Nam hải đại vương là ai

Khi 13 tuổi, Hải Công đã đi khắp đó đây để tầm sư học đạo, đọc văn luyện võ, nên tài lược thao, thiên văn địa lý, lục giáp thần phù đều tinh thông nổi tiếng. Tuổi vị thành niên mà Hải Công đã lừng danh là thần đồng giáng thế.

Năm 21 tuổi, phụ thân và phụ mẫu của Hải Công lần lượt qua đời. Sau 3 năm tang hiếu giữ trọn đạo thờ cha cúng mẹ, Hải Công mới tính chuyện đi tìm bạn hiền tài, chí cao tâm sáng, để chờ cơ vận, đem thân phù nước giúp dân. Hải Công đến núi Tản Viên thuộc đạo Sơn Tây để kết giao với 3 anh em nhà Sơn Thánh - họ đều là những anh hùng hào kiệt.

        Khi vua Hùng Duệ Vương kén tuyển phò mã, gả công chúa Ngọc Hoa cho người anh cả là Sơn Thánh, hai em ruột của Sơn Thánh là Cao Sơn và Quý Minh, cùng bạn kết nghĩa là Hải Công đều được vào triều nhận việc giúp vua. Hải Công chỉ huy một trong bốn đạo quân của triều đình.

        Sau đó một thời gian, ở đạo Sơn Nam - chính là quê gốc của Hải Công, thiên tai dịch bệnh hoành hành làm muôn dân thống khổ. Được thần báo mộng: Hải Công là Thiên Thánh giáng trần, thủy thần xuất thế, vua Hùng Duệ Vương đã triệu Hải Công phong chức Đô đài Thiên quan, kiêm Đại nguyên soái dẫn quân về huyện Thụy Anh, phủ Thái Ninh, lập đàn tế cáo trời đất tại cửa bể Bình Lạng, Đại Bàng. Nạn hồng thủy được dẹp yên. Nhân dân An Cố nghênh đón Hải Công về trang ấp, coi đây là niềm vinh hạnh, vì đã có người con quê hương ra tay trừ được thiên tai dịch bệnh, đem lại yên vui cho cả đạo Sơn Nam.

Sau chiến công đó, được vua ban thưởng, Hải Công tâu vua xin được trở về quê hương để làm chúa đạo Sơn Nam. Ngài nhận dân An Cố là thần dân, rồi cho lính, và mọi người xây dựng một cung sở tại trang ấp An Cố để Ngài tiện việc chỉ bảo thần dân tăng gia sản xuất.

        Khi vua Hùng Duệ Vương tuổi cao, quân Thục Vương - tức Ai Lao đem trăm vạn người, ngựa sang xâm chiếm nước ta. Sơn Thánh tâu vua triệu Hải Công về triều để bàn kế phá giặc. Hải Công cùng Sơn Thánh tuyển mộ 30 vạn quân hùng tướng mạnh để bày binh bố trận. Chỉ một trận đại chiến, 5 cánh quân giặc Thục bị đánh tan tành. Thắng trận, vua ban thưởng, toàn dân ca hát khải hoàn. Có công lớn, và được ban thưởng trong 2 đại sự Quốc gia, Hải Công xin vua được đi chu du thiên hạ để thỏa chí tang bồng.

Sau những tháng năm chu du tứ hải nhân sơn, Hải Công trở về quê An Cố - Nam Mai làm lễ yết gia bái đường. Qua năm sáu ngày yến ẩm cùng bạn bè đồng mục, họ hàng dòng tộc, ngày 15 thánh 11 âm lịch năm ấy, trời đất tối sầm, thú chầu, sóng dữ, Hải Công đi về cửa bể phía nam hóa thánh về trời.

        Sau khi Hải Công về trời, thần dân An Cố làm ăn bất ổn, cuộc sống bất thường. Có cây gỗ lớn cứ đêm đêm lại trôi vào cung sở. Mọi người trong trang ấp An Cố đều được báo mộng rằng: Cây gỗ đó chính là hiện thân của Hải Công, cần phải rước Thần hiệu của Ngài về viết vào cây gỗ, rồi lập đình trên đất cung sở để thờ muôn thủa. Thần dân An Cố liền viết biểu tâu vua. Xét công lao to lớn của Hải Công trong việc trừ thiên tai dịch bệnh, dẹp tan ngoại xâm, và dạy bảo thần dân An Cố làm ăn thịnh vượng, vua đã truy phong Ngài là: Nam Hải Đại vương, thượng đẳng phúc thần. Đồng thời vua cho kinh phí để lập đình, đền thờ đức thánh Nam Hải Đại vương tại trang ấp An Cố. Lễ mừng Đức Thánh nhập đình, đền là ngày 25 tháng 7 năm đó.

          Cần phải nói thêm rằng: Từ đời vua Hùng Duệ Vương cho phép lập đình, đền, miếu mạo đến nay đã hơn 2000 năm. Trải qua nhiều triều đại, nhiều đời vua, nhiều đời con cháu hậu duệ là thần dân An cố, chắc chắn ngôi đình, ngôi đền dựng từ lần đầu tiên, đến nay đã được tôn tạo, thay đổi nhiều lần. Nhưng dù ở triều đại nào, Đức Thánh Nam Hải Đại vương vẫn phù dân giúp nước. Bằng chứng là 13 triều đại đều nhờ Ngài mà chiến thắng ngoại xâm, nên các vị vua đã phong thần tri ân công đức của Ngài. 13 sắc phong còn nguyên triện đỏ hiện đang lưu ở đền, mãi mãi là nguồn tự hào của thần dân An Cố.

          Ngôi đình hiện tại là ngôi đình to nhất thay thế những ngôi đình dựng trên nền đất cung sở trước đó. Ngôi đình này được khởi công lắp ráp vào năm 1527. Khánh thành vào năm 1528. Như vậy đình mới này có tuổi là 484 năm. Còn ngôi đền hiện tại, cũng là nơi thờ Đức Thánh Nam Hải Đại vương từ cách đây hơn 2000 năm. Nhưng đến đầu thế kỷ 20 đã làm lại. Hơn 100 năm mưa nắng, chiến tranh, và lòng người đối với Thánh mỗi thời có sự tàn phá, hoặc tri ân công đức khác nhau, đến nay đền đã xuống cấp, mất mát nhiều phần và có những phần không thể làm lại được.

Đình An Cố đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28 tháng 4 năm 1962. Trong những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc đã xây dựng kế hoạch, đầu tư kinh phí, huy động nhân dân, các nhà hảo tâm đóng góp công sức, tiền của để tu bổ, mở mang dần dần một số công trình thiết yếu để bảo vệ khuôn viên của đình cũng như tổ chức đón khách thập phương về tham quan.

Giới thiệu

Đền thờ Nam Hải Đại Vương nằm ngay bên cạnh bến tàu. Đây là ngôi đền đã có từ rất lâu đời, nay mới được người dân tại Đồ Sơn sửa chữa mới. Nam Hải Thần Vương là một vị tướng thời Trần.

Theo truyền thuyết, sau một trận thủy chiến đánh tan giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, người dân thấy một tử thi cụt đầu trôi vào đảo. Nhìn quần áo của ngài, biết là tướng nhà Trần tử trận, bà con bèn đắp mộ, rồi lập đền thờ.

Tương truyền thần Nam Hải rất linh thiêng, nếu ai dám lấy đi bất cứ thứ gì trên đảo, kể cả một lá cây, sẽ bị ngài phạt, phải đem trả lại mới yên. Chính vì lẽ đó, trải qua hàng trăm năm, đảo Hòn Dấu vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ kỳ vĩ.

Nam hải đại vương là ai
 
Đền thờ Nam Hải thần vương

Ðền thờ Nam Hải thần vương nằm sát bờ biển, núp dưới những tán đa cổ thụ, nhỏ bé và đơn giản, sự thành kính bao trùm qua khói nhang nghi ngút quanh năm. Trong các ngày lễ hội, ngày mồng 9 là ngày chính hội, với phần lễ đặc trưng là tục rước đèn về đêm và tế lễ, thả thuyền giấy.

Theo người Đồ Sơn, rước đèn về đêm là rước thần hiển linh để phù hộ cho nhân dân trong vùng. Lễ rước đèn bắt đầu từ 23 giờ đến sáng. Cho dù trong tiết tháng 2 sóng biển nổi lên rất mạnh nhưng người dự hội vẫn thắp đèn trên biển.

Đêm ấy, cả đảo Dấu lung linh trong ánh lửa từ những ngọn đèn và trong ánh lửa, người đồ Sơn muốn gửi gắm ước mơ của mình vào thiên nhiên, vào cõi tâm linh mong cho những chuyến đi biển về khoang thuyền đầy ắp cá, tôm.

(St)

Nam hải đại vương là ai

          Đình làng Tiểu Trà, xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng (nay thuộc phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh) thờ Nam Hải đại vương, một vị tướng có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước thời Hùng Vương. Tại đây còn lưu giữ thần phả cùng các đạo sắc phong của các triều đại phong kiến nước ta cho vị tướng này. Sự tích về ông như sau:
          Phạm Hải nguyên quán ở phường Nam Mai, châu Bố Chính, con ông Phạm Xuyến,một hào trưởng ở châu này; mẹ là bà Bằng Thị Quang. Gia đình giàu có nhưng hiếm hoi. Khi tuổi đã khá cao, một đêm bà mơ thấy con cá côn nhảy vào thuyền nhà mình. Sau đó bà có thai sinh ra Phạm Hải. Phạm Hải ngay từ nhỏ đã giỏi cả văn lẫn võ, nổi tiếng khắp vùng. Sau đi chu du thiên hạ, kết nghĩa với 3 anh em Tản Viên Sơn Thánh và được làm quan tại triều.
          Gặp lúc vùng An Lão, Nghi Dương bị bão lụt, dịch bệnh nặng nề, Hùng Duệ Vương nghe tin dân bị nạn bèn sai Phạm Hải về giúp. Sau khi đi xem xét tình hình, địa thế khắp nơi trong vùng, Phạm Hải đặt nơi làm việc ở Tiểu Trà, Nghi Dương, nay là thôn Tiểu Trà, xã Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy. Ông lo việc cứu đói, chữa bệnh dịch và huy động quân lính cùng dân đắp đê, khơi ngòi cứu dân thoát khỏi thiên tai dịch bệnh. Từ đó, dân hai huyện được ấm no, yên lành. Mọi người đều ca ngợi công đức.          Khi có quân Ai Lao sang quấy phá, Vua cho triệu Phạm Hải về triều và đem quân đi chống giặc, 25 thanh niên trai tráng của Tiểu Trà được chọn theo Phạm Hải ra trận.
          Sau khi thắng giặc, Phạm Hải xin về quê cũ nghỉ ngơi, an dưỡng tuổi già, lúc trèo non, khi vượt bể, dạo chơi vui cùng non nước. Trong một chuyến nhàn du ngoài biển, Phạm Hải mất tại một hòn đảo ngoài biển nước Nam.
          Tin buồn về đến kinh đô, Vua Hùng thương tiếc phong làm phúc thần, ban thần hiệu là Nam Hải đại vương, cho dân Tiểu Trà thờ làm Thành hoàng.
          Trang ấp của Nam Hải Đại Vương được vua ban ở Tiểu Trà, còn nơi trấn giữ của ngài là Hòn Dấu. Di vật lưu lại của Nam Hải Đại Vương ở đình Tiểu Trà là một lọn tóc, hai cây kiếm và đôi đũa quý. Còn ở đền thờ ngài tại Hòn Dấu cũng lưu lại một lọn tóc.
          Những cụ cao niên ở Tiểu Trà và những người am hiểu lịch sử ở đây thường truyền tụng câu chuyện được chép vào Thần tích làng về tướng quân Phạm Hải, sau này được nhiều triều đại phong kiến sắc phong là Nam Hải Đại Vương, có nơi gọi là Nam Hải thần Vương (ở đảo Hòn Dáu) – người được giao nhiệm vụ trấn ải cả vùng Nam Hải (biển phía nam). Nhiều vị vua khi đi đánh giặc qua vùng Đồ Sơn, Kiến Thụy đã được sự phù giúp của thần Nam Hải. “Nam Hải Đại Vương thượng đẳng phúc thần, hộ quốc an dân” là mỹ tự mà nhiều triều đại phong kiến đã ban tặng cho Ngài và với công giữ nước, bảo vệ dân, Ngài được muôn đời hương khói thờ phụng.

(PV. Thi, theo thần tích thành hoàng đình Tiểu Trà, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh)

Premium WordPress Themes Download

Free Download WordPress Themes

Download WordPress Themes

Download Nulled WordPress Themes

free download udemy course