Người tù khổ sai review

Chốn lao tù không phải là đề tài mới mẻ để các nhà văn khai thác, đã có quá nhiều tác phẩm về chủ đề này. Tuy nhiên, trường hợp của Papillon – Người Tù Khổ Sai lại khác, đây là một cuốn sách chân thật nhất, hấp dẫn bậc nhất gần như tường thuật lại toàn bộ chuyến phiêu lưu chưa từng thấy của Henry Charrière.

Thông tin cơ bản về sách

Công ty phát hành Huy Hoàng Bookstore
Ngày xuất bản 01-2019
Kích thước 13,5 x 20,5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 678

Papillon trong tiếng Pháp có nghĩa là bướm, ở đây chỉ nhân vật chính của câu chuyện, sở dĩ ông có tên như vậy bởi vì ông sở hữu hình xăm con bướm trên người. Mở đầu câu chuyện, Papillon bị bọn cảnh sát dựng chuyện vu khống rằng ông đã giết một tên ma cô, sau đó ông bị tống vào ngục giam chờ ngày ra tòa.

Người tù khổ sai review

Vào ngày ông bị đưa ra tòa xét xử, ông có thuê luật sư để biện hộ cho mình. Nhưng trước miệng lưỡi xảo quyệt của tên tổng biện lý Prađen – nổi danh với việc cung cấp tù nhân cho các nhà tù và máy chém cho bộ máy chính trị tàn bạo thời bấy giờ. Ông biết cách nịnh bợ các Chánh án và các Bồi thẩm đoàn, vì vậy bên phe Bướm thua trận và Bướm bị kết án tù chung thân.

Đầu tiên, ông bị đưa về khám Côngxécgiơri. Tại đây, ông gặp được Đêga, người mà ông kết bạn để cùng thực hiện kế hoạch vượt ngục. Sau đó, Bướm và người bạn của mình được chuyển đến nhà tù Cayen.

Ở đây, Bướm thực hiện cuộc vượt ngục đầu tiên của mình, nhờ sự giúp sức của người quen, ông và bạn mình đã được đưa đến ở tại trạm xá với cáo bệnh giả. Bướm cùng với hai người bạn tù khác đã lập kế hoạch và bỏ trốn thành công bằng một con tàu tạm bợ mua từ một người mãn hạn tù.

Cuộc vượt ngục không diễn ra như mong đợi, Bướm đã trải qua nhiều thăng trầm, bị lừa mua một con tàu cũ nát, chênh vênh trên biển với cái nắng cháy da, thiếu thốn lương thực, ra khơi đến nhiều nơi, đảo khác nhau. 

Cuối cùng, vì đổ bộ thuyền vào đất liền để cho vài người bạn đồng hành lên đất liền, nhưng sau đó, trời không có gió, thuyền của Bướm buộc phải loanh quanh gần đảo hàng giờ liền. Việc gì đến cũng phải đến, Bướm và đồng bọn bị bắt vào giam ở một nhà tù tên là Riô Hacha.

Với tinh thần của một con người tự do, Bướm ngay lập tức tiếp cận một anh bạn tù tên là Antôniô thực hiện vượt ngục. Chuyến “vù” thành công mỹ mãn, kết quả ông đã dừng chân tại một đảo là nơi sinh sống của tộc người Anh-Điêng.

Tại đây, ông được tiếp đãi chu đáo, bộ tộc này không hề có cảnh sát, pháp luật. Vì vậy, đây là nơi duy đầu tiên trong cuộc hành trình vượt ngục tiếp nhận ông như một con người tự do. Ông đã nán lại đây 6 tháng, có 2 người vợ đẹp và một căn nhà nho nhỏ.

Người tù khổ sai review

Tuy nhiên, lý tưởng của ông không phải sống ở một bộ tộc như thế này, ông muốn hòa mình vào một xã hội văn minh hơn. Vì vậy, ông đã tìm cách ra đi. Đây là một quyết định trọng đại trong cuộc đời Bướm, vì chính sự ra đi này đã giam ông đến 9 năm tù tiếp theo.

Sau khi rời khỏi đảo của người Anh-Điêng, ông gặp sự cố và bị bắt lại. Nhưng trại giam này không nhận ông, mà đem ông trao trả về nước Pháp. Sau khi trở về Pháp, ông được dán mác “tù vượt ngục đặc biệt nguy hiểm” và bị giam vào khu cấm cố – nơi được mệnh danh là tù ngục “nuốt người”.

Khu cấm cố này bốn phương đều là biển, tàu bè lại không có, nên ông xoay sở đủ mọi cách. Thất bại rất nhiều lần và có một lần suýt thành công – ông bị một tên tù khác tố giác. Mãi đến 9 năm sau, ông mới thoát khỏi khu cấm cố đó chỉ bằng 2 bao tải dừa ghép lại với nhau.

Chuyến đi định mệnh đó đã dẫn ông đến được Vênêxuêla, nơi mà ông thân thương gọi hai tiếng “dân tộc” của mình. Khi mới đến đây, vì tiền án quá lớn, ông bị trói buộc trong nhà giam En Đôrađô. Ông phải mất 3 năm để chứng minh sự trong sạch của mình, mặc dù ông là tù nhân nước Pháp, nhưng tại Vênêxuêla ông chưa làm gì phạm tội cả.

“Từ giờ phút này, các anh được tự do”. Một câu nói đơn giản do viên Trung Úy dùng để tạm biệt Bướm thế thôi, đã thấm thía tận tâm can ông. Bây giờ, ông đã là một người tự do, bỏ lại sau lưng mọi xiềng xích bấy lâu đã kìm kẹp ông để sống một cuộc đời thiện lương, tốt đẹp.

Cảm nhận của độc giả về Papillon – Người Tù Khổ Sai

Người tù khổ sai review

Người tù khổ sai review