Ngày chúa sinh ra đời là ngày nào năm 2024

Nhưng tên của ông trong tiếng Anh chỉ được ghi lại là Jesus qua nhiều lần phiên dịch qua các ngôn ngữ khác sau, từ tên gốc là Yeshu'a, theo Dominic Selwood viết trên trang Telegraph ở Anh (25/12/2017).

Ông chết năm nào, làm gì, sống ở đâu cũng còn là điều đang tiếp tục các sử gia được bàn thảo mà chưa có khẳng định cụ thể.

Các Phúc âm của Mark, Luke và Matthew nói về giai đoạn hoạt động chỉ chưa đầy một năm của Giê Su đến khi ông chết, còn John lại nói Giê Su làm lễ qua ba mùa Passover, tức là ba năm, theo Britannica.

Sử La Mã chỉ nhắc đến một nhân vật tạo cảm hứng cho dân Do Thái ở Rome "làm loạn" những năm sau này, và tìm ngược lại về một người như thế ở vùng Palestine mà La Mã kiểm soát.

Giê Su ra đời vào ngày nào?

Điều gần như chắc chắn là Giê Su không ra đời vào ngày Giáng Sinh như người ta tin vào thời nay.

Phúc âm của Matthew mà tác giả là người ẩn danh, vào khoảng năm 75 đến 85 sau Công nguyên nói Giê Su sinh ra thời vua Herod.

Herod qua đời năm thứ 4 trước Công nguyên, nên Giê Su phải sinh ra trước năm đó, theo Dominic Selwood.

Càng về sau, các huyền thoại, lời kể về Giê Su càng mất dần những chi tiết cụ thể để giữ lại thông điệp chủ chốt mà các tín đồ Ki Tô thời kỳ đầu muốn chuyển tải: Giê Su bị hành hình trên cây thập ác để chuộc lỗi cho chúng sinh, kể cả cho các kẻ thù của ông.

Vậy vì sao họ chọn ngày Giáng Sinh, và Chúa Giê Su sinh vào tháng 3 hay tháng 12?

Nguồn hình ảnh, JEAN-FRANCOIS MONIER/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Trẻ em Pháp diễn vở kịch Sự ra đời của Chúa Hài đồng trong đêm Giáng sinh tại Nhà thờ Saint-Liboire ở thành phố Le Mans, miền Tây nước Pháp (ảnh chụp 24/12/2017)

Giáo sư Dairmaid McCulloch viết trên trang BBC History:

Vào thế kỷ thứ 3, những người Ki Tô giáo đầu tiên muốn mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giê Su nhưng không biết chọn khi nào.

Vì sao họ chọn ngày 25/12: ở đây có hai thuyết chính.

Thuyết 1: Tín đồ coi Giê Su như 'Adam mới', sinh ra để chuộc tội cho Adam ban đầu trên Vườn Địa đàng. Vì thế, ngày 25 tháng 3 là ngày tốt cho sinh nhật Giê Su vì đó là ngày Lập Xuân và gắn liền với chuyện về sự sáng thế.

Nhưng một học giả Bắc Phi, Sextus Julius Africanus gợi ý rằng ngày 25/03 nên được coi là ngày Giê Su được thụ thai trong bụng mẹ. Sau 9 tháng thì ngày 25/12 Giê Su chào đời.

Thuyết 2: Kinh Phúc âm mói Giê Su chết trong lễ Passover, và một số học giả lấy lễ này của đạo Do Thái để chọn ra ngày 25/03.

Cũng trong Do Thái giáo có niềm tin cổ xưa rằng các vị tiên tri như Giê Su được thụ thai và sinh ra cùng một ngày với ngày chết.

Vì thế tín đồ Ki Tô có thể đã cho rằng Giê Su được thụ thai và chết ngay trong ngày 25/03.

Tính thêm 9 tháng thì ngày sinh Giê Su phải là 25/12 . Như thế, chọn ngày Giáng Sinh vào giữa mùa hè hay giữa mùa đông đều có lý do thần học cả.

Lễ mừng Giáng Sinh

Đó là về ngày sinh của Giê Su.

Nguồn hình ảnh, JUNI KRISWANTO/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Người Công giáo Indonesia thắp nến trong buổi lễ thánh đêm Giáng sinh tại một sân vận động ở Surabaya, thành phố lớn thứ hai Indonesia hôm 24/12/2017

Còn lễ mừng Giáng Sinh (Christmas) thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

Vẫn trang BBC History, mục về Giáng Sinh, giải thích lễ được Ki Tô giáo tiếp nhận và cải biên từ các lễ Đông Chí của tục thờ thiên nhiên mà các giáo sỹ Druid đã thực hành tại châu Âu thời tiền Thiên Chúa giáo, và cũng là lễ thờ ngẫu tượng của người La Mã xưa.

Vì lễ mừng Giáng Sinh không được nói đến trong Kinh Thánh, những phái Tin Lành ở Anh có thời chống lại ngày lễ Christmas, cho rằng nó không 'thanh khiết'.

Chẳng hạn năm 1644, Anh Quốc từng cấm toàn bộ các lễ lạt, trang trí mừng Giáng Sinh.

Nhưng càng về sau này, lễ Giáng Sinh càng lan toả ra thế giới và cũng càng giảm đi tính tôn giáo thuần tuý.

Những nước ít dân theo Ki Tô giáo như Trung Quốc và Việt Nam ngày nay cũng mừng lễ Giáng Sinh như một sinh hoạt văn hoá.

Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thực chất, Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh “nãtãlis” có nghĩa là ngày sinh.

Chúa Jesus mới đích thực là nhân vật chính của lễ Giáng sinh.

Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng “Christ” và “Mas”. “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” – tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng “Mas” có nghĩa là thánh lễ.

Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Tại sao một sự kiện lại được cử hành trong tận 2 ngày? Đấy là bởi người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

1. Đêm 24/12 - ngày “lễ vọng” của Giáng sinh

Như đã nói ở trên, theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức thêm nhằm thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...

Hình ảnh một nhà tu người Đức - Thánh Boniface.

Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã nói về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời.

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần.

Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông con để dùng trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.

2. Ngày 25/12 - ngày lễ chính của Giáng sinh

Có rất nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới là ngày Chúa Jesus thực sự ra đời nên 25/12 mới chính là Giáng sinh thật sự. Song điều này là không hoàn toàn chính xác.

Cho tới nay, chưa có tài liệu nào dám khẳng định chắc chắn Chúa Jesus có phải sinh ra vào ngày đó hay không. Tất cả những gì ta biết chỉ là Chúa Jesus sinh ra vào một đêm tối, trong chuồng gia súc của một quán trọ, một số người chăn chiên được thiên sứ báo tin đã tìm đến để thờ phụng Chúa.

-cccc8/phan-biet-ngay-24-va-ngay-25-trong-le-giang-sinh.jpg)

Sau sự kiện này, lễ Giáng sinh bắt đầu được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng. Ban đầu, trước sự cấm đoán và bắt bớ của chính quyền La Mã, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức - trùng đúng vào ngày lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The Sol invictus) của người La Mã.

Trong một thời gian dài, chính quyền La Mã đã không thể phát hiện các Cơ đốc nhân hân hoan mừng vui chào đón sự kiện Chúa Jesus đến trần gian vì họ đã tổ chức trùng ngày đại lễ của quốc gia La Mã lúc bấy giờ.

Sau đó khoảng 300 năm, vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông cho hủy bỏ lễ thờ thần Mặt trời. Ngày 25/12 từ đó mới được trở thành ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus.

Hoàng đế Constantine - người cải giáo cho đế chế La Mã.

Tuy nhiên, cũng phải đến năm 354, Giáo hoàng Libero công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jesus. Và khi Cơ đốc giáo phổ biến vào khoảng thế kỷ IV, Giáng sinh bắt đầu được tổ chức thường xuyên và đều đặn.

Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

Ai gây ra cái chết của Chúa Giêsu?

Pontius Pilate (hay Phongxiô Philatô) là Tổng trấn La Mã của xứ Judaea (vùng đất nay là Palestine và Israel), trong khoảng 10 năm. Được lịch sử nhớ đến nhiều nhất vì vai trò của ông trong vụ đóng đinh Chúa Giê-su, Pilate cũng là một nhân vật lịch sử bị những bí ẩn phủ bóng.nullCuộc đời bí ẩn của Tổng trấn La Mã, người ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsubaotintuc.vn › nhan-vat-su-kien › cuoc-doi-bi-an-cua-tong-tran-la-ma-ngu...null

Chưa chịu chết vào ngày nào?

Mà Chúa Giêsu chỉ có thể chết vào cuối sứ vụ của mình tức là vào thứ Sáu ngày 3-4-33 sau Công nguyên.nullChính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào?tgpsaigon.net › chinh-xacchua-giesu-chet-vao-ngay-gio-nao-63376null

Ngày Chúa sinh ra đời mấy giờ?

Lý do họ tổ chức Giáng sinh trước ngày 25 tháng 12 là vì họ coi một ngày phụng vụ của đạo Thiên Chúa luôn bắt đầu và kết thúc vào lúc hoàng hôn mỗi ngày. Do đó, họ tin rằng Chúa Giê-su đã được sinh ra vào lúc 5 giờ chiều ngày 24 tháng 12, nghĩa là sinh nhật của ông kết thúc vào cùng thời điểm vào ngày 25 tháng 12.nullGiáng Sinh là ngày 24 hay 25? Sự khác nhau giữa đêm 24 và ngày 25 ...fptshop.com.vn › danh-gia › giang-sinh-la-ngay-24-hay-25-152407null

Ngày chưa ra đời là gì?

Lễ Giáng Sinh (Noel), còn được gọi là ngày lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, là ngày kỷ niệm ngày Chúa Giêsu ra đời. Ngày nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chào đón lễ Giáng Sinh, thể hiện niềm tin của hầu hết những người theo đạo Công giáo về sự tồn tại của Chúa Giêsu.nullNguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Giáng Sinh - Báo Lao độnglaodong.vn › nguon-goc-va-y-nghia-cua-ngay-le-giang-sinh-1283321null

Chủ đề