Nganh hoc luật và quản tri địa phương là gì năm 2024

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng về đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, trong đó có chính quyền địa phương theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Bài viết tập trung phân tích và nhấn mạnh nếu quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị địa phương ở Việt Nam sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản trị địa phương và chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam.

Ảnh minh họa: internet

1. Khái niệm và đặc điểm của quản trị địa phương

Quản trị địa phương (Local Governance) là một trong 3 cấp độ của quản trị, đó là quản trị toàn cầu, quản trị quốc gia, quản trị địa phương. Quản trị địa phương bao gồm những thiết chế nhà nước và cả những thiết chế phi nhà nước ở tầm địa phương như: các quy phạm xã hội (quy ước, hương ước, tập tục) các mạng lưới xã hội, các tổ chức cộng đồng…, khuôn khổ cho các mối tương tác giữa công dân và công dân, công dân và nhà nước, cơ chế ra quyết định, cung cấp dịch vụ công ở cấp địa phương. Có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của quản trị địa phương như sau: - Quản trị địa phương gắn với các công việc của địa phương và lợi ích của nhân dân địa phương. Do đó, quá trình quản trị cần căn cứ vào đặc điểm, nguồn lực của địa phương và nhu cầu của người dân địa phương để xây dựng kế hoạch chiến lược cho địa phương. - Chủ thể của quản trị địa phương là cộng đồng dân cư địa phương, bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ… và công dân đang sinh sống, hoạt động tại lãnh thổ địa phương. Sự tham gia của các chủ thể vào quản trị địa phương được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính quyền địa phương có quyền tự quản nhất định trong xây dựng và quản lý bộ máy của mình. - Quản trị địa phương tại mỗi cấp có quyền tự quản nhất định về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, ngân sách phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật. - Quản trị địa phương chịu sự kiểm soát của chính quyền trung ương. Quản trị địa phương chịu sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố sau: - Trình độ dân trí và mức độ tự ý thức về quyền công dân. - Mức độ tham gia của các tổ chức xã hội vào quản trị địa phương. - Trách nhiệm báo cáo và giải trình.

2. Xu hướng hoạt động của chính quyền địa phương theo nguyên tắc tự quản trên thế giới

Năm 1985, Liên minh châu Âu đã thông qua Công ước về tự quản địa phương, do đó những nước muốn gia nhập Liên minh châu Âu phải tham gia Công ước này. Hiến chương châu Âu về chính quyền tự quản địa phương có hiệu lực từ ngày 01/9/1988 đã được trên 30 nước châu Âu phê chuẩn và được các nước Trung Âu, Đông Âu sử dụng như một văn bản hướng dẫn về chính quyền địa phương trong xây dựng hiến pháp và các văn bản pháp lý liên quan. Theo Hiến chương châu Âu, tự quản địa phương là quyền và các khả năng thực tế của các địa phương, trong khuôn khổ các đạo luật, quy định và xây dựng một phần chủ yếu các công việc tại địa phương, trong sự tự chịu trách nhiệm, vì hạnh phúc của nhân dân tại địa phương mình. Theo quan điểm của Liên minh châu Âu, mô hình “quản trị nhà nước tốt” cần đảm bảo một số yếu tố: 1) Một hệ thống chính trị và pháp luật tôn trọng sự tự do và các quyền hợp pháp của con người; 2) Tồn tại trong một nhà nước pháp quyền; 3) Có sự phân chia quyền lực; 4) Có sự tham gia của nhiều chủ thể vào quản lý; 5) Quản lý có hiệu quả các nguồn lực công(1). Quản trị nhà nước tốt được xây dựng trên cơ sở 8 nguyên tắc cơ bản(2): huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào quản trị nhà nước; quản lý bằng pháp luật; công khai, minh bạch; thích ứng và linh hoạt; định hướng và đồng thuận; công bằng và bình đẳng; hiệu lực và hiệu quả; trách nhiệm giải trình.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị địa phương ở Việt Nam

Chính quyền địa phương Việt Nam từ Hiến pháp năm 1946 đến nay có nhiều đóng góp to lớn vào việc thiết lập, củng cố chính quyền nhân dân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Theo quy định hiện hành, chính quyền địa phương Việt Nam gồm cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Ủy ban nhân dân). Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Gắn với chính quyền địa phương có quản trị địa phương là một khái niệm rộng hơn. Theo đó, cần phải xây dựng các hệ thống nguyên tắc để định hình hệ thống chính quyền địa phương hiệu quả, mang tính đại diện, hiểu biết và được sự ủng hộ của người dân. Trong quản trị địa phương ở Việt Nam cần xem tiếng nói của người dân có mối quan hệ đồng đẳng với chính quyền. Làm thế nào để người dân tham gia ngày càng nhiều vào quản lý nhà nước, đối thoại với chính quyền, đóng góp vào việc xây dựng các chính sách công, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững của địa phương. Những năm qua, quản trị địa phương ở Việt Nam bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: quyết định quản lý còn thiếu sự sáng tạo, linh hoạt, nhanh nhạy trước những tác động của môi trường quốc tế; sự tham gia của các tổ chức xã hội vào quản trị địa phương chưa cao; nhân sự quản trị địa phương chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của quản lý địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế, một bộ phận cán bộ, công chức địa phương có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, trình độ lý luận, ngoại ngữ, tin học còn yếu và chưa được đào tạo có tính hệ thống, thậm chí có biểu hiện sa sút về phẩm chất, quan liêu, xa dân, tham nhũng. Việc giám sát của người dân đối với công việc chính quyền ở một số nơi còn mang nặng tính hình thức…

Vì vậy, hướng tới xây dựng một nền quản trị địa phương ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu của người dân và nâng cao trách nhiệm giải trình, cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:

Thế nào là quản trị địa phương?

Quản trị địa phương là mô hình hoạch định, quản lý phát triển kinh tế - xã hội ở cấp địa phương với sự tham gia của nhiều chủ thể, được vận hành theo nguyên tắc phi tập trung hóa.

ngành Luật khối C lấy bao nhiêu điểm?

Xếp sau đó là ngành Luật (khối C00) với 27,75 điểm. Năm 2021, ngành Luật Kinh tế (khối C00) có điểm chuẩn cao nhất trường với 29,25 điểm. Khối A00 lấy 26,26 điểm; khối A01 có điểm chuẩn 26,9 điểm. Năm 2022, điểm chuẩn ngành Luật Kinh tế (khối C00) là 29,5 điểm (tăng 0,25 điểm so với năm 2021).

Đại học Luật có những khoa gì?

Trường đang đào tạo 7 khoa và 1 bộ môn chuyên ngành, bao gồm khoa Luật Thương mại, khoa Luật Dân sự, khoa Luật Hình sự, khoa Luật Hành chính – Nhà nước, khoa Luật Quốc tế, khoa Khoa học cơ bản, khoa Quản trị và Bộ môn Anh văn pháp lý.

Đại học Luật Hà Nội có những ngành gì?

Trường Đại học Luật Hà Nội đào tạo các ngành nào?.

(1) Ngành Luật. Khoa Luật Đại học Luật Hà Nội có phân chia ra các ngành khác nhau, một trong số đó là ngành Luật. ... .

(2) Ngành Luật Kinh tế ... .

(3) Ngành Luật Thương mại quốc tế ... .

(4) Ngành Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý) ... .

(5) Ngành Luật chất lượng cao..

Chủ đề