Người hồi hộp là điềm gì năm 2024

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho bạn cảm thấy tim đập nhanh, hồi hộp và khó thở, trong đó bao gồm cả yếu tố sinh lý, bệnh lý, chẳng hạn như:

Căng thẳng, stress kéo dài

Tình trạng này làm tăng lượng hormone adrenalin khiến cho mạch máu co lại, tim tăng nhịp để bơm máu đến các cơ quan chính yếu để xử lý và đối phó với stress. Hậu quả là tim đập nhanh, tay chân run, khó thở, hụt hơi, cơ thể mỏi mệt

Stress có thể là nguyên nhân dẫn tới chứng tim đập nhanh khó thở

Bệnh tim mạch gây loạn nhịp

Khi bạn bị các vấn đề về tim mạch như bệnh tăng huyết áp, suy vành, thiếu máu cục bộ cơ tim, tổn thương van tim, suy tim sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan, điều này sẽ kích thích hệ thần kinh tim gửi tín hiệu để tim đập mạnh hơn, nhanh hơn. Các triệu chứng cảnh báo rối loạn nhịp tim trong bệnh tim mạch là khó thở, kèm theo hồi hộp trống ngực/hẫng hụt, bồn chồn, vã mồ hôi, choáng váng.

Bệnh mạn tính

Bao gồm bệnh phổi tắc nghẽn (COPD), bệnh cường giáp, rối loạn điện giải, sốt, mất máu… đều gây ảnh hưởng tới khả năng bơm máu của tim nên người bệnh thường có triệu chứng đặc trưng là tim đập nhanh kèm theo khó thở, mệt và hồi hộp.

Rối loạn thần kinh tim

Các chứng bệnh rối loạn lo âu, căng thẳng, mệt mỏi quá mức hay rối loạn thần kinh thực vật, hoặc sự thay đổi nội tiết ở phụ nữ thời kỳ mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh (từ 40 tuổi trở lên), mãn dục nam (trên 45 tuổi)… cũng là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn thần kinh tim và hậu quả của nó là tim đập nhanh hồi hộp, khó thở, đôi khi kèm theo vã mồ hôi, bồn chồn lo âu, mất ngủ và thường xuyên cáu giận vô cớ.

Tim đập nhanh do thuốc, chất kích thích

Các chất kích thích như cà phê, rượu bia, … hay một số thuốc như thuốc điều trị hen phế quản, thuốc trị nhược giáp, thuốc chống loạn nhịp cũng có thể khiến cho tim đập mạnh, nhanh và khó thở.

Rối loạn nhịp tim từ hệ lụy của COVID-19

Ở thời điểm dịch bệnh bùng phát thì sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi tất yếu sẽ xảy ra. Sự tác động của dịch bệnh không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất mà nó còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Một trong những hậu quả lâu dài của hội chứng này là tình trạng tim đập nhanh, mạnh, không đều (cảm giác hẫng hụt trong lồng ngực) do rối loạn lo âu - căn bệnh khó chữa khỏi bằng thuốc.

Theo Viện sức khỏe tâm thần NewYork thì hiện tượng này được gọi là "Các cơn hoảng sợ và lo lắng trong thời gian COVID-19".

Tập yoga là một cách giảm tim đập nhanh và cải thiện nhịp nhở hiệu quả

Tim đập mạnh khó thở có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng tim đập nhanh kèm theo khó thở này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và chúng được cải thiện sau khi bạn thực hiện liệu pháp thư giãn thì không đáng lo ngại. Ngược lại nếu triệu chứng kéo dài thường xuyên, trước mắt sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bạn, về lâu dài có thể gây ra các biến chứng như:

- Ngưng tim đột ngột

- Rối loạn nhịp tim mạn tính

- Huyết khối

- Nhồi máu cơ tim

- Suy tim

- Đột quỵ

Chính vì vậy, bạn nên theo thời gian gặp phải triệu chứng tim đập bất thường cũng như các triệu chứng kèm theo để sắp xếp thời gian đi khám và điều trị phù hợp.

Giải pháp cho tình trạng tim đập nhanh, giảm khó thở, hồi hộp

Để ổn định nhịp tim và giảm khó thở, hồi hộp, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các biện pháp điều trị tim đập nhanh bao gồm:

Giảm căng thẳng, điều chỉnh lối sống

Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng bằng cách tập các bài thư giãn như hít sâu thở chậm, tập yoga, nghe nhạc, đi bộ… sẽ hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị nhịp tim nhanh và giúp bạn sớm lấy lại nhịp thở bình thường.

Cùng với đó, bạn nên loại bỏ các chất kích đang sử dụng (cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc), vì chúng không chỉ làm cho tim đập nhanh mà còn có khả năng kích hoạt các cơn nhịp nhanh và đánh thức cơn rung nhĩ tiềm ẩn. Một chế độ ăn lành mạnh cũng góp phần làm cho nhịp tim nhanh sớm trở về nhịp bình thường.

Thảo dược Khổ sâm giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh, hồi hộp, bồn chồn

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc điều trị nhịp tim nhanh bao gồm cả các thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân làm tim loạn nhịp. Việc dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều là rất quan trọng. Vì thực tế thuốc điều trị rối loạn nhịp tim lại chính là nguyên nhân gây loạn nhịp tim - nếu bạn không dùng theo chỉ dẫn hoặc tự ý dùng thuốc đột ngột khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Với những trường hợp nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút có kèm bệnh lý nền như bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, suy tim, hẹp - hở van tim, cường giáp, bệnh phổi tắc nghẽn, càng phải chú ý về việc tuân thủ điều trị của bác sĩ.

Thảo dược Khổ sâm - "chìa khóa" giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tim đập nhanh

Nghiên cứu tại đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy trong thảo dược Khổ sâm (Sophora flavescens) có chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên (matrine, oxymatrine, sophocarpine) có tác dụng hỗ trợ ổn định nhịp tim với nhiều cơ chế tác động như:

- Hỗ trợ giảm tính kích thích cơ tim nên ngăn ngừa cơn nhịp nhanh khởi phát

- Hỗ trợ cân bằng nồng độ các chất điện giải tại tế bào cơ tim giúp ổn định nhịp

- Hỗ trợ giúp thư giãn mạch máu (chống co mạch làm tăng nhịp tim) nhờ tác dụng ức chế hormone gây co mạch (adrenalin). Từ đó cải thiện lượng máu đến tim nên giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim, giảm tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở ở những người bị rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân.

Tim đập nhanh, khó thở kèm với triệu chứng hồi hộp, bồn chồn, lo âu, không phải lúc nào cũng là trọng bệnh, nếu không có các bệnh tim mạch mắc kèm. Dù vậy, việc điều trị rối loạn nhịp tim để tim đập trở lại nhịp bình thường, ngoài thuốc điều trị, tâm lý trị liệu thì việc kết hợp với sản phẩm hỗ trợ có hoạt chất chính là Khổ sâm cũng là giải pháp giúp hỗ trợ ổn định nhịp tim.

-------------

Chủ đề