Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh

19-06-2021

  1. Tổng quan

Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm vi rút ở mũi và cổ họng của bé. Nghẹt mũi và chảy nước mũi là những dấu hiệu chính của cảm lạnh.

Trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị cảm lạnh, một phần vì chúng thường ở gần những đứa trẻ lớn hơn khác. Ngoài ra, chúng vẫn chưa phát triển khả năng miễn dịch đối với nhiều bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Trong vòng một năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh bị cảm đến bảy lần; trẻ có thể có nhiều hơn nếu trẻ ở trong các trung tâm giữ trẻ.

Những đợt cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm nhưng chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm thanh khí phế quản cấp. Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám tại các bác sĩ nhi khoa, đặc biệt khi trẻ có sốt cao.

  1. Các triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh thường là:

  • Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
  • Chảy mũi lúc đầu có thể trong nhưng có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của cảm lạnh thông thường ở trẻ sơ sinh có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Hắt hơi
  • Ho khan
  • Giảm sự thèm ăn
  • Quấy khóc
  • Khó ngủ
  • Khó bú hoặc không bú do nghẹt mũi
  1. Khi nào gặp bác sĩ

Hệ thống miễn dịch của bé sẽ cần thời gian để trưởng thành. Nếu em bé của bạn bị cảm lạnh mà không có biến chứng, nó sẽ tự khỏi trong vòng 10 đến 14 ngày.

Trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 2 đến 3 tháng tuổi nên được đưa đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay khi biểu hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh cảm lạnh. Điều này giúp trẻ phòng tránh được các biến chứng nặng nề khác cũng như khiến bố mẹ an tâm hơn.

Sốt là một trong các phản ứng của cơ thể trẻ sơ sinh chống lại cảm lạnh. Tuy nhiên, sốt từ 38oC trở lên ở những trẻ sơ sinh từ 2 đến 3 tháng tuổi là dấu hiệu cảnh báo nhu cầu được chăm sóc y tế. Những trẻ lớn hơn bị cảm lạnh với biểu hiện sốt cao trên 39oC cũng nên được đưa đi khám tại các cơ sở y tế. Ngoài ra, nếu sốt cao kéo dài trên 5 ngày, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đến khám bất kể trẻ ở lứa tuổi nào.

Một số dấu hiệu và triệu chứng khác cảnh báo một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng mà bố mẹ cần biết như:

  • Nổi ban đỏ trên da
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Ho dai dẳng, đờm nhiều

Thông tin Bảo hiểm Y tế đúng tuyến tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức 

Thông tin Bảo lãnh viện phí tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Thủ Đức

Thông tin khám sức khỏe doanh nghiệp, cơ quan 

Trẻ bị cảm lạnh kèm tiêu chảy mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ

  • Đờm đặc màu xanh hoặc có máu trong đờm
  • Khó thở, thở khò khè
  • Dấu hiệu rút lõm lồng ngực
  • Sốt kéo dài từ 5 đến 7 ngày
  • Gãi tai, hoặc các dấu hiệu khác gợi ý tình trạng khó chịu hoặc đau ở các vùng trên cơ thể.
  • Các dấu hiệu gợi ý tình trạng mất nước như tiểu ít
  • Bú kém hoặc không bú
  • Tím tái các đầu ngón tay hoặc môi

Bố mẹ là người quan tâm trẻ nhiều nhất nên sẽ dễ phát hiện các dấu hiệu bất thường. Ngay khi thấy trẻ có các biểu hiện lạ, nên gọi ngay cho các bác sĩ Nhi khoa để loại trừ các tình trạng khác nghiêm trọng hơn bệnh cảm lạnh thông thường.

  1. Nguyên nhân

Cảm lạnh thông thường là tình trạng nhiễm khuẩn mũi và họng (nhiễm khuẩn đường hô hấp trên) có thể do một trong hơn 100 loại vi rút gây ra. Rhinovi rút là phổ biến nhất.

Sau khi bị nhiễm vi rút, con bạn thường trở nên miễn dịch với vi rút đó. Nhưng vì có rất nhiều loại vi rút gây cảm lạnh, nên con bạn có thể bị cảm lạnh vài lần trong năm và nhiều lần trong suốt cuộc đời. Ngoài ra, một số vi rút không tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài.

Vi rút cảm lạnh thông thường xâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của bé. Con bạn có thể bị nhiễm vi rút do:

  • Không khíKhi ai đó bị bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, họ có thể trực tiếp truyền vi rút sang con bạn.
  • Tiếp xúc trực tiếpNgười bị cảm lạnh chạm vào tay em bé của bạn có thể truyền vi rút cảm lạnh cho em bé của bạn, người nhiễm bệnh sau khi chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của em bé
  • Các bề mặt bị ô nhiễmMột số vi rút sống trên bề mặt trong hai giờ hoặc lâu hơn. Em bé của bạn có thể bị nhiễm vi rút khi chạm vào bề mặt bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ chơi, bàn tay người chăm sóc
  1. Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố khiến trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn.

  • Hệ thống miễn dịch chưa trưởng thànhVề bản chất, trẻ sơ sinh có nguy cơ bị cảm lạnh vì chúng chưa tiếp xúc hoặc chưa có sức đề kháng với hầu hết các loại vi rút gây bệnh
  • Tiếp xúc với những đứa trẻ khácTrẻ sơ sinh tiếp xúc với những đứa trẻ bị bệnh, điều này làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh của bé.
  • Thời gian trong nămCả trẻ em và người lớn đều dễ bị cảm lạnh hơn từ mùa thu đến cuối mùa xuân.
  1. Biến chứng

  • Nhiễm khuẩn tai cấp tính (viêm tai giữa). Đây là biến chứng phổ biến nhất của cảm lạnh thông thường. Nhiễm khuẩn tai xảy ra khi vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ.
  • Thở khò khèCảm lạnh có thể gây ra thở khò khè, ngay cả khi con bạn không bị hen suyễn. Nếu con bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể khiến bệnh nặng hơn.
  • Nhiễm khuẩn thứ phát khácChúng bao gồm viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Những trường hợp nhiễm khuẩn như vậy cần được bác sĩ thăm khám và đánh giá.
  1. Chẩn đoán

Chẩn đoán cảm lạnh dựa vào dịch tễ, các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng gợi ý.

  1. Điều trị

Các phương pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng cho các trường hợp cảm lạnh thông thường với mục đích giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Một số các biện pháp mà bố mẹ có thể thực hiện bao gồm:

  • Bổ sung nhiều dịch cho trẻ, bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm một ít nước nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Hút sạch dịch tiết từ mũi bằng nước muối sinh lý và một bầu hút chuyên dùng.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí để nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên lựa chọn máy làm ẩm mát hay máy làm ẩm nóng. Các máy làm ấm nóng cần được bảo quản đúng theo hướng dẫn vì có nguy cơ bỏng cho trẻ.

Một số biện pháp không nên thực hiện khi trẻ bị cảm lạnh bao gồm:

  • Kháng sinh không có tác dụng diệt vi rút và không nên được sử dụng điều trị bệnh cảm lạnh.
  • Các thuốc hạ sốt không cần kê đơn như Tylenol dùng cho trẻ không khuyến cáo sử dụng ở những trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu như không có hướng dẫn của bác sĩ. Hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhi trước khi cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn nào. Những loại thuốc này thường không được khuyên sử dụng với những trẻ đang nôn.
  • Aspirin không bao giờ dùng ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
  • Các loại thuốc giảm ho không khuyến cáo chỉ định cho những trẻ dưới 2 tuổi.
  • Không nên đặt trẻ ở tư thế nằm sấp khi ngủ, ngay cả khi trẻ bị nghẹt mũi.

Thuốc

Thuốc không kê đơn. Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt, cẩn thận theo hướng dẫn dùng thuốc, nếu cơn sốt làm trẻ khó chịu. Thuốc ho và cảm lạnh không an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Thuốc giảm sốt

Thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) có thể làm giảm sự khó chịu liên quan đến cơn sốt. Tuy nhiên, những loại thuốc này không tiêu diệt được vi rút cảm lạnh. Sốt là một phần phản ứng tự nhiên của con bạn đối với vi rút, vì vậy có thể giúp con bạn hạ sốt nhẹ.

Cẩn thận khi dùng acetaminophen cho trẻ lớn hơn và trẻ em vì hướng dẫn về liều lượng có thể gây nhầm lẫn. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có thắc mắc về liều lượng phù hợp cho em bé của bạn.

Để điều trị sốt hoặc đau, hãy cân nhắc cho con bạn dùng thuốc hạ sốt và giảm đau không kê đơn của trẻ sơ sinh hoặc trẻ em như acetaminophen (Tylenol, những loại khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác).

Không cho trẻ dùng những loại thuốc này nếu trẻ bị mất nước hoặc nôn ói liên tục.

Trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau bệnh thủy đậu hoặc các triệu chứng giống cúm không bao giờ được dùng aspirin. Vì aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một tình trạng hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng ở trẻ em như vậy.

Thuốc ho và cảm lạnh

Các phương pháp điều trị tại nhà có thể áp dụng cho các trường hợp cảm lạnh thông thường với mục đích giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Một số các biện pháp mà bố mẹ có thể thực hiện bao gồm:

  • Bổ sung nhiều dịch cho trẻ, bao gồm cả sữa mẹ và sữa công thức. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm một ít nước nếu trẻ trên 6 tháng tuổi.
  • Hút sạch dịch tiết từ mũi bằng nước muối sinh lý và một bầu hút chuyên dụng.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí để nâng cao độ ẩm của không khí xung quanh. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc nên lựa chọn máy làm ẩm mát hay máy làm ẩm nóng. Các máy làm ấm nóng cần được bảo quản đúng theo hướng dẫn vì có nguy cơ bỏng cho trẻ.
  1. Phòng ngừa

  • Không cho bé tiếp xúc với những người bị bệnhNếu bạn có con mới sinh, không cho phép bất kỳ ai bị ốm đến thăm. Nếu có thể, hãy tránh những khu vực đông người và hạn chế ôm hôn trẻ

  • Rửa tay trước khi cho trẻ bú hoặc chạm vàoKhi không có xà phòng và nước, hãy sử dụng khăn lau tay hoặc gel có chứa cồn.
  • Thường xuyên làm sạch đồ chơi và núm vú giả của bé.
  • Hướng dẫn mọi người trong gia đình ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy, sau đó ném nó. Nếu bạn không thể lấy khăn giấy kịp thời, hãy ho hoặc hắt hơi vào cánh tay của bạn.
  1. Chuẩn bị cuộc hẹn trước khi gặp bác sĩ

  • Bé bắt đầu các triệu chứng cảm lạnh từ khi nào?
  • Chúng xảy ra liên tục hay thỉnh thoảng?
  • Mức độ nặng của các triệu chứng?
  • Các triệu chứng cải thiện, hay nặng lên?
  • Có các triệu chứng của nghẹt mũi làm bé ăn hoặc uống ít đi hay không?
  • Có sốt cao hay không?
  • Có chủng ngừa vắc xin đầy đủ hay không?
  • Có dùng kháng sinh trước đó không?
  1. Mong đợi phản hồi của bạn từ bác sĩ
  • Bao lâu thì các triệu chứng cải thiện và hết?
  • Trẻ có cần phải dùng kháng sinh hay không?
  • Có những biến chứng gì?
  • Có cách nào cải thiện tình trạng ăn uống kém, bỏ bú ở trẻ?
  • Bệnh có lây hay không?
  • Có cách nào nâng cao sức đề kháng để nhanh khỏi bệnh hay không?
  • Cách dự phòng bệnh như thế nào?