phép. Từ giờ đến cuối tháng sẽ có thể giới thiệu về bản thân, hỏi thăm sức khoẻ, tuổi tác.. một cách lưu loát.

Theo dõi các mục tiêu

Mục tiêu không phải là chỉ đặt ra một lần rồi quên luôn. Để mục tiêu thật sự hiệu quả, chúng ta sẽ cần theo dõi tiến độ thường xuyên để đặt ra những mục tiêu ngắn hạn mới hoặc điều chỉnh mục tiêu lớn.

Việc theo dõi tiến độ giúp chúng ta có thêm động lực, biết được mình đang đứng ở đâu trên con đường, còn bao xa để tới đích, tránh bước ra khỏi con đường tới mục tiêu lớn.

Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu để tránh đi chệch hướng.

Việc theo đuổi mục tiêu là rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng sợ việc phải thay đổi mục tiêu nếu nhận ra mục tiêu đó không còn phù hợp với ý muốn của bạn. Rất có thể bạn theo đuổi mục tiêu lớn đầu tiên là lấy chồng Mỹ nhưng sau khi có một vốn tiếng Anh nhất định, sau khi tìm hiểu về văn hoá Mỹ điều bạn muốn không phải là lấy chồng nữa mà muốn thành một người phụ nữ độc lập để đi vòng quanh nước Mỹ. Khi đó bạn sẽ cần điều chỉnh lại mục tiêu lớn cho phù hợp.  

Cuối cùng, mình xin nhắc lại, không có mục tiêu đúng và mục tiêu sai. Điều cốt yếu là bạn tin vào những mục tiêu đã đề ra và cố gắng để đạt được chúng.

Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết về phương pháp học tiếng Anh của chúng mình tại đây. Đừng quên chia sẻ mục tiêu học tiếng Anh của bạn với eJOY và các thành viên khác trong phần comment phía dưới nhé!

PS. Bạn có thể tải ứng dụng học tiếng Anh qua video eJOY-English về máy điện thoại, tự cài đặt mục tiêu cho mình, eJOY sẽ nhắc bạn thực hiện mục tiêu đã đề ra hàng ngày và giúp bạn theo dõi tiến độ học của mình.

Tải ứng dụng eJOY

Video liên quan

Chủ đề