Nghệ thuật vị nhân sinh tiếng anh là gì năm 2024

Một quả chuối được dán bằng băng dính lên tường (được đăng bán với giá 120 nghìn USD) đã trở thành tác phẩm nghệ thuật rất gây tranh cãi vào năm 2019. Có khán giả nói, đứa con 7 tuổi của tôi có thể làm được một tác phẩm sắp đặt đương đại. Cũng có người bình luận, ở Việt Nam mọi người chỉ đến triển lãm để chụp ảnh check-in là chính thôi. Ở Việt Nam, gần đây chúng ta thấy có nhiều triển lãm nghệ thuật đương đại được mở cửa, cũng bắt đầu có những tác phẩm, nghệ sĩ "đương đại" khiến công chúng và giới chuyên môn đặt dấu hỏi về tính "nghệ thuật" của mình. Sâu Ciety đã tìm đến Lê Thuận Uyên - một giám tuyển, đồng thời là giám đốc nghệ thuật của The Outpost để tìm hiểu xem: - Công chúng có thể tiếp cận với nghệ thuật đương đại ra sao? Có cần hiểu, cần cảm? Hay check-in thế nào cho vừa?- Nghệ thuật đương đại là gì?- Nghệ sĩ đương đại có gì giống hay khác với các nghệ sĩ "không đương đại"?

Cùng tìm hiểu qua số podcast Sâu Ciety được host bởi Keira Ngo và sự tham gia của chị Bùi Trà My (Thạc sỹ ngành Phân tích sáng tạo & Phê bình) nhé! Dưới đấy chỉ là 3 câu hỏi mà chúng mình cho là thú vị nhất thui, các bạn có thể lắng nghe buổi nói chuyện đầy đủ tại đây.

Host Trà My: Tính đương đại trong nghệ thuật đương đại nó là cái gì?

Lê Thuận Uyên: Có một cuốn sách rất hay tại Bảo tàng Quốc gia Singapore tên là Modern Art of Southeast Asia: Introductions from A to Z của tác giả Roger Nelson. Cuốn sách này như một cuốn từ điển từ A đến Z, mỗi chữ cái anh ấy sẽ có một thuật ngữ bằng tiếng Anh định nghĩa nó trong bối cảnh nghệ thuật Đông Nam Á. Bạn nào mà quan tâm đến nghệ thuật Đông Nam Á, mình nghĩ sẽ rất dễ khi đọc cuốn đó. Cuốn sách đó vừa có giá trị học thuật lại vừa phù hợp để đọc thưởng thức để bất kì ai cũng có thể tiếp cận. Anh ấy định nghĩa, một trong những yếu tố làm nên tính đương đại của tác phẩm là việc nó đi ra ngoài xã hội, có những đời sống mới, mở các hội thoại mới ngoài phạm vi của một không gian đóng kín của xưởng nghệ sĩ.

Host Trà My: Chúng ta nên tiếp cận với cảm thụ nghệ thuật như thế nào? Dùng 3 pha cảm thụ (Laura Marks) có được không?

Lê Thuận Uyên: Mình nghĩ điều đó hoàn toàn hợp lý. Một tác phẩm với mỗi người sẽ có những ấn tượng rất khác nhau. Với mình, đó là việc mình không hiểu nó, khiến mình tò mò, đặt nhiều câu hỏi về nó và mình thích nó. Với mọi người nó lại là những cách cảm nhận khác. Mình nghĩ ba pha cảm thụ của Laura Marks có thể được coi là một cách hướng dẫn cảm thụ, mình không cần phải theo nó hoàn toàn nhưng mình có thể hiểu nó như một trình tự: đầu tiên là dùng giác quan cảm nhận, sau đó là kết nối với trải nghiệm cá nhân, và cuối cùng là hiểu và phân tích nó từ góc độ triết học, lý thuyết, các khái niệm.

Host Trà My: Nếu xem nghệ thuật đương đại mà không thích và cũng không có câu hỏi nào thì có sao không?

Lê Thuận Uyên: Có rất nhiều tác phẩm có tính nghệ thuật mà đôi khi mình không cảm thấy được. Nó giống với câu chuyện khi ta gặp một người, ta yêu người này mà tại sao lại không yêu người khác. Mình nghĩ rất khó để một tác phẩm có thể chiều lòng tất cả mọi người. Có những tác phẩm theo thời gian, giá trị của nó không thể phủ nhận được và điều đó sẽ tạo ra một cái hiểu ngầm rằng đây là một tác phẩm hay, có giá trị, ví dụ như bức Mona Lisa,...Tuy nhiên cũng có thể ở thế hệ của nó, mọi người cũng không thực sự hiểu nó có giá trị gì. Hoặc như mình với đồng nghiệp mình làm với nhau cũng có những sự yêu thích khác nhau về những tác phẩm nghệ thuật. Vậy nên đứng trước một tác phẩm nghệ thuật, bạn không nhất thiết phải thích nó, giống như tình yêu thôi, nhưng bạn vẫn có thể hiểu được sự công phu của nó, hay quá trình làm ra tác phẩm của nghệ sĩ.

Lắng nghe đầy đủ cuộc trò chuyện của host Keira Ngo cùng host Trà My và khách mời Lê Thuận Uyên tại đây:

Ở thế kỷ 21, nghệ sĩ không dừng lại là những người mang đến cái đẹp thuần về thẩm mỹ. Họ là những người quan sát xã hội, và đặc biệt giỏi nắm bắt các cảm xúc phức tạp của con người giữa xã hội đó.

Thế giới biến động liên tục, những vấn đề con người phải đối mặt cũng càng chồng chất, càng khó giải thích, khó đồng cảm. Người nghệ sĩ lúc này, với góc nhìn sâu sắc về vấn đề và sự nhạy bén trong cảm xúc phản ánh tiếng lòng của cộng đồng. Thay vì tuyên truyền, những tác phẩm nghệ thuật lan toả sự đồng cảm bằng trải nghiệm giác quan, lay động chúng ta ở một tầng nhận nhức khó chạm tới hơn, nhưng cũng nền tảng và dễ đem đến sự thay đổi hơn.

Ở thế kỷ 21, nghệ sĩ làm việc với tất cả mọi nguồn tri thức và phương pháp làm việc. Tại Việt Nam, có những nghệ sĩ làm việc với các nghệ nhân truyền thống nhằm phục dựng những kỹ thuật và tri thức bản địa như Bùi Công Khánh; có những nghệ sĩ làm việc với các doanh nghiệp để tạo ra những tác phẩm phản ánh tinh thần trách nhiệm với môi trường như Ưu Đàm Trần Nguyễn; cũng có những nghệ sĩ làm việc với các tổ chức động vật hoang dã để lên tiếng về tình trạng khai thác thú quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng như Tuấn Andrew Nguyễn; có những nghệ sĩ xây dựng các không gian tự vận hành, để kết nối, trao đổi và sáng tác (có thể nghĩ tới ở đây Sàn Art, Art Labor, Hanoi Doclab, Nhà Sàn và nhiều hơn thế nữa).

Đó là những người liên tục hiện diện với những phương thức hồi đáp với bối cảnh đã và đang hun đúc cho sự phát triển của một cộng đồng nghệ thuật địa phương với khả năng tư duy phản biện cùng mạng lưới quốc tế vững chắc.

Một giải thưởng nghệ thuật vinh danh tinh thần cộng đồng

Rất rõ ràng, chúng ta có thể thấy ngày nay, định nghĩa về “nghệ sĩ” và “nghệ thuật” đã thay đổi. Nghệ thuật không chỉ để xem cho vui, nghệ thuật còn là không gian để chiêm nghiệm về con người và xã hội. Đó là không gian tinh thần cần thiết để chúng ta có thể định vị được mình trong sự vô định của tương lai.

Muốn có thêm những chiêm nghiệm sâu sắc, chúng ta cần thêm nghệ thuật; để có thêm nghệ thuật, ta cần thêm nghệ sĩ.

Và đó là lý do mà Giải thưởng Nghệ sĩ Xuất sắc (Artist Excellence Award – AEA) ra đời. Đây là giải thưởng để vinh danh những nghệ sĩ Việt Nam với thực hành nghệ thuật có độ phủ rộng cả về ý tưởng - chủ đề và kỹ thuật - lẫn cách tiếp cận. Họ là những người biết kết hợp nhiều nguồn cảm hứng, phối hợp cùng nhiều chuyên gia đa ngành vào quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình.

AEA sẽ được tổ chức hai năm một lần bởi The Factory – không gian đầu tiên tại Việt Nam mang chủ đích dành riêng cho nghệ thuật đương đại, có mô hình hoạt động như một doanh nghiệp xã hội. Mong muốn của The Factory là giới thiệu và khích lệ cộng đồng khán giả và nghệ sĩ cùng nhau làm việc, tư duy ‘vượt ngoài khuôn khổ định sẵn’ về định nghĩa nghệ thuật ngày nay.

Ngoài The Factory (TP. Hồ Chí Minh), giải thưởng này còn được đồng tài trợ bởi ROH Projects (Jarkata), Chu Foundation (Hong Kong) cùng với sự hỗ trợ từ Nguyen Art Foundation (Thành phố Hồ Chí Minh). Triển lãm của nghệ sĩ đạt giải thưởng sẽ diễn ra tại The Factory vào năm 2022 và sau đó sẽ được đồng tổ chức một lần nữa với APD (Trung tâm Bảo trợ và Phát triển Nghệ thuật) tại Hà Nội vào năm 2023. Các đơn vị này đều là những tổ chức được thành lập để thúc đẩy sự sáng tạo và đột phá qua nghệ thuật. Thêm vào đó, họ cũng đã và đang góp phần xây dựng một mạng lưới hỗ trợ vững bền không chỉ cho nền nghệ thuật tại Việt Nam mà còn cho cộng đồng nghệ thuật trong khu vực Đông Nam Á. Bởi ở giai đoạn này, cộng đồng cần nghệ sĩ cũng nhiều như nghệ sĩ cần cộng đồng với sức gắn kết như vậy.

Quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh là gì?

BPO - Nghệ thuật phải gắn liền với đời sống chính trị, xã hội, phục vụ và cùng xã hội phát triển. Đó chính là “nghệ thuật vị nhân sinh”, nó đối lập hoàn toàn với “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Tức là kiểu nghệ thuật thoát ly khỏi đời sống chính trị, xã hội, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.

Nghệ thuật vị nghệ thuật tiếng Anh là gì?

“Nghệ thuật vị nghệ thuật” ( L'art pour l'art ) – câu tuyên ngôn của tác giả người Pháp Théophile Gautier (1811-1872), đã trở thành tên gọi chung cho trường phái chủ trương nghệ thuật độc lập khỏi các vấn đề xã hội, chính trị và người nghệ sĩ khước từ vai trò đấu tranh xã hội của mình.

Văn học vì nghệ thuật là gì?

Văn học nghệ thuật (còn gọi là văn học tinh hoa) là dòng văn học cao cấp, do tầng lớp tri thức của xã hội sáng tạo nên với nhu cầu được khám phá nội tâm và đời sống tinh thần của con người, giúp người đọc hiểu được những phức cảm tâm lý sâu sắc của con người, như khát vọng được sống, được tự do, hoặc những mặc cảm tội ...

Văn học vị nhân sinh là câu nói của ai?

Hải Triều được coi là người châm lửa cho cuộc "bút chiến" này khi viết bài "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay Nghệ thuật vị nhân sinh" phản bác lại bài "Hai cái quan niệm về văn học" của Thiếu Sơn.