Đánh giá nền văn học hướng về đại chúng

  • Sơ lược hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá từ năm 1945 đến năm 1975
  • Đặc điểm cơ bản nền văn học giai đoạn 1945 – 1975
  • Nền văn học hướng về đại chúng là gì
  • Nội dung của nền văn học hướng về đại chúng

Từ xưa đến nay lịch sử văn học Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước suốt bốn ngàn năm qua. Trong đó văn học mỗi giai đoạn phản ánh rõ nét lịch sử giai đoạn đó. Một trong những nét đặc điểm của văn học giai đoạn 1945 – 1975 là nền văn học hướng về đại chúng. Vậy nền văn học hướng về đại chúng là gì là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm.

Sơ lược hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá từ năm 1945 đến năm 1975

Có thể thấy cách mạng tháng tám thành công đã mở kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, khai sinh một nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.  Trong bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá từ năm 1945 đến năm 1975 với đường lối văn nghệ của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng là một nhân tố quan trọng đã tạo nên một nền văn học thống nhất của Việt Nam.

Bên cạnh đó hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ kéo dài suốt 30 năm đã tạo nên những đặc điểm và tính chất riêng của nền văn học hình thành và phát triển trong điều kiện chiến tranh lâu dài và vô cùng ác liệt. Nền kinh tế còn nghèo và chậm phát triển. Giao lưu văn hoá hạn chế, văn học chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa như Liên Xô, Trung Quốc.

Đặc điểm cơ bản nền văn học giai đoạn 1945 – 1975

Chính từ những nét đặc trưng của hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá từ năm 1945 đến năm 1975 dù nhiều biến cố nhưng trong hoàn cảnh đặc biệt đó, văn học vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn. Nền văn học từ năm 1945 đến năm 1975 gồm các đặc điểm cơ bản nhất định đó là:

+ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

+ Nền văn học hướng về đại chúng.

+ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Nền văn học hướng về đại chúng là gì

Từ những nghiên cứu về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa đất nước từ năm 1945 đến năm 1975 thì có thể hiểu nền văn học hướng về đại chúng là gì là một trong ba đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975. Ở đây có thể hiểu đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.

Đặc điểm của nền văn học hướng về đại chúng thể hiện rõ nét trên các khía cạnh nhà văn luôn gắn bó với nhân dân lao động và mang trong mình cái nhìn mới của người sáng tác về nhân dân: Đất nước là của nhân dân.  Nhân dân là những con người bình thường đang “làm ra đất nước” (khác với văn học trước 1945).

Để có được thái độ ấy, đầu tiên nhà văn phải có nhận thức, nhãn quan đúng về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc (Đôi mắt của Nam Cao, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, đến câu nói tâm nguyện của Xuân Diệu: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi – Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu”…). Lực lượng sáng tác bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.

Nội dung của nền văn học hướng về đại chúng

Trong đặc điểm văn học Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 nền văn học hướng về đại chúng có một số nội dung tiêu biểu như sau:

+ Nền văn học hướng về đại chúng là nền văn học luôn quan tâm đến đời sống nhân dân lao động;

+ Nền văn học hướng về đại chúng quan tâm đến những bất hạnh trong cuộc đời cũ và niềm vui sướng, tự hào về cuộc đời mới;

+ Nội dung nền văn học hướng về đại chúng thể hiện khả năng cách mạng và phẩm chất anh hung của nhân dân Việt Nam.

+ Nền văn học hướng về đại chúng đã xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng rất thành công và tiêu biểu.

 Bên cạnh đó trong đặc điểm nền văn học hướng về đại chúng thì hình thức các tác phẩm văn học đều rất ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Nền văn học hướng về đại chúng là gì. Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.

Mục lục

  • Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
    • Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
    • Nền văn học hướng về đại chúng
    • Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975

Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước

Đặc điểm này thể hiện trên các khía cạnh sau:

– Đề tài phản ánh là hiện thực cách mạng sôi nổi trong hai cuộc kháng chiến và lao động xây dựng.

– Nội dung tư tưởng là lí tưởng cách mạng mà Đảng và Bác soi đường.

– Hai đề tài mà văn học tập trung thể hiện là Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.

– Hình tượng chính được thể hiện trong từng đề tài là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang, những lực lượng khác của dân quân, du kích, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, giao liên…; là cuộc sống mới, con người mới, mối quan hệ giữa những người lao động.

Nền văn học hướng về đại chúng

Đặc điểm này thể hiện trên các khía cạnh:

– Nhà văn gắn bó với nhân dân lao động – những con người bình thường đang “làm ra đất nước” (khác với văn học trước 1945).

– Để có được thái độ ấy, đầu tiên nhà văn phải có nhận thức, nhãn quan đúng về nhân dân, có tình cảm tốt đẹp với nhân dân, nhận ra công lao to lớn của họ trong lao động sản xuất và sự nghiệp giải phóng dân tộc (Đôi mắt của Nam Cao, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, đến câu nói tâm nguyện của Xuân Diệu: “Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi – Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu”…).

– Nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc. Điều đó biểu hiện trong tính văn học như:

+ Lực lượng sáng tác bổ sung những cây bút từ trong nhân dân.

+ Nội dung sáng tác: phản ánh đời sống nhân dân, tâm tư, khát vọng, nỗi bất hạnh của họ trong xã hội cũ, phát hiện khả năng và phẩm chất của người lao động, tập trung xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.

+ Nghệ thuật giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn, tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, phát huy thể thơ dân tộc.

Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

– Khuynh hướng sử thi:

Khuynh hướng sử thi là khuynh hướng vươn tới những cái lớn lao, phi thường qua những hình ảnh tráng lệ:

+ Đề cập tới số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến giai cấp, đồng bào, Tổ quốc và thời đại.

+ Nhận vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng.

+ Cái đẹp ở mỗi cá nhân là ở ý thức công dân, lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Nếu nói đến cái riêng thì cũng phải hoà vào cái chung.

Anh yêu em như yêu đất nước

Vất vả đau thương, tươi thắm vô ngần

(Nguyễn Đình Thi)

+ Lời văn mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ:

Ôi Việt Nam từ trong biển máu

Người vươn lên như một thiên thần

(Tố Hữu)

+ Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng “Con mắt Bạch Đằng – Con mắt Đống Đa”.

+ Nhân vật thường đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc, có tính cách và tình cảm phi thường “Còn một giọt máu tươi còn đập mãi” (Người congái Việt Nam – Tố Hữu).

+ Một số tác phẩm mang đậm không khí núi rừng “Suốt đêm nghe cả rừng Xô Man ào ào rung động. Và lửa cháy khắp rừng” (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành).

– Cảm hứng lãng mạn:

+ Là cảm hứng tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai “Trán cháy rực nghĩ trời đất mới – Lòng ta bát ngát ánh bình minh” (Nguyễn Đình Thi) hoặc “Từ trong đổ nát hôm nay – Ngày mai đã đến từng giây từng giờ” (Tố Hữu); Chị Sứ (Hòn đất – Anh Đức); Nguyệt (Mánh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu).

+ Là khẳng định lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.