Ngũ thường có nghĩa là gì

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng (trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…).

Định nghĩa - Khái niệm

Ngũ Thường tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ Ngũ Thường trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ Ngũ Thường trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ Ngũ Thường nghĩa là gì.

- Hay Ngũ Luân của Nho giáo- Mạnh Tử: Con người ta đã là người nhưng nếu chỉ có ăn no, mặc ấm, ở yên thân mà không có giáo dục thì cũng gần giống như loài cầm thú. Thánh nhân lấy làm lo về điều đó mới khiến người Tiết làm quan Tư Đồ lo việc lấy nhân luân (Đạo đức trong quan hệ giữa người với người) mà dạy dân. Nghĩa là giữa cha con phải có tình thân cốt nhục, giữa vua tôi phải có lễ nghĩa, giữa chồng vợ phải có tình thương nhưng vẫn giữ sự phân cách giữa nam và nữ, giữa người già với người trẻ phải có thứ bậc, tôn ti, giữa bạn bè phải có đức thành tín
  • nội hóa Tiếng Việt là gì?
  • tửu quán Tiếng Việt là gì?
  • cấm vận Tiếng Việt là gì?
  • nguyên khí Tiếng Việt là gì?
  • thông nghĩa Tiếng Việt là gì?
  • sống đất Tiếng Việt là gì?
  • Vinh Hà Tiếng Việt là gì?
  • lẹt đẹt Tiếng Việt là gì?
  • luận điểm Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của Ngũ Thường trong Tiếng Việt

Ngũ Thường có nghĩa là: - Hay Ngũ Luân của Nho giáo. - Mạnh Tử: Con người ta đã là người nhưng nếu chỉ có ăn no, mặc ấm, ở yên thân mà không có giáo dục thì cũng gần giống như loài cầm thú. Thánh nhân lấy làm lo về điều đó mới khiến người Tiết làm quan Tư Đồ lo việc lấy nhân luân (Đạo đức trong quan hệ giữa người với người) mà dạy dân. Nghĩa là giữa cha con phải có tình thân cốt nhục, giữa vua tôi phải có lễ nghĩa, giữa chồng vợ phải có tình thương nhưng vẫn giữ sự phân cách giữa nam và nữ, giữa người già với người trẻ phải có thứ bậc, tôn ti, giữa bạn bè phải có đức thành tín

Đây là cách dùng Ngũ Thường Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ Ngũ Thường là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

  • Trang chủ
  • Từ điển phật học
  • NGŨ THƯỜNG

Tìm kiếm theo chữ cái

Tất cả a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u x y z

Tìm hiểu về Tam cương ngũ thường 三纲五常 sāngāngwǔcháng 

Tam cương ngũ thường là chuẩn mực đạo đức, đời sống chính trị, xã hội được Khổng Tử đặt ra và nam giới phải theo, bên cạnh tam tòng tứ đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng một xã hội duy trì được tam cương ngũ thường là một xã hội an bình, hạnh phúc.

Không thể phủ nhận rằng nền văn hóa Trung Hoa nói chung và nho giáo nói riêng có sự ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Chính vì vậy cụm từ “tam cương ngũ thường” không còn quá xa lạ với người chúng ta thế nhưng ý nghĩa sâu xa của nó là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chuẩn mực đời sống xã hội xưa “tam cương ngũ thường”.

Dĩ hòa vi quý
Tam thập nhi lập
Tề gia trị quốc bình thiên hạ

1. Tam cương là gì?

Tam cương trong tiếng Trung là 三纲 sāngāng. Tam là ba (三/ sān), cương là giềng mối (纲/gāng). Giềng chính là sợi dây ở mép lưới đánh cá, nhờ nó mà lưới chắc chắn hơn và các mối dây cũng được liên kết chặt chẽ hơn. Giềng mối chính là mối chính liên kết với các mối khác, hiểu theo nghĩa bóng là mối quan hệ chủ đạo, dựa vào nó mà điều chỉnh các mối quan hệ khác. 

Như vậy hiểu đơn giản tam cương là chỉ ba mối quan hệ chính trong xã hội: 

Quân thần cương 君为臣纲 jūn wéi chén gāng: mối quan hệ vua-tôi 
Phụ tử cương 父为子纲 fù wéi zǐ gāng: mối quan hệ cha-con
Phu phụ cương 夫为妻纲 fū wéi qī gāng: mối quan hệ vợ-chồng 

Theo tam cương, người trên (vua-cha-chồng) phải có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bao bọc người dưới (thần-con-vợ). Ngược lại, người dưới có trách nhiệm tôn trọng, yêu thương, phục tùng, hiếu thuận với người trên. Theo Khổng Tử nếu giữ được mối quan hệ như vậy thì gia đình sẽ hạnh phúc, êm ấm, quan hệ vua- dân hài hòa, đất nước yên bình, ổn định.

Ngũ thường có nghĩa là gì
 
                       (ảnh sưu tầm) 

2. Ngũ thường là gì

Ngũ thường tiếng Trung là 五常 wǔcháng. Ngũ (五/ wǔ) là năm, thường (常/ cháng) là thường thường, thường có, thường xuất hiện trong cuộc sống của con người. như vậy ngũ thường chính là năm điều thường xuất hiện trong cuộc sống con người, nó hình thành nên đạo đức mà mỗi người nên có. Đó là:

• Nhân 仁 rén: nhân là người, học cách làm người. Để làm người tốt thì phải có cái tâm, cái tâm biết yêu thương muôn loài muôn người. Trước khi muốn thành tài thì phải thành người.
• Lễ 礼 yì: lễ trong lễ độ, lễ phép. Lễ răn dạy con người ta phải cư xử cho phải phép, tôn trọng và hòa nhã với mọi người.
• Nghĩa 义 lǐ: là chính nghĩa, tình nghĩa, sự công tâm, công bằng. chữ nghĩa trong ngũ thường dạy con người phải cư xử sao cho công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình cái lý.
• Trí 智 zhì: trí trong trí tuệ, trí khôn. Trí thể hiện sự sáng suốt, minh bạch. Người có trí là người giữ được sự sáng suốt, biết cách nhìn nhận, phân biệt đúng sai, phải trái, thiện ác.
• Tín 信 xìn: tín là sự tin tưởng, tín nhiệm, niềm tin. Tín trong ngũ thường dạy con người ta làm người phải biết giữ chữ tín, nó lời phải giữ lấy lời.

Như vậy tam cương là chỉ ba mối quan hệ trọng yếu trong xã hội: vua- tôi, cha-con, vợ- chồng. Ngũ thường chỉ năm đạo đức mà một người thường có và nên có: nhân-nghĩa-lễ-trí-tín.

3. Ý nghĩa của tam cương ngũ thường trong cuộc sống

Rõ ràng là trong xã hội xưa khi chưa có pháp luật, xã hội vận hành theo tam cương ngũ thường, có thể nói tam cương ngũ thường có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì sự ổn định và bình an của xã hội. 

Tuy nhiên không thể nói trong xã hội hiện đại ngày nay tam cương ngũ thường không còn vai trò gì. Tuy rằng xã hội hiện nay đã có pháp luật, thế nhưng sự răn dậy bằng đạo đức không thể thiếu chính vì vậy tam cương ngũ thường vẫn có nhưng giá trị nhất định. Bởi trong xã hội phức tạp như hiện nay giữa người với người càng cần có sự tin tưởng, tôn trọng, chân thành hòa nhã. 

Trên đây là những kiến thức về tam cương ngũ thường mà Ánh Dương muốn gửi đến các bạn. Hi vọng là qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về “ tam cương ngũ thường” tưởng quen mà lạ này.

Trải qua hàng nghìn năm đô hộ, văn hóa Trung Hoa cũng như Nho giáo đã có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người Việt Nam. Chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ gì với cụm từ "tam cương ngũ thường", thế nhưng, chúng ra hiểu về nó rất mơ hồ hoặc hoàn toàn không hiểu được. Vậy nên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Tam cương Ngũ thường.

Ngũ thường có nghĩa là gì

  • 1. Tam cương là gì?
  • 2. Ngũ thường là gì?

Nếu nữ giới có tam tòng tứ đức thì nam giới cũng có tam cương ngũ thường. Đây là những chuẩn mực được Khổng Tử đặt ra, buộc nam giới phải làm theo. Một xã hội duy trì được tam cương ngũ thường là một xã hội bình an, và hạnh phúc.

1. Tam cương là gì?

"Cương" có nghĩa là "giềng mối". Cương là đầu mối của cái lưới đánh cá, giúp liên kết các mối dây lại với nhau giúp cho lưới chắc chắn hơn. Nếu ta nắm được cương thì có thể nắm được toàn bộ các mắt lưới. Có thể hiểu cương chính là mối chính liên kết các mối khác lại với nhau. Trong cuộc sống, nó chính là các mối quan hệ chủ đạo, từ đó điều chỉnh các mối quan hệ khác.

Ngũ thường có nghĩa là gì

Như vậy, tam cương chính là ba mối quan hệ chính trong xã hội, bao gồm:

  • Quân thần cương: Mối quan hệ vua – tôi
  • Phụ tử cương: Quan hệ cha – con
  • Phu phụ cương: Mối quan hệ giữa vợ - chồng

Theo tam tự kinh, mối quan hệ giữa vua - tôi quan trọng nhất là cái nghĩa, mối quan hệ cha con với nhau nằm ở cái tình, mối quan hệ giữa vợ chồng, cốt ở sự đồng thuận. Những người bề trên (vua, cha, chồng) phải có trách nhiệm yêu thương chăm sóc, bao bọc người dưới (thần, con, vợ). Ngược lại, người dưới phải có trách nhiệm tôn trọng, yêu thương, phục tùng, hiếu thuận với người trên.

2. Ngũ thường là gì?

Ngũ là năm, thường là thường có, thường xuất hiện trong cuộc sống của con người. Như vậy, ngũ thường chính là 5 điều thường có ở đời, nó góp phần hình thành nên đạo đức ở mỗi con người. Năm đạo đức mà một con người thường có và nên có:

Ngũ thường có nghĩa là gì

  • Nhân: Nhân là người, học cách làm người. Là con người, phải có lòng yêu thương đối với muôn loại vạn vật. Trước khi thành tài thì phải học cách làm người.
  • Lễ: Lễ trong từ lễ độ, lễ phép. Từ đó răn con người ta phải thể hiện sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người xung quanh.
  • Nghĩa: Nghĩa trong từ chính nghĩa, tình nghĩa thể hiện sự công tâm, công bằng. Chữ nghĩa răn con người phải cư xử với mọi người công bằng, theo lẽ phải, theo cái tình, cái lý.
  • Trí: Trí trong trí tuệ, trí khôn, thể hiện sự sáng suốt, minh bạch. Người có trí là người thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai, phải trái.
  • Tín: Tín là sự tin tưởng, tín nhiệm, niềm tin, phải biết giữ đúng lời, đáng tin cậy.

Như vậy, tam cương ngũ thường chính là việc đối xử giữa bề trền với bề dưới, lòng yêu thương đối với vạn vật. Việc cư xử với mọi người phải công minh, theo lẽ phải, mang tính tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, phân biệt được lẽ phải, thiện ác và giữ đúng lời hứa với những gì mình đã hứa với người khác.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về Tam cương ngũ thường được ThuThuatPhanMem sưu tầm và đúc kết lại để gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về chuẩn mực vừa lạ, vừa quen này.