Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024

Với tỉ lệ trẻ biếng ăn, kén ăn cao như vậy, trong khoảng 10 năm qua đã xuất hiện phương pháp cho trẻ ăn dặm có tên gọi là “ăn dặm theo bé chỉ huy” hay còn gọi là “ăn dặm theo đáp ứng của trẻ”. Tại Việt Nam, phương pháp này đã bắt đầu được đưa vào các chương trình tập huấn dinh dưỡng trẻ em từ năm 2012 và hiện đã được nhiều bà mẹ lựa chọn áp dụng.

Ăn dặm theo bé chỉ huy là một phương pháp cho phép trẻ tự quyết định cách ăn. Đứa trẻ tự ăn và bữa ăn được xem như một quá trình khám phá và học hỏi của trẻ. Bố mẹ chỉ đóng vai trò lựa chọn thức ăn, hỗ trợ và theo dõi việc tự ăn của trẻ.

Cách thức cho ăn dặm theo phương pháp bé chỉ huy khi trẻ được 6 tháng tuổi

- Trẻ được cho ăn những thức ăn đặc ngay từ đầu thay vì cho ăn từ lỏng đến đặc theo cách ăn truyền thống.

- Trẻ được cho làm quen dần với các loại thức ăn, những bữa ăn đầu tiên là những loại thức ăn đơn giản, mềm được cắt theo dạng hình que để dễ cầm nắm; ví dụ như khoai tây, cà rốt luộc cắt dọc thành hình que. Những bữa tiếp có thể cho trẻ ăn chuối cắt lát, thịt gà xé nhỏ, bơ, pho mát miếng mềm…

- Rửa tay sạch cho trẻ, thức ăn được bày trên khay sạch để trẻ tự bốc, cầm, nắm xoay xở và tự đưa vào miệng rồi tự mớm, nhai dù có thể lúc này trẻ chưa mọc răng.

- Những bữa đầu tiên, trẻ chỉ ăn rất ít hoặc đơn giản chỉ là chơi, khám phá và nếm thử làm quen dần với thức ăn. Sau một vài tuần, trẻ sẽ thành thạo hơn và ăn được nhiều hơn. Trẻ sẽ cầm nắm và đưa thức ăn vào miệng có thể kèm với sự hỗ trợ của bố, mẹ bằng cách đưa thức ăn cho trẻ hoặc đút thức ăn bằng thìa, nhưng lưu ý là không ép buộc.

- Đến giai đoạn từ khoảng 16-18 tháng tuổi trẻ có thể tự cầm muỗng và bắt đầu tập xúc thức ăn đưa vào miệng.

Những nguyên tắc chính trong phương pháp ăn dặm theo bé chỉ huy

- Sữa mẹ đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chính nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ cho đến 24 tháng tuổi theo các hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ.

- Lúc mới bắt đầu ăn dặm nếu trẻ từ chối loại thức ăn nào đó thì không ép và có thể thử lại loại thức ăn đó vài ngày sau.

- Lượng thức ăn trong mỗi bữa là do trẻ quyết định, khác với phương pháp truyền thống là bố mẹ cố gắng đút cho trẻ ăn hết một lượng nào đó tùy theo độ tuổi.

- Những loại thức ăn mà trẻ không cầm nắm được thì bố mẹ có thể hỗ trợ đút cho trẻ nhưng không được ép nếu trẻ từ chối. Đến khi trẻ có thể cầm thìa được thì để trẻ tự tập cầm và tự xúc thức ăn đưa vào mồm, lúc đầu sẽ bị đổ hoặc rơi vãi nhiều nhưng dẩn dần sẽ ổn.

- Không cho trẻ ăn những loại thức ăn có thể gây nguy hiểm cho trẻ như các loại hạt, thức ăn cứng quá, ví dụ như hạt đậu, sụn, gân…

- Bố mẹ phải luôn ở bên trẻ để chăm sóc, hỗ trợ, không để trẻ ăn một mình mà không có người quan sát.

Những ích lợi chính của phương pháp ăn dặm theo bé chỉ huy

Tuy còn một số tranh luận nhưng các nghiên cứu trong những năm qua cho thấy phương pháp ăn dặm này có những lợi ích sau:

- Phương pháp này mang tính chất tự nhiên, trẻ ăn theo phương pháp này sẽ tự điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của mình và điều này có thể làm trẻ ít có nguy cơ bị thừa cân - béo phì hơn. Có một số nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng, trẻ có khuynh hướng thèm và chọn những loại thức ăn chứa các chất dinh dưỡng mà cơ thể trẻ cần.

- Việc tự khám phá và lựa chọn thức ăn giúp trẻ làm quen dễ hơn với các loại thức ăn.

- Phương pháp này có thể giúp trẻ ít bị biếng ăn, kén ăn hơn. Bố mẹ ít bị căng thẳng vì việc phải ép trẻ ăn.

- Khi trẻ tự ngồi ăn được và có thể sắp xếp thời gian ăn của trẻ cùng bữa ăn của gia đình thì sẽ tiết kiệm được thời gian và trẻ sẽ có cảm giác thích thú khi cùng thưởng thức bữa ăn với gia đình.

Những bất tiện của phương pháp ăn dặm theo bé chỉ huy

- Trẻ ăn theo phương pháp này có thể làm rơi vãi nhiều thức ăn và có thể rơi xuống sàn làm lãng phí thức ăn và mất công dọn dẹp.

- Bữa ăn có thể kéo dài do trẻ ham chơi, nghịch với thức ăn.

Có một số lo ngại về việc cho ăn đặc sớm có thể làm trẻ dễ bị nghẹn, sặc. Tuy nhiên, các quan sát cho thấy rằng với thức ăn được cắt nhỏ và theo dạng lát, dạng que trẻ sẽ tự xoay xở được khi bị nghẹn, hóc… trong những lần đầu làm quen với thức ăn. Thậm chí, người ta nhận thấy rằng khi ép trẻ ăn, nhất là ăn quá no thì trẻ dễ bị ọe và nôn trớ hơn là khi trẻ tự ăn và tự điều chỉnh.

Bố mẹ nếu lo ngại về việc ăn đặc ngay từ đầu thì có thể áp dụng phương pháp cho bé ăn chỉ huy theo kiểu Nhật, tức là cho trẻ tự ăn không ép nhưng vẫn ăn từ lỏng đến đặc chứ không cho ăn đặc ngay từ đầu.

Cho trẻ ăn dặm theo bé chỉ huy là một phương pháp mang tính tự nhiên. Khi áp dụng phương pháp này trẻ và bố mẹ sẽ bớt bị căng thẳng vì sự ép buộc. Bữa ăn sẽ trở thành niềm vui và là quá trình tự khám phá học hỏi của trẻ.

Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi thì bố mẹ cần lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho con. Khám phá ngay 3 chế độ ăn dặm được nhiều mẹ Việt chuộng nhất hiện nay để chọn phương pháp phù hợp cho bé yêu ăn dặm, bổ sung dinh dưỡng cho bé, mẹ nhé!

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024

1. Cách cho trẻ ăn dặm hợp lý là gì?

Khi các bé được khoảng 6 tháng tuổi, ngoài nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính là sữa mẹ, trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác, giai đoạn này được gọi là giai đoạn ăn dặm của bé và cần được thực hiện một cách hợp lý. Ban đầu, khi mới tập ăn dặm, nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tập cho trẻ quen dần với các loại thức ăn mới. Việc tăng số lượng thức ăn và bữa ăn cho trẻ cần phù hợp theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của trẻ. Khi chế biến thức ăn dặm cho bé cần đảm bảo thức ăn mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, người chế biến cần rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn bột ngọt vì loại gia vị này vừa không có chất dinh dưỡng, lại không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

2. Các phương pháp cho trẻ ăn dặm

2.1. Phương pháp ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm truyền thống đã có từ lâu đời, và được nhiều bậc cha mẹ sử dụng cho trẻ ăn dặm. Khi trẻ đến độ tuổi ăn dặm, bố mẹ của bé sẽ bắt đầu cho ăn dặm bằng bột xay chung với các loại thức ăn khác như rau củ, cá, thịt… Và khi trẻ bước sang độ tuổi mọc răng, bố mẹ sẽ chuyển sang cho trẻ ăn cháo và các loại thức ăn mềm khác kèm theo.

Ngày nay, rất nhiều bà mẹ cho rằng phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống không còn phù hợp với xu hướng hiện đại nữa. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều trẻ em tại Việt Nam được cho ăn theo cách này.

Ưu điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống là nó đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt. Ông bà cũng có thể dễ dàng giúp đỡ cha mẹ trong việc cho bé ăn dặm. Đồng thời, thức ăn xay nhuyễn dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của trẻ.

Hạn chế của phương pháp ăn dặm truyền thống là trẻ ăn thức ăn nhuyễn nhiều, chậm khả năng ăn thực phẩm thô. Nhiều trẻ trên 2 tuổi nhưng vẫn phải ăn cơm nhuyễn, cơm nhá rất mất vệ sinh. Ngoài ra, việc chế biến chung nhiều loại thức ăn với nhau khiến trẻ khó cảm nhận được mùi vị riêng của các loại, không kích thích trẻ ăn uống. Trẻ dễ bị chán ăn, biếng ăn và kén chọn thực phẩm sau này.

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024
(Ảnh minh họa: Phương pháp ăn dặm truyền thống)

Tuy mang đến nhiều ưu điểm tích cực nhưng ăn dặm kiểu Nhật cũng có một số hạn chế nhất định:

– Bố mẹ mất rất nhiều thời gian và công sức để dạy bé ngồi, cầm thìa, ăn uống.

– Việc chuẩn bị các loại thực phẩm rất mất thời gian.

– Khó tiếp nhận với người lớn tuổi như ông bà.

Vì vậy, phương pháp này phù hợp với những mẹ ít bận rộn, có nhiều thời gian và tỉ mỉ trong việc chế biến đồ ăn dặm cho con. Nếu mẹ chọn phương pháp ăn dặm này cần thu xếp thời gian biểu hợp lý.

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024
(Ảnh minh họa: Phương pháp ăn dặm kiểu nhật)

2.3. Phương pháp cho bé ăn dặm tự chỉ huy

Ăn dặm tự chỉ huy (có tên tiếng Anh là Baby Led Weaning và được viết tắt: BLW) là phương pháp ăn dặm tự quyền, tức là bé tự quyết định ăn gì, ăn món nào trước hoặc món nào sau mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn.

Ngoài ra, ở phương pháp này thì trẻ có quyền ăn hoặc không ăn một món nào đó theo sở thích cá nhân. Bé có thể bốc bằng tay hoặc sử dụng thìa, muỗng, dĩa để ăn mà hoàn toàn không hề có sự can thiệp của cha mẹ. Ăn dặm tự chỉ huy là phương pháp ăn dặm mà cha mẹ tôn trọng quyền quyết định của con trong suốt quá trình ăn và bé sẽ tự khám phá và thưởng thức các món ăn theo ý muốn của mình.

Điều quan trọng nhất là mẹ không được đút, dỗ hay ép bé ăn, ăn ít hay ăn nhiều và ăn như thế nào là do bé. Bé sẽ được ăn cùng bàn, cùng thời điểm với những thành viên khác trong gia đình.

Nhìn chung, ăn dặm tự chỉ huy sẽ khuyến khích bé kết hợp việc ăn dặm với việc bú sữa mẹ (sữa công thức) cho nên nó không giống như các kiểu ăn dặm khác, trẻ sẽ có nhiều lựa chọn hơn là ăn đồ đã xay nhuyễn từ trước.

Ăn dặm tự chỉ huy bắt nguồn từ các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại Việt Nam vài năm trở lại đây, phương pháp này mới được các bậc cha mẹ áp dụng bởi những lợi ích vượt trội so với cách ăn dặm thông thường.

Những lợi ích điển hình của phương pháp này chính là giúp trẻ phát triển kỹ năng, phát triển giác quan, tạo tính tự lập, giảm nguy cơ béo phì, giúp trẻ tăng cảm xúc trong ăn uống.

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024
(Ảnh minh họa: Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy)

Ba phương pháp ăn dặm nêu trên đều có những điểm mạnh và điểm yếu, do đó cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào phụ thuộc hoàn toàn vào cả mẹ và bé, các bậc cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bé và điều kiện của mẹ. Các bà mẹ cũng có thể tham khảo từ những bà mẹ khác, tận dụng thế mạnh của mỗi phương pháp để tạo ra kiểu ăn riêng của con, ví dụ chế biến thức ăn truyền thống nhưng nên chú ý các bước ăn thô, cách cho trẻ ăn, tập cho bé ăn nhạt, tập trung ăn thay vì đi rong…. Hoặc thậm chí có thể kết hợp nhiều phương pháp ăn dặm trong các bữa ăn của trẻ trong ngày. Điều quan trọng nhất là giúp bé có được những bữa ăn ngon miệng và vui vẻ nhé.

Và các mẹ đừng quên sử dụng các công cụ đắc lực trong quá trình cho bé ăn dặm như nồi nấu chậm, nồi đa năng,… với các ưu điểm vượt trội, nồi nấu chậm được xem là một trong những thiết bị lý tưởng cho việc chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé.

Nồi không những giúp các mẹ có thể chuẩn bị được những bữa ăn dinh dưỡng mà còn đảm bảo sức khỏe và còn tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ với khả năng giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao.

3. Một số dụng cụ ăn dặm mẹ cần chuẩn bị cho bé

– Bát đĩa và thìa ăn dặm

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024

Mẹ nên chọn các sản phẩm có thành phần an toàn, tự nhiên nhất có thể cho con. Ngoài ra có 1 số sản phẩm chuyên dụng cho bé ăn dặm với tính mềm dẻo, báo nóng,…phù hợp với độ tuổi của các con.

– Máy xay

Mẹ có thể sử dụng máy xay sinh tố truyền thống, máy xay cầm tay hoặc bất kỳ máy xay nào có thể xay nhuyễn thức ăn. Tuy nhiên hãy ưu tiên các sản phẩm gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian và dễ làm sạch để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé.

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024

– Nồi nấu

Ninh hầm bằng nồi nấu chậm hiện nay được đánh giá là một trong những cách chế biến giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng cũng như hương vị của thực phẩm,đặc biệt phương pháp này cũng được các bà mẹ lựa chọn để chế biến các món ăn dặm cho bé. Với nồi nấu chậm thông minh SLOW 4, sẽ đem lại cho mẹ một trải nghiệm về sự tiện lợi của nó khi sử dụng chức năng hẹn giờ và chức năng nấu tự động, mẹ sẽ càng tự tin và yên tâm hơn không lo hỏng công thức nấu hay bị cháy khét, điều này càng tiện lợi đối với các bà mẹ bận rộn.

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024

Ngoài ra các mẹ cũng có thể sử dụng các loại nồi đa năng khác để nấu cho bé, miễn sao phù hợp với túi tiền và nhu cầu sử dụng của gia đình

– Máy tiệt trùng

Máy tiệt trùng bình sữa là một lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình mong muốn bình sữa cùng các dụng cụ ăn dặm của con được sạch sẽ hơn, an toàn hơn, bố mẹ tiết kiệm thời gian hơn mà lại tiết kiệm được ngân sách cho việc đầu tư.

Nên cho con ăn dặm theo phương pháp nào năm 2024

Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ đã giúp mẹ biết cách cho bé ăn dặm hợp lý theo từng tháng tuổi. Quá trình bé ăn dặm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ. Vì vậy, mẹ nên tập ăn dặm cho bé đúng cách và đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Có bao nhiêu phương pháp cho trẻ ăn dặm?

Về quá trình cho bé ăn dặm cũng có đa dạng về phương pháp, tuy nhiên phổ biến nhất là 3 phương pháp: Ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW). Chúng ta không thể khẳng định rằng phương pháp nào là tốt nhất bởi mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Bắt đầu ăn dặm nên cho bé ăn bột gì?

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên ưu tiên các loại bột ngọt có vị giống với sữa mẹ, ví dụ như các loại bột gạo, ngũ cốc hay trái cây trộn với sữa để bé quen dần và phù hợp với hệ tiêu hóa của con. Sau một thời trẻ đã quen với việc ăn dặm, bạn có thể cho sử dụng bột mặn để thay đổi khẩu vị và đa dạng thực đơn.

Nên cho bé ăn dặm những gì?

Thực phẩm nào tốt cho trẻ ăn dặm Khi tập ăn dặm cho bé, bố mẹ cần đảo bảo đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết: tinh bột (gạo, ngô,…), chất đạm (trứng, sữa, thịt, cá,…), chất béo (lạc, vừng, mỡ động vật,…), chất xơ, vitamin và khoáng chất (các loại trái cây, rau củ quả tươi,…).

Adkn là gì?

Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) là phương pháp được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật nghiên cứu, đúc kết nhằm giúp bé phát triển toàn diện ngay từ những năm đầu đời. Với phương pháp này, các bé sẽ được cho ăn những loại thức ăn riêng biệt như tinh bột, thịt cá, rau củ.... thay vì ăn bột như phương pháp truyền thống.