Nghiên cứu định tính là phương pháp nào?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu định tính thông qua bài viết Định tính là gì.

Định tính là phương pháp nghiên cứu được sử dụng khá nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau nhằm thu thập sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và những lý do ảnh hưởng đến hành vi này.

Nghiên cứu định tính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc người tham gia. Nghiên cứu định tính liên quan đến mô tả, giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.

Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Tuy nhiên, những kết quả đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán như tỏng nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính đặc biệt phù hợp để trả lời các câu hỏi nghiên cứu định lượng chưa thực hiện được, nhằm mở ra những hướng nhiên cứu mới sử dụng phương pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phương pháp này.

Nghiên cứu định tính là phương pháp có vẻ dễ dàng để sử dụng nhưng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tư duy và ký luận của người nghiên cứu, khác với nghiên cứu định lượng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy mô hình.

Bên cạnh khái niệm định tính ta cũng thường bắt gặp khái niệm định lượng. Định lượng được hiểu là phương pháp được hiểu là việc điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính. Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.

Nghiên cứu định tính là phương pháp nào?

Dữ liệu định tính là gì?

Dữ liệu định tính là một tập thông tin không thể đo lường bởi con số. Nó thường chứa từ ngữ, bài mô tả đối tượng. Kết quả của quá trình phân tích dữ liệu định tính có thể có dạng các từ khóa được đánh dấu, thông tin được phân tách và các định nghĩa được phác họa. Lấy ví dụ, một nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng đôi với sản phẩm điện thoại di động của công ty mới sản xuất. Thông tin kết quả thu được từ họ có thể ở dạng mô tả và nhà nghiên cứu cần thực hiện quá trình phân tích để tìm ra liệu họ có hài lòng, không hài lòng hay cần cải thiện một mặt nào đó.

Dữ liệu định tính thường có các ưu điểm như sau:

+ Dữ liệu định tính giúp hiểu rõ hơn về góc nhìn và nhu cầu của người khác.

+ Dữ liệu định tính cùng với dữ liệu định lượng có thể giải thích kết quả của cuộc khảo sát và có thể đo lường được độ chính xác của thông tin định lượng.

+ Dữ liệu định tính có thể cung cấp thông tin chi tiết qua đó chứng tỏ sự hữu dụng của nó trong việc định danh mẫu hành vi của khách hàng.

Ngoài ra dữ liệu định tính cũng có những hạn chế như khó thu thập thông tin, mất nhiều thời gian của người nghiên cứu vì cần hiểu được lượng lớn thông tin, có khả năng sai số bởi việc phân tích dễ mang tính chủ quan của người đánh giá.

Sự khác nhau giữa định lượng và định tính

Như đã trình bày ở phần trên định lượng và định tính là hai phương pháp nghiên cứu được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học, chúng có những điểm khác nhau như sau:

– Khái niệm:

+ Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

+ Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

– Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính

 Phỏng vấn sâu: phỏng vấn không cấu trúc; phỏng vấn bán cấu trúc; phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

Thảo luận nhóm: thảo luận tập trung; thảo luận không chính thức.

Quan sát tham dự:

+ Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm: Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết; Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường; Kiểm nghiệm và thao tác của các biến; Thu thập số liệu thực nghiệm; Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

– Cách thức lập bảng hỏi:

+ Nghiên cứu định tính: không theo thứ tự; câu hỏi mở; câu hỏi dài; câu hỏi gây tranh luận.

+ Nghiên cứu định lượng:  theo thứ tự; câu hỏi đóng – mở; câu hỏi được soạn sẵn; câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích; câu hỏi không gây tranh luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Định tính là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

(Last Updated On: 07/11/2021 By Lytuong.net)

Nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu hỗ hợp là gì? Phân biệt phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành từ các phương pháp kỹ thuật chuyên môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người.

Theo Marshall và Rossman (1998): Nghiên cứu định tính là một phương pháp điều tra được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nhau, không những trong khoa học xã hội mà còn trong nghiên cứu kinh tế. Mục đích của nghiên cứu định tính nhằm tìm kiếm sự hiểu biết sâu sắc về hành vi của con người và lý do chi phối hành vi như vậy. Nghiên cứu định tính điều tra lý do tại sao và làm như thế nào của việc ra quyết định, không chỉ là những gì, mà còn ở đâu, khi nào. Nghiên cứu định tính đưa ra các kết luận tổng quát hơn là các kết luận cụ thể:

Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật hiện tượng mà không quan tâm đến sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và không nhằm lượng hóa sự biến thiên này.

Nghiên cứu định tính hướng đến ý nghĩa các khái niệm, định nghĩa, đặc điểm và sự mô tả đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng trong xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, kinh tế chính trị, luật,…

Nghiên cứu định tính thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả, logic,…

Nghiên cứu định tính thường được áp dụng giai đoạn thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được áp dụng gồm nghiên cứu lý thuyết nền, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu tình huống, quan sát,…

Ở giai đoạn phân tích dữ liệu, nghiên cứu định tính được sử dụng các kỹ thuật phân tích nội dung với các dữ liệu thu thập, quan sát hành vi cũng như các chứng cứ, sự kiện  thu thập được.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Theo Ehrenberg (1994): Nghiên cứu định lượng thường được sử dụng để kiểm định lý thuyết dựa vào cách tiếp cận suy diễn.

Theo Daniel Muijs, (2004) : Nghiên cứu định lượng là phương pháp giải thích hiện tượng thông qua phân tích thống kê với dữ liệu định lượng thu thập được.

Nghiên cứu định lượng là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu và công cụ thống kê, mô hình hóa được sử dụng cho việc lượng hóa các thông tin của nghiên cứu định lượng.

Các phương pháp định lượng bao gồm các quy trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải thích và viết kết quả nghiên cứu.

Các phương pháp này liên quan đến sự xác định mẫu, chiến lược điều tra, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, trình bày kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả và viết công trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng phù hợp với các nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng một kết quả nào đó. Cách tiếp cận định lượng thực hiện khi cần kiểm định các giả thuyết khác nhau và một lý thuyết nào đó.

So sánh phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

Thứ tự Nội dung Định tính Định lượng
1 Mục tiêu Nghiên cứu Hiểu sâu sắc, xây dựng lý thuyết Mô tả hoặc dự báo, xây dụng hoặc kiểm định lý thuyết
2 Thiết kế nghiên cứu Có thể điều chỉnh trong quy trình thực hiện. Thường phối hợp nhiều phương pháp. Được quyết định trước khi bắt đầu nghiên cứu. Sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp.
3 Chọn mẫu, cỡ mẫu Phi xác suất, có mục đích. Cỡ mẫu nhỏ Xác suất, cỡ mẫu lớn
4 Phân tích dữ liệu Phân tích bằng con người và thực hiện liên tục trong quá trình nghiên cứu Phân tích bằng máy. Các phương pháp toán và thống kê làm chủ đạo. Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp

Nghiên cứu phối hợp giữa định tính và định lượng được sử dụng khá phổ biến trong các ngành kinh tế, quản trị, tài chính,…

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta muốn hiểu rõ bản chất sự vật, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình hay khung phân tích thì phải dùng phương pháp nghiên cứu định tính với các công cụ tổng hợp, phân tích, so sánh đối chiếu, chuyên gia,…

Đồng thời, trong nghiên cứu chúng ta thường dựa trên một quan sát với cỡ mẫu đủ lớn để có kết quả tin cậy cần thiết. Chúng ta dùng dữ liệu, thông tin của mẫu để ước đoán số liệu, thông tin tổng thể nghiên cứu. Vì vậy phương pháp định lượng là hiển nhiên.

Khi so sánh nghiên cứu định lượng và định tính, Wilson (1982) lập luận rằng, việc sử dụng cân bằng cả hai nên được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại. Thực hiện sự kết  hợp này là sử dụng thế mạnh của cả hai nghiên cứu định tính và định lượng. Hơn nữa, phương pháp hỗn hợp có thể giải quyết sự phức tạp ngày càng tăng của thực tế xã hội. Hiểu biết có được sự kết hợp của cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn và mở rộng của chủ đề nghiên cứu. Ta có bảng kết quả so sánh về quy trình các phương pháp như sau:

Các phương pháp nghiên cứu định tính Các phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
Các phương pháp mới Các câu hỏi dựa vào một Cả hai phương pháp mới nổi. công cụ xác định trước. nổi và xác định trước. Các câu hỏi mở.

Dữ liệu phỏng vấn, dữ liệu quan sát, dữ liệu văn bản, và dữ liệu nghe nhìn.

Các câu hỏi dựa vào một công cụ xác định trước. Dữ liệu về kết quả hoạt động, dữ liệu về thái độ, dữ liệu quan sát, và dữ liệu tổng điều tra thống kê.

Phân tích thống kê.

Cả hai phương pháp mới nổi và xác định trước. Cả câu hỏi có mở và đóng. Nhiều hình thức thu thập dữ liệu từ mọi khả năng.

Phân tích thống kê và văn bản.

Bảng: So sánh quy trình phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp.