Năm 2023 tỉnh quảng trị có bao nhiêu thuê bao năm 2024

Đến cuối tháng 3/2023, qua thống kê, tỉnh Quảng Trị có 75 doanh nghiệp đang nợ thuế và các khoản thu khác với tổng số tiền hơn 76 tỷ đồng.

Cục Thuế tỉnh Quảng Trị vừa công khai danh sách người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước.

Theo danh sách này, tính đến ngày 28/4/2023, Quảng Trị có 75 doanh nghiệp có số tiền thuế nợ với tổng số tiền (tại thời điểm ngày 31/ 3/2023) là hơn 76 tỷ đồng.

Cụ thể, Cục thuế tỉnh Quảng Trị đã tiến hành cưỡng chế nợ bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với 17 doanh nghiệp.

Trong đó, nhiều doanh nghiệp bị ngừng sử dụng hóa đơn khi có số tiền nợ thuế lên đến hàng trăm triệu đồng như Công ty cổ phần May Cam Lộ (hơn 753 triệu đồng), Chi nhánh Công ty cổ phần Xây dựng - Giao thông Thừa Thiên Huế tại Quảng Trị (hơn 870 triệu đồng), Công ty cổ phần May Quảng Trị (hơn 1.305 triệu đồng), Công ty cổ phần Việt Trung (địa chỉ xã Cam An, huyện Cam Lộ, nợ hơn 10.590 triệu đồng)…

Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị có 10 doanh nghiệp có số tiền nợ thuế (không đề cập biện pháp cưỡng chế) trên 1 tỷ đồng. Các doanh nghiệp này gồm Công ty cổ phần Năng lượng Quảng Trị (hơn 1,228 tỷ đồng), Công ty cổ phần Điện gió Hướng Linh 2 (hơn 1,37 tỷ đồng), Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị (hơn 1,843 tỷ đồng), Công ty TNHH MTV Lâm Sản Khánh Hân (hơn 1,959 tỷ đồng), Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn – Đông Hà (hơn 2 tỷ đồng), Công ty cổ phần Bia Quốc tế TTC (hơn 2,245 tỷ đồng), Công ty cổ phần Bắc Trung Bộ (hơn 4,9 tỷ đồng), Công ty cổ phần Khoáng sản Hiếu Giang (5,4 tỷ đồng).

Đáng chú ý, Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết Quảng Trị có số tiền nợ thuế hơn 15 tỷ đồng, Chi nhánh Công ty TNHH Vận tải Thủy bộ Hải Hà tại Quảng Trị nợ thuế hơn 19,77 tỷ đồng (đều tính đến cuối tháng 3/2023).

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ Quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;

Căn cứ Nghị quyết số 31/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Nghị quyết số 100/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp quản lý tài sản công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ban hành kèm theo Nghị quyết số 31/2018/NQ-HĐND ngày 08/12/2018 của HĐND tỉnh Quảng Trị;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và của Sở Tài chính tại Tờ trình số 3397/TTr-STC ngày 14/9/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa áp dụng đối với tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Trị, như sau:

1. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Trị căn cứ vào hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế sử dụng tài sản của đơn vị để quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công thuộc phạm vi quản lý, cụ thể: xe ô tô, máy móc, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị khác đã được trang bị nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ban hành quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa.

2. Đối với tài sản công được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa: Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công tổ chức thực hiện theo quy định được Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành.

Điều 2. Việc ban hành tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công phải đảm bảo phù hợp với khả năng nguồn kinh phí được phép sử dụng, bảo đảm hiệu quả và tiết kiệm.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Ngày 29/7/2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã công bố Đề án CĐS tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Quảng Trị cơ bản CĐS đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh với 04 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sẽ phải triển khai gồm: phát triển các nền tảng CĐS, phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số và phát triển xã hội số.

Thông tin về kết quả thực hiện CĐS năm 2022 tại cuộc họp Ban chỉ đạo CĐS tỉnh Quảng Trị diễn ra mới đây, cho thấy hiện nay 100% các sở, ban ngành và địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo CĐS của cơ quan, đơn vị.

Cũng trong năm 2022, tỉnh đã đầu tư, nâng cấp hệ thống mạng LAN, trang thiết bị tin học cho các Sở, ban ngành và địa phương; đảm bảo 100% cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện có mạng LAN, 100% cán bộ công chức cấp tỉnh và huyện được trang cấp máy tính sử dụng.

Năm 2023 tỉnh quảng trị có bao nhiêu thuê bao năm 2024
VNPT Quảng Trị phối hợp đưa gần 1.200 dịch vụ công (DVC) trực tuyến (DVCTT) mức độ 4, cung cấp phục vụ người dân và doanh nghiệp (DN) trong tỉnh

Cổng DVCTT tỉnh Quảng Trị đã cung cấp 1.126 DVCTT mức độ 4 (đạt 54,9%). Ngoài ra, có 13 DVCTT mức độ 1, 698 DVCTT mức độ 2 và 214 DVCTT mức độ 3 được cung cấp trên Cổng giao tiếp DVCTT tỉnh. 100% các sở, ban ngành và địa phương có Cổng thông tin điện tử (TTĐT) cung cấp thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN). 100% văn bản quy phạm pháp luật, hơn 90% văn bản chỉ đạo, điều hành của tỉnh được cập nhật trên Cổng TTĐT của tỉnh.

Mặt khác, hệ thống văn phòng điện tử đã được triển khai đồng bộ đến 100% các cơ quan nhà nước (CQNN) trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ văn bản được gửi qua mạng giữa các CQNN trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 98% (trừ những văn bản mật hoặc tuyệt mật). 100% văn bản trao đổi giữa các CQNN trên địa bàn tỉnh (trừ văn bản mật) và 100% văn bản nội bộ của các sở ban ngành, địa phương được thực hiện dưới dạng điện tử.

Tỷ lệ cán bộ, công chức của tỉnh được cấp hộp thư điện tử công vụ đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong công việc ước đạt trên 70%.

Đặc biệt, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang tiếp tục được duy trì, phát triển, mật độ thuê bao Internet/100 dân đạt 18,1 thuê bao; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet ước đạt 70%. Tỷ lệ người sử dụng Internet (cố định và di động) đạt trên 91%, tỷ lệ người sử dụng điện thoại di động ước đạt trên 92%.

VNPT đồng hành cùng chính quyền tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh CĐS

Sớm đồng hành với chính quyền địa phương từ phát triển hạ tầng VT-CNTT và CĐS qua nhiều dự án đã thực hiện thành công và đưa vào cuộc sống, VNPT địa bàn Quảng Trị đang hết sức nỗ lực triển khai các hạng mục trong các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Đề án CĐS tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

VNPT Quảng Trị đã không ngừng đầu tư, nâng cấp phát triển hạ tầng mạng nhanh chóng, rộng khắp, đưa dịch vụ về tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ băng rộng, 4G, truyền hình và nhiều dịch vụ gia tăng khác. Mạng 5G cũng đang được đơn vị triển khai thử nghiệm, là điểm nhấn hứa hẹn sẽ tạo sự đột phá trong công cuộc CĐS thời gian tới.

Mạng truyền số liệu chuyên dùng là cơ sở để triển khai các ứng dụng CNTT đồng bộ cho tất cả các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương, tạo tiền đề quan trọng cho phát triển Chính phủ điện tử. Hiện đơn vị cũng đã triển khai xong dự án có tầm quan trọng đặc biệt này, với khả năng bảo mật và thông suốt trong mọi tình huống. Riêng huyện đảo ngoài khơi Cồn Cỏ là điểm nhiều khó khăn nhất tỉnh cũng đã được VNPT Quảng Trị triển khai hạ tầng mạng dịch vụ băng rộng, di động cung cấp cho khách hàng đảm bảo chất lượng tương đương trong đất liền, kể cả về truyền hình hội nghị từ xa.

Đơn vị đã tích cực cùng tỉnh Quảng Trị từng bước CĐS trên tất cả các lĩnh vực một cách thiết thực, góp phần nâng cao chỉ số ICT Index về CNTT của Quảng Trị liên tục trong các năm qua. Cụ thể là: hệ thống hội nghị trực tuyến tương tác 2 chiều tới tận 94 xã/phường của 7 huyện thị toàn tỉnh, kết nối với Trung ương và đã tỏ rõ hiệu quả qua thời gian phục vụ công tác phòng chống dịch COVID.

Hệ thống Cổng DVC, một cửa điện tử tỉnh Quảng Trị cũng được đơn vị triển khai từ rất sớm, hiện đã kết nối với Cổng DVC quốc gia và các sở, ngành để cung cấp DVC mức độ cao. Hệ thống Quản lý văn bản và hồ sơ công việc cũng đã được VNPT Quảng Trị triển khai tại 100% các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh với hàng chục nghìn văn bản/năm được tiếp nhận và xử lý, trong đó khoảng 20% văn bản kết nối tới Trục liên thông văn bản quốc gia.

Tiên phong trong công cuộc CĐS tại địa phương, VNPT Quảng Trị còn phối hợp xây dựng đề án Đô thị thông minh giai đoạn 2020 -2025 và đưa IOC thành phố Đông Hà vào vận hành. Sau 2 năm khai thác, hệ thống đã thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành kênh thông tin quan trọng của chính quyền và người dân, DN với hàng trăm kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận xử lý và phản hồi kịp thời. Cùng đó, đơn vị cũng đã triển khai đề án Chính quyền điện tử cho các huyện thị Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hóa…

Hiện 100% các trường THCS, THPT toàn tỉnh đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý trường học. VnEdu đã được VNPT triển khai đến gần 200 trường học và hệ thống tin nhắn cho gần 100.000 sổ liên lạc điện tử.

Các bộ giải pháp SME đã được VNPT Quảng Trị cung cấp cho việc chuyển đổi số ở các DN trong tỉnh, với các dịch vụ như hóa đơn điện tử, hợp đồng điện tử, chữ ký số, đám mây (cloud) và dịch vụ bảo mật thông tin. Ngay cả dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm VNPT Check cũng đã đồng hành cùng gần 100 DN lớn sản xuất, cung cấp nông sản ra thị trường trong, ngoài nước.

Với những nỗ lực đó, kết quả đến thời điểm này, VNPT Quảng Trị đã chiếm lĩnh trên 95% thị phần chính quyền số, 100% thị phần y tế, trên 80% thị phần lĩnh vực giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Trong triển khai kế hoạch năm 2023 này, đơn vị đang khẩn trương bắt tay vào thực hiện có hiệu quả các chương trình CĐS theo nội dung thỏa thuận hợp tác Tập đoàn đã ký với UBND tỉnh, khẳng định vai trò trụ cột và tiên phong của VNPT trong quá trình CĐS tại địa phương./.