Nam á là khu vực có lượng mưa như thế nào

Vai trò của sông đối với đời sống (Địa lý - Lớp 6)

1 trả lời

Trung và Nam Mĩ không có bộ phận nào (Địa lý - Lớp 7)

2 trả lời

Đặc điểm nào sau đây không phải của châu Mĩ (Địa lý - Lớp 7)

2 trả lời

Bài 10. ĐIỀU KIỆN Tự NHIÊN KHU Vực NAM Á CÂU HỎI Tự LUẬN Câu 1 Dựa vào hình 10.1 trong SGK. (Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á), em hãy nêu đặc điểm vị trí của khu vực Nam Á. Trả lời Đặc điểm vị trí của khu vực Nam Á: + Phần lớn khu vực Nam Á nằm trong phạm vi vĩ độ 10°B - 30°B -> khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nóng. + Phía tây nam giáp biển A-rập, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía đông nam giáp vịnh Ben-gan -> thuận lợi giao thông bằng đường biển với nhiều khu vực khác trên thế giới. + Nam Á giáp khu vực Tây Nam Á (phía tây bắc), Đông Nam Á (phía đông), Trung Á (phía bắc). Ngăn cách với khu vực Trung Á bởi hệ thống núi Hi-ma-lay-a. Câu 2 A Dựa vào hình 10.1, em hãy trình bày các miền địa hình chính của khu vực Nam Á? Trả lời Từ Bắc xuống Nam, khu vực Nam Á có địa hình phân thành 3 miền rõ rệt: + Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao đồ sộ nhất thế giới, chạy theo hướng tây bắc - đông nam, dài gần 2600km, là ranh giới khí hậu giữa hai khu vực Nam Á và Trung Á, có cảnh quan núi cao rất độc đáo. + Phía nam là sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, hai rìa phía tây và phía đông là hai dãy núi (Gát Tây, Gát Đông) và'hai dài đồng bằng ven biển hẹp. + Giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng lớn và nhìn chung là bằng phẳng, trải dài hơn 3.000km từ bờ biển Á-rập phía tây đến bờ vịnh Ben-gan ở phía đông. Em hãy cho biết dãy núi Hi-ma-lay-a có ảnh hưởng như thê nào đến khí hậu khu vực Nam Á? Trả lời Anh hưởng của dãy núi Hi-ma-lay-a đến khí hậu khu vực Nam Á: + Dãy núi Hi-ma-lay-a cao và đồ sộ trải dài theo hướng Tây - đông, đã tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa khu vực Nam Á và khu vực Trung A. + Vào mùa hạ (từ tháng 4 -> tháng 9), gió mùa tây nam nóng ẩm từ Ân Độ Dương thổi vào khu vực, đem đến nhiều mưa. Dãy núi Hi-ma-lay-a là bức chắn đối với gió mùa tây nam, không khí ẩm bốc lên cao và trút mưa xuống sườn nam. Trong khi ấy, 'phía bắc của dãy Hi-ma-lay-a, khí hậu rất khô hạn. + vằo mùa đông (từ tháng 10 -> tháng 3), không khí lạnh từ phương bắc tràn xuống, tạo nên mùa đông rất lạnh ở khu vực Trung Á. Nhờ bức chắn Hi-ma-lay-a, khu vực Nam Á không bị ảnh hưởng và chỉ có mùa đông mát. + Do độ cao lớn, dãy núi Hi-ma-lay-a có sự phân hóa khí hậu theo độ cao, từ khí hậu nhiệt đới chân núi đến khí hậu lạnh núi cao. Câu 4 Dựa vào hình 10.2. Lược đồ phân bố mưa ở Nam Á, em hãy: + Nêu nhận xét về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á. + Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa như trên. Trả lời + Nhận xét về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á: Rất chênh lệch giữa các khu vực. Các khu vực mưa nhiều (trên 3.000mm/năm): Duyên hải tây nam, đồng bằng sông Hằng và khu vực đông bắc. Mưa nhiều nhất ở khu vực đông bắc, tại Sê-ra-pun-di lượng mưa rất nhiều, đạt ll.OOOmm/năm. — Các khu vực mưa ít: Cao nguyên Đê-can, khu vực tây bắc. Khu vực tây bắc có lượng mưa rất ít, tại Mun-tan chỉ đạt 183 mm/năm. Các khu vực còn lại có lượng mưa trung bình. + Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của địa hìrih núi (Gát Tây, Gát Đông, Hi-ma-lay-a) dôi với hướng gió mùa tây nam. Hãy nêu đặc điểm khí hậu của khu vực Nam Á. Trả lời + Nam Á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân hóa đa dạng. + Gió mùa tây nam nóng ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào khu vực vào các tháng 6, 7, 8, 9, đem lại nhiều mưa nhưng phân bố không đều, tạo thành các vùng khí hậu khô hạn và các vùng khí hậu ẩm ướt. + Hoạt động của gió mùa tây nam không điều hòa, thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xảy ra. + Nam Á còn là khu vực thường xảy ra bão. + Nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Câu 6 Em hãy cho biết các sông và cảnh quan tự nhiên chính của khu vực Nam Á Trả lời + Các sông chính: Sông An, sông Hăng, sông Bra-ma-pút. Chế độ nước các sông không điều hòa, thường gây lũ lụt vào mùa mưa, nhất là sông Hằng. + Cảnh quan tự nhiên chính: Rừng nhiệt đới ẩm (khu vực đông bắc). Xa van (cao nguyên Đê-can). Hoang mạc (hoang mạc Tha ở tây bắc). Cảnh quan núi cao (vùng Hi-ma-lay-a). CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn) Câu 1 Địa .điểm nào có lượng mưa nhiều nhất? A. Niu Đê-li. B. Mun-tan. C. Sê-ra-pun-di. D. I-xla-ma-bat. Câu 2 Vùng nào ở khu vực Nam Á có lượng mưa hàng năm ít hơn cả? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. c. Cao nguyên Đê-can. D. Ven biển Gát Đông. Câu 3 Ở Nam Á, cảnh quan hoang mạc có ở: A. Cao nguyên Đê-can. B. Khu vực tây bắc. c. Khu vực đông bắc. D. Vùng núi Hi-ma-lay-a. Câu 4 Cảnh quan nào phổ biến ở cao nguyên Đê-can? A. Hoang mạc. B. Xa van. c. Thảo nguyên. D. Rừng nhiệt đới ẩm. Câu 5 Vùng nào thường xảy ra lũ lụt lớn ở khu vực Nam Á? A. Hạ lưu sông An. B. Hạ lưu sông Hằng, c. Ven biển tây nam. D. Ven biển đông nam. Câu 6 Khoáng sản có nhiều ở cao nguyên Đê-can là: A. Than đá, dầu mỏ. B. Bô-xit, đồng, c. Mangan, sắt. D. Khí tự nhiên, than đá. Câu 7 Cùng vĩ độ, nhưng khu vực Nam Á ấm hơn miền bắc Việt Nam do: ít chịu ảnh hưởng của biển. Ảnh hưởng của gió mùa. c. Bề ngang lãnh thổ rộng lớn. Bức chắn dãy núi Hi-ma-lay-a đối với gió mùa đông. Câu 8 Vùng nào của -khu vực Nam Á có khí hậu nhiệt đới khô? A. Cao nguyên Đê-can. B. Duyên hải Gát Đông, c. Tâý bắc. D. Đông bắc.

Vì sao Nam Á có lượng mưa nhiều nhất thế giới?

+ Khu vực này hầu hết giáp biển, đón nhiều gió biển, dễ mưa.

+ Mùa hạ sườn nam của Himalaya đón gió mùa Tây nam gây mưa trên diện rộng 

+Do đại bộ phận Nam Á nằm trong đới khí hậu gió mùa.

Vì sao Nam Á là một trong những khu vực nghèo nhất thế giới?

Vì Châu Á tập trung các quốc gia rộng lớn và đông dân như Trung quốc, Liên Bang Nga.

Châu Á là châu lục có điều kiện tự nhiên thuận lợi vì nằm trong khu vực hoạt động gió mùa, có đầy đủ các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và hàn đới.

Châu Á là nơi có nền văn hóa phát triển.

Tất cả sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và xã hội đã dẫn đến việc châu Á đông dân, ngoài ra do chiến tranh dẫn đến đói nghèo, dẫn đến tâm lý sinh bù, sinh dự trữ, và ngoài ra còn do hủ tục lạc hậu. Một vấn đề nữa là do tín ngưỡng tôn giáo.

1. Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào? 2. Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

1. Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học, em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?

2. Dựa vào hình 10.2, em có nhận xét gì về sự phân bố mưa ở khu vực Nam Á?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 8 - Xem ngay

Giải Bài Tập Địa Lí 8 – Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

  • Sách Giáo Khoa Địa Lí Lớp 8

  • Giải Địa Lí Lớp 8 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Địa Lí Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Địa Lí Lớp 8

– Nêu đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á.

– Kể các miền địa hình từ bắc xuống nam.

– Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm giữa ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

  + Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bác – đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km.

  + Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bở biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

  + Phía nam: sơn nguyên Đê- can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

 Khu vực Nam Á chủ yếu trong đới khí hậu nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Sự phân bố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

– Nơi mưa nhiều nhất:sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di vùng đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000-12000mm/năm.

– Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.

Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.

– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.

– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.

– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình.

– Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài, ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào, mưa trút hết ở sườn nam, lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm. Trong khi phía bên kia, trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn, lượng mưa trung bình năm dưới 100mm/năm.

– Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-mai-lay-a và sơn nguyên Đe-can, như một hành lang hứng gió chuyển theo hướng tây bắc, mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi, lượng mưa ngày càng kém đi. Chính vì vậy, ở Se-rapun-di có lượng mưa rất cao (11000mm/năm), trong khi đó lượng mưa ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm.

– Dãy núi Gát Tây chăn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can.

– Các sông chính: Ấn, Hằng, Bra-ma-pút.

– Cảnh quan tự nhiên chính: rừng nhiệt đới ẩm, xavan, hoang mạc và cảnh quan núi cao.