Nguyên nhân méo bóng khi bơm

Lỗ hoàng điểm xảy ra khi trong hoàng điểm có vết rách nhỏ. Hoàng điểm (điểm vàng) là bộ phận quan trọng của mắt, là nơi ánh sáng hội tụ sau khi đi qua thủy tinh thể. Bệnh có thể khiến thị lực của bạn bị mờ đi, có thể xuất hiện điểm đen nơi tầm nhìn trung tâm.

Nội Dung Bài Viết

  • 1 Lỗ hoàng điểm là gì
  • 2 Nguyên nhân lỗ hoàng điểm
  • 3 Cần phải làm gì?
  • 4 Cách điều trị lỗ hoàng điểm và khả năng thành công như thế nào
    • 4.1 Phẫu thuật cắt dịch kính
      • 4.1.1 Phẫu thuất cắt dịch kính tiến hành như thế nào?
    • 4.2 Tiêm Ocriplasmin nội nhãn.
    • 4.3 Sau phẫu thuật có thể gặp trở ngại gì?
      • 4.3.1 Thị lực kém tạm thời
    • 4.4 Đau nhẹ hoặc khó chịu
    • 4.5 Chăm sóc sau phẫu thuật lỗ hoàng điểm
      • 4.5.1 Nằm viện
      • 4.5.2 Chăm sóc mắt tại nhà
      • 4.5.3 Tư thế đầu sau phẫu thuật
      • 4.5.4 Vấn đề đi lại sau phẫu thuật
  • 5 Các biến chứng có thể có của phẫu thuật lỗ hoàng điểm là gì?
  • 6 Phẫu thuật lỗ hoàng điểm thành công như thế nào?
    • 6.1 Lỗ hoàng điểm có xảy ra ở mắt còn lại không?
    • 6.2 Lỗ hoàng điểm có khác với thoái hóa điểm vàng tuổi già không?

Lỗ hoàng điểm là gì

Nguyên nhân méo bóng khi bơm

Lỗ hoàng điểm là một vết rách tròn nhỏ ở ngay trung tâm của võng mạc, đây là khu vực được gọi là hoàng điểm.

Võng mạc là lớp màng cảm thụ ánh sáng ở mặt trong của nhãn cầu, phần trung tâm được gọi là hoàng điểm, chịu trách nhiệm cho thị lực trung tâm và sắc nét nhất, ví dụ như đọc sách, …

Ở giai đoạn sớm, bệnh có thể gây mờ mắt và nhìn méo mó hình ảnh ở phần trung tâm. Các đường thẳng bị méo hoặc gợn sóng, và gây khó khăn trong đọc sách.

Sau đó, sẽ nhìn thấy khoảng tối ở phần trung tâm, giống điểm mù. Không có dấu hiệu đau nhức hay dấu hiệu báo trước gây mất thị lực hoàn toàn.

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất nhằm bịt kín vết rách ngay tại hoàng điểm. Phẫu thuật có tỉ lệ thành công cao, nhưng cũng có không ít biến chứng của phẫu thuật. Sự hồi phục thị lực sau phẫu thuật không bao giờ được như thị lực bình thường, nhưng nó cũng đạt được mức thị lực tốt hơn là không phẫu thuật.

Nguyên nhân lỗ hoàng điểm

Nguyên nhân méo bóng khi bơm
Tầm nhìn bình thường và tầm nhìn khi bị lỗ hoàng điểm

Sự xuất hiện của lỗ hoàng điểm không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng thường xảy ra ở lứa tuổi > 60, và tỉ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam.

Co kéo võng mạc dịch kính là yếu tố nguy cơ cao nhất gây bệnh. Khi lớn tuổi, dịch kính có xu hướng hóa lỏng dần, kèm với sự chuyển động lien tục của nhãn cầu tạo ra một lực giật ngược đói nghịch lại của võng mạc. Khi tình trạng này kéo dài thì gây bong lớp dịch kính sau, và có thể dẫn đến lỗ hoàng điểm.

Có một vài trường hợp có liên quan như:

  • Bong võng mạc
  • Chấn thương nặng tại nhãn cầu
  • Viễn thị
  • Cận thị
  • Phù hoàng điểm dạng nang

Cần phải làm gì?

Một khi có triệu chứng mờ hoặc méo hình, hoặc vết ám điểm đen ngay trung tâm, nên được tư vấn và khám bới Bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể được.

Nếu đã có lỗ hoàng điểm mà không điều trị thì thị lực sẽ tiến triển xấu đến mức tời tệ nhất có thể.

Điều trị sớm may ra có thể cải thiện được thị lực một cách tích cực nhất.

Thỉnh thoảng có một số trường hợp tự lành lại, vì vậy Bác sĩ nhãn khoa sẽ theo dõi kỹ trước khi quyết định điều trị.

Cách điều trị lỗ hoàng điểm và khả năng thành công như thế nào

Nguyên nhân méo bóng khi bơm

Phẫu thuật cắt dịch kính

Lỗ hoàng điểm thường được bịt kín lại bằng phẫu thuật, gọi là phẫu thuật cắt dịch kính.

Phẫu thuật thành công trong việc đóng kín lỗ hoàng điểm với khoảng 9 trong 10 người có lỗ hoàng điểm ít nhất 06 tháng, và khoảng 6 trong 10 người có lỗ hoàng điểm tồn tại hơn 1 năm.

Thậm chí phẫu thuật không thể đóng được lỗ hoàng điểm, nhưng thị lực vẫn ở mức ổn định và giảm dấu hiệu méo hình.

Trong quá trình theo dõi, bệnh vẫn tái phát sau phẫu thuật, và thị lực trung tâm vẫn có thể tiến triển xấu hơn, tuy nhiên, phẫu thuật lần hai vẫn có thể thành công nhằm bịt kín lỗ hoàng điểm.

Phẫu thuất cắt dịch kính tiến hành như thế nào?

Phẫu thuật được thực hiện qua ống nội soi nhỏ nhằm bịt kín lỗ hoàng điểm.

Mở 1 vết mổ nhỏ tại phần củng mạc và luồn dụng cụ vào nhãn cầu.

Đầu tiên, phần dịch kính được loại bỏ (vitrectomy) và sau đó màng giới hạn bên trong được bóc ra một cách cẩn thận trên bề mặt võng mạc xung quanh lỗ hoàng điểm để giải phóng lực co kéo nagy tại lỗ mở.

Sau đó bơm gas tạm thời vào buồng dịch kính, khí gas sẽ chèn lên bề mặt lỗ hoàng điểm giúp quá trình bịt kín lỗ hoàng điểm tốt hơn.

Khí gas sẽ làm mờ mắt ngay lúc đó, và từ từ biến mắt sau 6 đến 8 tuần, phụ thuộc vào tùng loại khí gas khác nhau.

Phẫu thuật thường kéo dài khoảng 1 giờ, dưới sự gây mê tại chỗ hoặc tiền mê.

Hầu hết bệnh nhân không cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật.

Thị lực có thể bị mờ ngay sau khi tiêm nội nhãn, vì vậy không nên lái xe hoặc sử dụng máy móc cho đến khi thị lực trở lại bình thường.

Nếu tiêm Ocriplasma không đóng được lỗ hoàng điểm, phẫu thuật vitrectomy là ưu tiên nhằm bịt kín lỗ hoàng điểm và cải thiện thị lực cho bệnh nhân.

Tiêm Ocriplasmin nội nhãn.

Nếu bệnh được gây ra bởi có kéo võng mạc dịch kính thì vẫn có thể điều trị với tiêm nội nhãn Ocriplasmin, được gọi là Jetrea. Dung dịch này giúp cho màng dịch kính sau tách biệt với võng mạc và tạo điều kiện lỗ hoàng điểm tự đóng lại.

Tiêm nội nhãn Ocriplasma thường chỉ định cho giai đoạn sớm, với đường kính lỗ < 400 micromet, nhưng gây ra các dấu hiệu trầm trọng.

Ocriplasma có thể gây 1 vài tác dụng phụ nhẹ, thường tự hết, như:

  • khó chịu, đỏ mắt, khô mắt và cộm xốn.
  • sưng mi mắt
  • nhạy cẩm ánh sáng
  • chớp sáng
  • nhìn mờ, méo hình.
  • giảm thị lực ban đêm hoặc nhìn thấy điểm mù.

Mộ số ít bệnh nhân có thể tiến triển nặng hơn, như mất vùng nhìn, đó là do vết mở lớn hơn của lỗ hoàng điểm hoặc do bong võng mạc.

Cần phải khám mắt ngay khi có các dấu hiệu:

  • Thị lực giảm nhiều hoặc nhìn méo hình.
  • Đau nhức mắt nhiều
  • Song thị, đau đầu, hoặc cảm thấy suy giảm thị lực đến mức đáng lo lắng

Sau phẫu thuật có thể gặp trở ngại gì?

Nguyên nhân méo bóng khi bơm

Thị lực kém tạm thời

Khi khí gas còn trong buồng dịch kính thì sẽ gây giảm thị lực, giống như là nhìn qua lớp nước mờ ảo.

Khả năng cân bằng bị ảnh hưởng, và khó khăn khi phán đoán khoảng cách, vì vậy cần cẩn thận với bước cầu thang và lề đường. Và cũng có 1 vài khó khăn khi đổ chất lỏng hoặc nhấc đồ vật.

Trong khoảng 7 đến 10 ngày sau phẫu thuật, khí gas sẽ bất đầu tan dần, khi đó thị lực sẽ từ từ cải thiện, và các khó khăn trên sẽ dần dần biến mất.

Khí gas sẽ tan hoàn toàn sau 6 đến 8 tuần.

Đau nhẹ hoặc khó chịu

Sau khi phẫu thuật bệnh nhân có thề cảm thấy đau nhẹ hoặc khó chịu. Những triệu chứng này hoàn toàn bình thường và sẽ hết trong vòng 24h – 7 ngày. Nếu trường hợp đau kéo dài hoặc khó chịu bạn nên liên hệ bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn..

Chăm sóc sau phẫu thuật lỗ hoàng điểm

Sau khi phẫu thuật, cần chú ý những cách chăm sóc mắt giúp mắt mau hồi phục.

Nằm viện

Sau phẫu thuật là có thể về nhà nghỉ ngơi, nhưng đa số bác sĩ đều khuyên bệnh nhân đều nằm lại 1 đêm nhằm theo dõi các biến chứng muộn có thể xảy ra sau phẫu thuật.

Chăm sóc mắt tại nhà

Sau 1 tuần đầu cần tránh:

  • Dụi mắt – có thể đeo kính bảo vệ.
  • Không bơi lội, tránh nước vào mắt.
  • Các bài tập kỹ năng về mắt
  • Không trang điểm vùng mắt

Tư thế đầu sau phẫu thuật

Tư thế úp mặt khi nằm cần được duy trì ít nhất vài giờ trong ngày, nhằm làm cho khí gas áp sát vào vùng hoàng điểm, tăng cường khả năng tiếp xúc và bịt kín lỗ rách.

Có những nghiên cứu chỉ ra rằng với tư thế nằm úp mặt có hiệu quả làm tăng tỉ lệ thành công với lỗ rách lớn, nhưng với lỗ rách nhỏ thì tư thế này có thể không cần.

Vấn đề đi lại sau phẫu thuật

Không được đi máy bay hoặc đi lại những nơi có áp suất cao trong khi khí gas vẫn còn trong nhãn cầu (> 12 tuần sau phẫu thuật)

Khi lên độ cao có áp suất thay đổi, khí gas sẽ giãn nở gây tăng nhãn áp, làm đau nhức nặng và gây mất thị lực vĩnh viễn.

Sau phẫu thuật có thể lái xe được không?

Sau phẫu thuật không thể lái xe được trong khi khí gas vẫn còn trong buồng dịch kính, nó gây mất thăng bằng và phán đoán khoảng cách, ảnh hưởng tới mức độ an toàn khi lưu thông.

Cần bao nhiêu thời gian để nghỉ làm sau phẫu thuật?           

Hầu hết mọi người sẽ cần một chút thời gian nghỉ ngơi, mặc dù điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ của loại công việc và tốc độ phục hồi.

Các biến chứng có thể có của phẫu thuật lỗ hoàng điểm là gì?

Nguyên nhân méo bóng khi bơm

Có một điều không chắc chắn về ảnh hưởng có hại từ phẫu thuật. Tuy nhiên, cần lưu ý các biến chứng có thể xảy ra.           

Lỗ hoàng điểm có thể không đóng, nhưng điều này sẽ không làm cho thị lực trở nên xấu hơn và thường có thể phẫu thuật lại lần hai.           

Gần như chắc chắn sẽ bị đục thủy tinh thể sau phẫu thuật, thường trong vòng một năm nếu chưa phẫu thuật đục thủy tinh thể. Nếu bạn đã có đục thủy tinh thể, có thể phẫu thuật lấy thủy tinh thể kèm đặt kính nội nhãn cùng lúc với phẫu thuật lỗ hoàng điểm.           

Bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị tách ra khỏi nhãn cầu. Tỉ lệ xảy ra 1 đến 2% khi có phẫu thuật lỗ hoàng điểm. Bong võng mạc có  khả năng gây mù, nhưng thường có thể phẫu thuật áp võng mạc bong sau đó.           

Chảy máu rất hiếm khi xảy ra, nhưng xuất huyết nhiều trong buồng dịch kính có thể dẫn đến mù lòa.           

Nhiễm trùng cũng rất hiếm, tỉ lệ 0.1%. Khi đã xác định có nhiễm trùng, cần phải điều trị ngay vì có thể dẫn tới mù lòa.           

Tăng nhãn áp khá phổ biến trong những ngày đầu sau phẫu thuật lỗ hoàng điểm, thường là do sự giãn nở của khí gas. Trong hầu hết các trường hợp, tăng nhãn áp chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và được kiểm soát bằng thuốc nhỏ mắt hạ nhãn áp. Nếu nhãn áp cao và kéo dài sẽ gây lõm gai thị.

Phẫu thuật lỗ hoàng điểm thành công như thế nào?

Nguyên nhân méo bóng khi bơm

Yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng sự thành công của phẫu thuật là thời gian bắt đầu. Nếu lỗ hoàng điểm xuất hiện < 6 tháng, tỉ lệ thành công khoảng 90%, còn nếu lỗ hoàng điểm hiện diện trên 1 năm thì tỉ lệ thành công khoảng 60%.

Lỗ hoàng điểm có xảy ra ở mắt còn lại không?

Sau khi khám mắt cẩn thận, bác sĩ sẽ giải thích các yếu tố nguy cơ hình thành lỗ hoàng điểm ở mắt còn lại.

Có một số người điều này rất khó xảy ra, nhưng ngược lại cũng có tỉ lệ khoảng 10% bị ở mắt thứ 2.

Lỗ hoàng điểm có khác với thoái hóa điểm vàng tuổi già không?

Bệnh không giống như thoái hóa điểm vàng tuổi già, mặc dù nó có cùng vị trí tổn thương, và thỉnh thoảng có thể xảy ra cả 2 mắt.

Thoái hóa điểm vàng tuổi già là sự thay đổi của hoàng điểm, dẫn tới mất thị lực vùng trung tâm. Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, nhưng chỉ gặp ở người lớn tuổi, người hút thuốc lá và tiền sử gia đình có các yếu tố nguy cơ.

Lỗ hoàng điểm là một bệnh về mắt nguy hiểm, vì thế khi có triệu chứng bệnh, phải đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để khám và kiểm tra.

Bs CKII.Nguyễn Đỗ Thanh Lam

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/macular-hole
  • https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-is-macular-hole
  • https://www.reuters.com/