Nguyên nhân thai nhi ít đạp tháng cuối

Những thay đổi nhỏ của bé ở giai đoạn cuối thai kỳ có thể khiến mẹ lo lắng. Vậy thai 38 tuần ít đạp gò nhiều có sao không, mẹ đọc bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp.

Giải đáp thai 38 tuần ít đạp gò nhiều có sao không

Một trong những biểu hiện phổ biến mẹ bầu gặp ở tuần thai 38 là bé ít đạp gò nhiều. Giải đáp thai 38 tuần ít đạp gò nhiều có sao không, mẹ bầu không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Thai 38 tuần ít đạp nguyên nhân do em bé đã có kích thước cơ thể lớn hơn, không gian trong bụng mẹ không còn chỗ trống cho những cú đạp hay múa máy chân tay. Những hiện tượng thai máy mẹ gặp ở tam cá nguyệt thứ 2 sẽ hạn chế đi rất nhiều. Xong, tùy thai nhi sẽ có sự phát triển khác nhau và không phải trường hợp mẹ bầu nào mang thai 38 tuần bé cũng ít đạp. Đối với mẹ sinh nở từ lần thứ 2, vùng xương chậu đã nở rộng và ở một mức nhất định, từ đó bụng mẹ vẫn còn đủ không gian để cho thai máy.

Cùng với ít đạp, mẹ sẽ thấy hiện tượng em bé gò nhiều, những cơn gò này thường báo hiệu mẹ sắp đến ngày chuyển dạ. Mẹ cũng nên quan tâm phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ. Cơn gò sinh lý còn gọi là cơn gò Braxton Hicks, khi mẹ chạm vào bụng sẽ thấy bụng cứng lên rồi sau vài giây sẽ mềm trở lại. Cơn gò Braxton Hicks thường không gây đau đớn, chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không có chu kỳ (4-5 cơn trong khoảng 10 phút) và làm nhiệm vụ chuẩn bị cho cơ thể đối mặt với ngày sinh nở. Bên cạnh đó, cơn đau đẻ thật sẽ bắt đầu ở lưng rồi lan tỏa về phía trước, gây đau, các cơn co thắt sẽ có chu kỳ càng lúc càng gần nhau và mạnh dần.

Nguyên nhân thai nhi ít đạp tháng cuối

Thai 38 tuần ít đạp gò nhiều là biểu hiện bình thường ở giai đoạn cuối thai kỳ

Lưu ý một số điều nên làm và không nên làm khi thai 38 tuần

Như đã biết, thai 38 tuần ít đạp gò nhiều là biểu hiện bình thường ở giai đoạn cuối thai kỳ. Sau đây sẽ là một số lời khuyên về những điều mẹ nên làm và không nên làm trong thời gian này.

Mẹ mang thai 38 tuần nên làm gì tốt cho sức khỏe?

Nguyên nhân thai nhi ít đạp tháng cuối

Viên sắt Chela- Ferr Forte cho mẹ bầu- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Càng gần giai đoạn sinh nở, mẹ cần chú ý sức khỏe để chờ ngày đón bé chào đời thành công. Cụ thể, mẹ nên làm những việc sau:

  • Quan sát thường xuyên để biết biến chứng thai kỳ muộn:

Một số triệu chứng như sưng phù đột ngột, lan tới tay rồi mặt thì mẹ cần chú ý bởi đây là dấu hiệu nguy hiểm. Tình trạng này báo hiệu mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật- biến chứng thai kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm thường xảy ra ở giai đoạn sắp sinh.

  • Xây dựng chế độ ăn đủ dinh dưỡng:

Mẹ vẫn cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu như chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo thêm thực đơn bầu 38 tuần ăn gì để nhanh chuyển dạ để quá trình chuyển dạ diễn ra dễ dàng, ít đau.

  • Duy trì bổ sung một số vi chất thiết yếu:

Nhu cầu về sắt, canxi, axit folic, DHA,…sẽ dần tăng lên ở giai đoạn gần cuối thai kỳ. Do đó, mẹ nên sử dụng thêm viên uống bổ sung, nhất là sắt bởi khi cung cấp đủ vi chất này mẹ sẽ giảm thiểu tối đa tình trạng băng huyết hay thiếu máu thiếu sắt sau sinh.

  • Thực hiện thói quen sinh hoạt có lợi:

Mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc (7-10 tiếng/ngày). Ngoài ra, mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng hay các bài yoga phù hợp để giúp sinh nở dễ dàng, tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Những điều không nên làm khi mẹ mang thai 38 tuần

Nguyên nhân thai nhi ít đạp tháng cuối

Mẹ không nên ăn những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, rượu bia, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,…

Bên cạnh những việc nên làm, mẹ bầu cũng cần lưu ý các việc không nên làm sau đây:

  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, đồ uống có hại cho sức khỏe hay sử dụng các chất kích thích bởi sẽ gây cản trở quá trình sinh nở, có hại cho sức khỏe.

  • Tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, gia vị mạnh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

  • Không nên làm việc quá sức, đặc biệt những công việc khiêng vác, bê đồ nặng.

  • Tránh tâm lý căng thẳng, stress quá mức vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bài viết đã giúp mẹ giải đáp thai 38 tuần ít đạp gò nhiều có sao không và một số lưu ý những việc nên làm, không nên làm để có sức khỏe tốt cũng như cách chuyển dạ nhanh ở tuần 38 để mẹ vượt cạn dễ dàng. Chúc mẹ bầu sớm ngày vượt cạn thành công và nuôi dạy bé lớn khôn toàn diện!

Từ tuần bao nhiêu thai ít đập?

Thai được 8 tuần tuổi đã bắt đầu có cử động. Tuy nhiên, những cử động này nhẹ và khối lượng thai quá nhỏ nên các thai phụ chưa thể cảm nhận. Thông thường người mẹ bắt đầu cảm thấy cử động của thai khi bầu vào khoảng 24-32 tuần, vì vậy thai 18 tuần máy ít là hiện tượng bình thường, thai phụ không nên quá lo lắng.

Tại sao thai nhi lúc đập nhiều lúc đạp ít?

Theo lý thuyết, tần suất thai nhi đạp 4 lần/giờ được xem là bình thường. Tuy nhiên, con số thai nhi ít đạp hay không còn phụ thuộc vào thói quen cũng như giờ giấc sinh hoạt của mỗi em bé. Nếu đếm số lần đạp trong 1 giờ của bé ít hơn 4, bạn đừng vội lo lắng vì có thể bé đang ngủ.

Tại sao thai ít máy?

Trong tuần 37 hoặc từ tam cá nguyệt thứ ba trở đi, thai máy ít hơn là điều bình thường. Nguyên nhân là lúc này bé đã rất lớn, không gian cho bé di chuyển trong bụng mẹ bị thu hẹp lại. Bé sẽ khó thực hiện các cử động vặn mình, xoay người.

Làm gì khi thai nhi không đáp?

Khi nào mẹ cần đi khám bác sĩ? Bác sĩ Coelho khuyên rằng: “Nếu bé không chuyển động suốt 24 giờ sau tuần 28 thì mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ. Sau 36 tuần, bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ kiểm tra đếm cử động đạp của thai nhi. Theo đó, mẹ phải đếm chuyển động của bé từ 9h sáng và ghi lại thời gian bé đạp.