Nẫu nghĩa là gì

========== Thêm môt version ================== ....Người Việt mình từ văn minh lúa nước mấy ngàn năm đến giờ đã nổi tiếng là nhà quê, cho dù có ở thành thị thì vẫn là dân nhà quê so với các nước khác. Vậy thử hỏi trong đất Việt Nam mình, xứ nào là nhà quê nhứt? Đó chính là xứ Nẫu. Tôi đi khắp Việt Nam, ai hỏi tôi quê đâu? Tôi thưa rằng quê tôi xứ Nẫu, tôi dân Nẫu, Nẫu nè, Nẫu ơi Vì sao "quê", vì ngay cái chữ Nẫu nghe nó đã quê rồi. Nó khởi thủy là chữ nậu, là một từ cổ ở miền Trung Nam Bộ, theo cụ Vương Hồng Sển, nó cổ đến mức gần như là nguyên thủy, ngày nay không còn ai dùng. Từ nậu để chỉ một nhóm người theo ngành nghề hoặc theo nơi ở: ví dụ: "Nậu nguồn" chỉ nhóm người trên rừng, "Nậu nại" chỉ nhóm người làm muối, "Nậu rổi" chỉ nhóm người bán cá, "Nậu rớ" chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ, "Nậu cấy" chỉ nhóm người đi cấy mướn, "Nậu vựa" chỉ nhóm người làm mắm... mãi sau, bằng nguyên lý tăng âm đặc trưng của dân Việt mình: ông + ấy = ổng, chị + ấy = chỉ, thì cái nậu + ấy= Nẫu. Xứ Nẫu bắt đầu từ Bình Định, Phú Yên và một phần của Khánh Hòa. Cũng như các vùng miền khác, mà gần nhất là xứ Quảng, giọng nói người xứ nẫu không lẫn vào đâu được. Người xứ Nẫu luôn nói lớn tiếng, giọng nặng và hầu hết các âm tiết đều bị biến dạng theo hướng nặng hơn, khó phát âm hơnkhó đến nỗi chỉ người xứ Nẫu mới nói được, làm như cái cấu tạo thanh quản của dân xứ Nẫu đã khác đi so với người xứ khác. Nẫu (người ta), rầu (rồi), cái đầu gấu (gối), trời tấu (tối), cái xỉ (muỗng), tộ (chén)người xứ Nẫu nói cho người xứ Nẫu nghe, cho nên từ ngữ quê mùa cục mịch, đến mức câu ca dao mẹ hát ru con cũng nặng trình trịch, nhưng mà nặng nhất là cái tình: Thương chi cho uổng công tình Nẫu dzìa xứ nẫu, bỏ mình bơ vơ Hồi nhỏ, mỗi lần tôi làm điều gì không đúng, ông nội tôi thường nói: đửng làm dẫy, nẫu cừ (đừng làm vậy, người ta cười), nhưng cũng có khi ông nội cho tôi thoải mái, muốn làm gì thì làm, kể cả vấn thuốc rê của ổng ra sân ngồi hút phì phà như người lớn, vì: nẫu cừ thì kệ nẫu cừ, nẫu cừ lạnh bụng, hở mười cái răng. Dân Nẫu đúng như giọng xứ Nẫu, hiền nhưng cộc cằn, phóng khoáng nhưng ngang ngạnh, tình cảm nhưng hơi thô kệch

Dân Nẫu đi đến đâu cũng là dân nhà quê, học hành đến mấy vẫn không trút được cái gốc nẫu của mình. Nẫu không khôn ngoan, khéo léo như người Bắc. Nẫu không dịu dàng, lịch lãm như người xứ Huế. Nẫu cũng chẳng rộng rãi, vô tư như người Nam. Nẫu là Nẫu. Nẫu dzẫy (nậu vậy), Dân Nẫu không quan tâm người khác nghĩ gì về mình, tốt xấu gì cũng mặc, kệ nẫu. Cho nên dân Nẫu đi xứ khác làm ăn bị thiệt thòi nhiều, ít bạn, nhưng nếu có bạn, nẫu sẽ sống chết với bạn..................

Lang thang, tôi kiếm tình người,
Mẹ già nghe nói, mỉm cười đau thương.