Mục tiêu ngắn hạn dài hạn của bạn là gì

Bạn có thể cảm thấy chuyện đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân đôi khi thật vớ vẩn và mất thời gian vì “người tính không bằng trời tính”. Tuy nhiên, nếu không có một kế hoạch chuẩn bị thì tất cả dự định tương lai của bạn có thể trở thành đống hỗn độn, vậy nên: đừng chủ quan!

Lập kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình lên kế hoạch cho sự nghiệp. Để có một công việc thành công và khiến bạn hài lòng, bạn cần vạch ra kế hoạch và những chiến lược để đạt được nó. Một “bản đồ” chỉ đường cho bạn từ bước chọn nghề đến bước trở thành một người học nghề thành công được gọi là kế hoạch hành động nghề nghiệp.

Kế hoạch này cần có cả mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, kế hoạch cũng cần hết sức chi tiết, rõ ràng từng bước một để đảm bảo tính khả thi.

Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn

Mục tiêu được chia chủ yếu thành 2 loại: các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong vòng 6 tháng đến 3 năm trong khi phải tốn đến ít nhất 3-5 năm để theo đuổi 1 mục tiêu dài hạn. Tuy nhiên khoảng thời gian này chỉ mang tính tương đối, có lúc bạn sẽ hoàn thành được 1 mục tiêu ngắn hạn trong vòng dưới 3 tháng và đôi lúc có những mục tiêu dài hạn khiến bạn phải nỗ lực theo đuổi trong vòng hơn 5 năm.

Trước khi bắt tay vào hành động để hoàn thành mục tiêu, bạn cần dành thời gian để liệt kê tất cả ý định trong đầu bạn xuống. Ví dụ, bạn muốn trở thành 1 bác sĩ, nhưng bác sĩ là một đích đến cho cả chặng đường dài và đó có thể sẽ là đích đến cuối cùng của bạn. Trước khi bạn chạm được đích đến đó, bạn cần thực hiện một số việc khác nữa như học hết 6 năm Đại học Y và học thêm 3 năm Bác sĩ chuyên khoa nội trú.

Nói một cách khái quát hơn, để chạm tay đến thành quả cuối cùng, bạn sẽ cần hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn. Những mục tiêu ấy được xác định bằng cách bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn như: thi đỗ đầu vào Đại học, xin học bổng thành công. Chi tiết hơn nữa có thể là những mục tiêu theo tuần/tháng như đạt điểm cao trong bài kiểm tra hoặc đạt điểm trung bình các môn trên 8.0 suốt năm học này.

7 mẹo tăng khả năng đạt mục tiêu của bản thân

Đức tính chăm chỉ sẽ luôn là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đến thành công, nhưng nêú bạn không biết rõ đích đến là gì thì sự chăm chỉ cũng chưa chắc đã có thể giúp ích cho bạn. Vì thế hãy cũng lập ra danh sách các mục tiêu ngắn hạn – dài hạn, những mục tiêu đó cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:

  1. Đích đến rõ ràng:

Ai cũng nói “Tôi muốn trở nên thành công” – nhưng thành công có vẻ là thứ rất mơ hồ và ai cũng muốn có. Vậy bạn định nghĩa thành công là như thế nào? Thành công của người này có thể là trở thành CEO của một tập đoàn lớn, thành công của người khác lại đơn giản chỉ là được trở về nhà cùng gia đình quây quần lúc 6h tối. Vì thế hãy thử nghĩ xem thành công với bạn cụ thể là gì.

  1. Thời gian hợp lí: mục tiêu nào cũng cần thời gian để chuẩn bị và tiến hành, vì thế hãy suy nghĩ rằng với mục tiêu đó thì bạn cần đạt được lúc nào và mất bao nhiêu lâu cố gắng để đạt được chúng. Bên cạnh đó, mục tiêu của bạn cũng nên được xây dựng dựa trên quĩ thời gian mà bạn có, không nên thiết kế mục tiêu quá khó hoặc quá dễ trong quĩ thời gian cho phép của bạn.
  1. Đừng tiêu cực: Mục tiêu nên là điều bạn muốn có thay vì chỉ là sự chaỵ trốn khỏi thực tại khó khăn. Vì vậy hãy xác định mục tiêu bằng cách nói với bản thân những điều tích cực, ví dụ “Tôi muốn cải thiện kĩ năng và phát triển bản thân trong 4 năm tới nên tôi đã xin nhảy sang một công việc tốt hơn” thay vì “Tôi không muốn bị mắc kẹt trong công việc chán ngắt này thêm 4 năm nữa nên tôi nhảy việc”.
  1. Hãy thực tế: Mục tiêu dài hạn của bạn cần được thiết lập dựa trên sự phù hợp với những năng lực và kĩ năng mà bạn đang có, đừng đưa ra những mục tiêu mơ hồ và quá xa tầm với như “Tôi muốn có giải Grammy” trong khi bạn chẳng thể hát hay chơi bất kì nhạc cụ nào.
  1. Hãy linh hoạt: Đừng vội vã bỏ cuộc khi gặp bất kì trở ngại nào trên hành trình chinh phục mục tiêu. Thay vào đó đôi khi hãy thay đổi mục tiêu cuả bạn sao cho phù hợp. Ví dụ như bạn không có đủ tài chính để chi trả cho suốt 4 năm Đại học nên bạn cần duy trì công việc hiện tại để mưu sinh, vậy bạn có thể đăng kí học tại chức vì thời gian linh hoạt hơn vẫn cho phép bạn vừa học vừa làm. Đôi khi sự linh hoạt cũng thể hiện ở chỗ bạn chấp nhận thay đổi mục tiêu của mình khi nó không còn phù hợp nữa và dành sức lực để theo đuổi những thứ khác có ý nghĩa hơn.
  1. Kĩ thuật bẻ nhỏ: hãy bẻ nhỏ mục tiêu dài hạn của bạn thành những bước đi ngắn. Những bước đi ngắn sẽ dễ bắt đầu hơn và cũng dễ nhìn thấy thành quả hơn khiến bạn có nhiều động lực để tiếp tục.
  1. Ghép đôi mục tiêu – hành động: Ví dụ nếu mục tiêu của bạn là trở thành nhà văn, hãy đăng kí một khoá học viết ngay tuần này để khởi động.

. Các mục tiêu ngắn hạn là cơ sở và bước đệm cần thiết để đạt được mục tiêu dài hạn. Trong bài viết này, 1Office sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm, lợi ích, phương pháp và các lưu ý quan trọng khi xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp của bạn.

Mục lục

Mục tiêu là điểm đến mà doanh nghiệp hướng tới trong quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu doanh nghiệp lớn hơn và đầy tham vọng các nhà quản lý cần phải thiết lập mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu ngắn hạn dài hạn của bạn là gì
Sự khác biệt giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong doanh nghiệp

1.1 Mục tiêu ngắn hạn là gì? Khi nào cần thiết lập mục tiêu ngắn hạn?

Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu có thời hạn ngắn thường trong khoảng từ vài tháng đến một năm. Mục tiêu này thường xoay quanh việc giải quyết các vấn đề ngay trong tương lai, nhằm tạo nên các bước tiến để đạt được mục tiêu dài hạn. Các mục tiêu ngắn hạn cũng có thể liên quan đến việc hoàn thành một công việc cụ thể, tăng doanh số bán hàng hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm.

Mục tiêu ngắn hạn thường được thiết lập để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu ngay tại thời điểm hiện tại. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công ty mới thành lập, vì họ cần phải xây dựng một thị trường và thể hiện được giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trong thời gian ngắn.

1.2 Mục tiêu dài hạn là gì? Khi nào cần thiết lập mục tiêu dài hạn?

Mục tiêu dài hạn là mục tiêu được đặt ra trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm trở lên. Đây là mục tiêu lớn và quan trọng đối với doanh nghiệp liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Các mục tiêu dài hạn có thể bao gồm việc tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường, tạo ra thương hiệu lớn, hoặc phát triển các sản phẩm mới.

Mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp hướng đến một tương lai xa hơn, giúp các nhà quản lý có thể lên kế hoạch và phát triển các chiến lược dài hạn để đạt được mục tiêu đó. Nó cũng giúp các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng có cái nhìn rõ hơn về tầm nhìn của doanh nghiệp.

2. Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn – Điểm khởi đầu để đưa doanh nghiệp đến thành công

Mục tiêu ngắn hạn dài hạn của bạn là gì
Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn – Điểm khởi đầu để đưa doanh nghiệp đến thành công

2.1 Lợi ích của việc lập mục tiêu ngắn hạn

Tập trung và tăng hiệu suất làm việc: Khi đặt ra mục tiêu ngắn hạn cụ thể các nhân viên sẽ tập trung hơn vào công việc để đạt được mục tiêu đó trong thời gian ngắn. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Dễ dàng đánh giá hiệu suất nhân viên: Khi có mục tiêu rõ ràng, thời hạn cụ thể doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu suất của từng nhân viên và đưa ra biện pháp cải thiện nếu cần thiết.

Làm tiền đề để đạt được mục tiêu dài hạn: Mục tiêu ngắn hạn là bước đệm để đạt được mục tiêu dài hạn. Việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và đạt được mục tiêu dài hạn một cách dễ dàng hơn.

2.2 Lợi ích của việc lập mục tiêu dài hạn

Tạo định hướng và phát triển chiến lược: Mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp có hướng đi và kế hoạch rõ ràng để phát triển trong tương lai. Nhờ đó, các quyết định trong doanh nghiệp sẽ được đưa ra dựa trên mục tiêu dài hạn giúp tăng tính nhất quán và đồng bộ trong hoạt động kinh doanh.

Khả năng dự báo và quản trị rủi ro: Mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp đánh giá và dự báo các rủi ro, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro tiềm ẩn.

Tăng tính sáng tạo và đổi mới: Mục tiêu dài hạn giúp doanh nghiệp tập trung vào việc nghiên cứu, đổi mới và phát triển sản phẩm/dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai. Nó giúp doanh nghiệp đạt được sự phát triển bền vững và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

3. Các cách xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp

Mục tiêu ngắn hạn dài hạn của bạn là gì
Phương pháp xây dựng mục tiêu ngắn hạn dài hạn

3.1 Phương pháp SMART

Mô hình SMART là viết tắt của 5 yếu tố: Specific (cụ thể), Measurable (đo lường được), Attainable (có thể đạt được), Relevant (liên quan), và Time-bound (có hạn). Phương pháp này yêu cầu các mục tiêu phải được xác định rõ ràng, có thể đo lường được, có khả năng đạt được, liên quan đến mục tiêu chung của doanh nghiệp và có thời hạn cụ thể. Vì vậy, phương pháp đặt mục tiêu SMART thường được sử dụng để đặt mục tiêu ngắn hạn.

\>> Xem thêm: Mô hình Smart là gì? Cách ứng dụng mục tiêu SMART hiệu quả trong doanh nghiệp

3.2 Phương pháp OKR

OKR là viết tắt của Objective (mục tiêu) và Key Results (kết quả chính). Phương pháp này yêu cầu các mục tiêu (Objective) được xác định rõ ràng, cụ thể và phải liên quan đến sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Key Results cũng phải được đo lường và đạt được trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là phương pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng cho mục tiêu dài hạn, bởi vì nó tập trung vào định hướng phát triển chiến lược của doanh nghiệp và có tính thời gian dài hơn. Hiện nay, phương pháp OKR đang được nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới áp dụng như Google, Intel và Twitter…

\>> Xem thêm: Phương pháp OKR là gì? Cách đánh giá OKR chính xác nhất

3.3 Phương pháp MBO

Phương pháp MBO là viết tắt của Management by Objectives (quản lý bằng mục tiêu). Đây là phương pháp yêu cầu các mục tiêu được thiết lập theo hướng phù hợp với sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp. MBO đòi hỏi quản lý và nhân viên cùng tham gia xây dựng mục tiêu, theo dõi tiến độ, phản hồi và cải tiến quá trình. Phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn lớn đồng thời áp dụng cho cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Bởi nó tập trung vào việc thiết lập các mục tiêu cụ thể cho từng nhân viên hoặc bộ phận trong doanh nghiệp và quản lý bằng mục tiêu.

3.4 Phương pháp BHAGs

Phương pháp BHAGs (Big Hairy Audacious Goals) yêu cầu các mục tiêu phải được xác định rõ ràng, táo bạo và thách thức, nhưng vẫn khả thi và có thể đạt được. Mục tiêu của BHAGs thường liên quan đến việc thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp hoặc cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, BHAG sẽ tập trung vào việc đặt mục tiêu lớn, đầy thách thức, có tính cách mạng và có thể đạt được trong khoảng thời gian 10 năm hoặc hơn. Vì thế, phương pháp này thường được sử dụng trong các doanh nghiệp mới thành lập và áp dụng cho các mục tiêu dài hạn là chủ yếu.

4. Một số lưu ý khi xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Xác định mong muốn, định hướng phát triển doanh nghiệp: Để xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, nhà quản lý cần phải có một kế hoạch phát triển doanh nghiệp rõ ràng và chi tiết. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có cái nhìn tổng quan về tình hình thị trường, tình hình tài chính, tình hình cạnh tranh và định hướng phát triển dài hạn của doanh nghiệp.

Mục tiêu ngắn hạn dài hạn của bạn là gì
Một số lưu ý khi đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Thiết lập mục tiêu dựa trên phương pháp phù hợp: Sau khi đã có định hướng phát triển, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Có nhiều phương pháp để thiết lập mục tiêu như phương pháp SMART, OKR, MBO, BHAGs… nhà quản lý cần lựa chọn phương pháp phù hợp với tình hình doanh nghiệp.

Sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên: Việc sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên giúp doanh nghiệp dễ dàng quyết định các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu. Việc sắp xếp này còn giúp định rõ thứ tự ưu tiên của các mục tiêu trong trường hợp các mục tiêu trùng lặp hoặc xung đột với nhau.

Lập kế hoạch hành động cụ thể: Kế hoạch này cần được trình bày chi tiết, rõ ràng, có thời gian và nguồn lực cụ thể. Từ đó giúp tập trung nguồn lực và sức lực cho các hoạt động quan trọng nhất, giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách cho doanh nghiệp.

Liên tục theo dõi, đánh giá mục tiêu: Việc theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu giúp các nhà quản lý biết được những điểm mạnh và điểm yếu của kế hoạch, từ đó đưa ra các điều chỉnh và cải tiến phù hợp để đạt được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty.

5. Một số ví dụ về cách đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng phòng ban

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về cách đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng phòng ban trong doanh nghiệp.

Bộ phận Mục tiêu ngắn hạn Mục tiêu dài hạn Phòng Nhân sựTuyển dụng 10 nhân viên mới trong vòng 3 tháng để đáp ứng nhu cầu của các phòng ban trong công ty. Phát triển chương trình đào tạo và phát triển nhân tài để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng trong công ty.Phòng Kinh doanhTăng doanh số bán hàng 10% trong quý tiếp theo bằng cách tập trung vào việc phát triển các sản phẩm mới và mở rộng thị trường. Đạt doanh số bán hàng 1 tỷ USD trong 5 năm tới bằng cách phát triển các sản phẩm đột phá và mở rộng thị trường quốc tế.Phòng Kế toánCải thiện quy trình quản lý chi phí và tối ưu hóa chi phí để giảm chi phí vận hành 5% trong quý tiếp theo. Đảm bảo tiêu chuẩn tài chính và pháp lý để đưa công ty lên sàn chứng khoán trong 3 năm tới.Phòng Sản xuấtTăng năng suất sản xuất 15% trong tháng tới bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất và đào tạo nhân viên mới. Đưa công nghệ sản xuất mới vào sử dụng và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong 5 năm tới.Phòng MarketingTăng lượng Traffic Website 20% trong quý tiếp theo bằng cách tăng quảng cáo và phát triển nội dung hấp dẫn. Tạo dựng thương hiệu vững mạnh và tăng cường sự tương tác với khách hàng trên các kênh truyền thông xã hội để tăng doanh số bán hàng trong 3 năm tới.

6. Phần mềm 1Office – chìa khóa giúp doanh nghiệp xây dựng mục tiêu hiệu quả

1Office – công cụ quản lý và theo dõi mục tiêu hàng đầu cho các doanh nghiệp Việt. 1Office sở hữu đầy đủ các tính năng giúp số hóa quy trình công việc và tập trung quản lý trên một nền tảng.

Mục tiêu ngắn hạn dài hạn của bạn là gì
Phần mềm hỗ trợ quản trị mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

Sử dụng phần mềm 1Office, nhà quản lý hoàn toàn có thể phân bổ và theo dõi tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra một cách trực quan và dễ dàng. Cụ thể, 1Office có đầy đủ các tính năng quan trọng bao gồm màn hình Dashboard hiển thị tổng quan về quy trình và tiến độ thực hiện, báo cáo theo phần trăm hoàn thành công việc, báo cáo theo tỷ lệ hoàn thành khối lượng công việc, và báo cáo theo hạng mục công việc đã thực hiện.

Nhờ các tính năng này, nhà quản lý có thể đánh giá hiệu quả thực hiện mục tiêu dựa trên các thông số định lượng và định tính, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn một cách hiệu quả và toàn diện hơn.

Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì?

Mục tiêu ngắn hạn: Là những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong vòng 1-2 năm tới. Ví dụ như trở thành nhân viên kinh doanh xuất sắc trong lĩnh vực phần mềm, thăng chức lên vị trí trưởng phòng marketing trong vòng 1 năm tới. Mục tiêu dài hạn: Là những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong vòng 5-10 năm tới.

Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?

Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian dài, thường là từ 3 đến 5 năm trở lên. Đây là những mục tiêu lớn và quan trọng, có thể liên quan đến sự nghiệp, tài chính, cuộc sống cá nhân,... Mục tiêu này đòi hỏi phải lập kế hoạch tỉ mỉ và cần đến sự kiên trì, kiên nhẫn.

Mục tiêu ngắn hạn là bao lâu?

Mục tiêu được chia chủ yếu thành 2 loại: các mục tiêu ngắn hạn và các mục tiêu dài hạn. Bạn có thể hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn trong vòng 6 tháng đến 3 năm trong khi phải tốn đến ít nhất 3-5 năm để theo đuổi 1 mục tiêu dài hạn.

Tại sao phải có mục tiêu ngắn hạn?

Mục tiêu ngắn hạn là điều đảm bảo tiến độ cho mục tiêu dài hạn. Việc hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn đúng tiến độ giúp mục tiêu dài hạn đạt hiệu quả tốt hơn và dễ dàng hơn. Mục tiêu ngắn hạn được thiết lập rõ ràng cũng là bước đệm quan trọng cho các mục tiêu lớn trong tương lai.