Nhà đày Buôn Ma Thuột tiếng ảnh là gì

Nhà đày Buôn Ma Thuột ngày nay đã trở thành một địa danh lịch sử, đồng thời nơi đây còn là một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Với ý nghĩa chính trị sâu sắc đó, ngày 12-3-1984, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã cấp Bằng công nhận Nhà đày Buôn Ma Thuột là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia.

 Nhà đày Buôn Ma Thuột tọa lạc tại số 18, đường Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, được xây dựng trong những năm 1930-1931. Đây là nơi giam giữ, đày ải tù chính trị, chủ yếu của các tỉnh Trung kỳ. Tên gọi Nhà đày Buôn Ma Thuột đủ nói lên bản chất vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Sau khi thành án, những tù nhân chính trị bị coi là nguy hiểm, bị đày tới những nơi xa xôi trong đất liền, ngoài hải đảo, hoặc những nơi vốn là thuộc địa của thực dân Pháp cách Việt Nam hàng vạn dặm.

Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ảnh: Trí Tín

Nhà đày Buôn Ma Thuột xây dựng trên diện tích gần 2ha, với 4 bức tường bao quanh, cao 4m, dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và có lính canh 24/24 giờ. Phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể giam giữ tù nhân, bên cạnh cổng chính ở phía Nam là dãy xà lim giam giữ tù chính trị. Ngoài ra, còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho và bếp ăn. Đây là kiểu bố trí nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Cách bố trí Nhà đày khép kín vừa tận dụng được mặt bằng, vừa giám sát tù nhân một cách hiệu quả nhất.

Lúc đầu, Nhà đày chưa được làm kiên cố: Khung nhà bằng gỗ, tường làm bằng cốt tre đắp đất trộn rơm, phía ngoài trát bằng xi măng mỏng, mái lợp lá. Tuy nhiên, do số lượng tù nhân chuyển lên ngày càng nhiều, Khâm sứ Trung kỳ Sa-ten phản đối việc dùng thanh tre, tường đất để xây dựng nhà giam. Y cho rằng, những vật liệu đó không thích hợp với một nhà tù nói chung và càng không thích hợp với một Nhà đày kiên cố.

Đến cuối tháng 11-1931, việc xây dựng kiên cố Nhà đày đã hoàn thành. Các nhà giam đều được xây tường gạch, mái lợp ngói. Về sau, khi số tù nhân tăng cao, đã có một số tù nhân tổ chức vượt ngục thì nhà tù được gia cố chắc chắn thêm.

Sau Cách mạng tháng Tám, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ ý định xâm lược nước ta, chúng tiếp tục sử dụng lại Nhà đày Buôn Ma Thuột để phục vụ cho việc cai trị. Năm 1954, chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp. Mỹ nhảy vào thế chân Pháp âm mưu thôn tính nước ta để bành trướng thế lực, ngăn chặn các phong trào cách mạng, phá hoại công cuộc xây dựng XHCN ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Với âm mưu, thủ đoạn mới, phương tiện hiện đại, chính sách xâm lược của Mỹ tinh vi và thâm độc hơn, Nhà đày Buôn Ma Thuột tiếp tục được sử dụng và có một số thay đổi để phù hợp với tình hình mới như: Xây thêm một bức tường ngăn đôi nhà đày, một bên làm trung tâm cải huấn, một bên làm kho quân nhu và mở hai cổng mới ở phía Tây, đồng thời, chúng xây thêm nhà Quốc thái dân an, nhà Nguyện, phòng biệt giam, nhà lao nữ…

Nhà đày Buôn Ma Thuột được nhiều người biết đến không phải vì kết cấu, kiến trúc, không phải vì đòn roi tra tấn tàn bạo của kẻ thù, mà là ở phong trào đấu tranh anh dũng của các thế hệ tù nhân chính trị nơi đây. Nhà đày là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước, là môi trường rèn luyện cho biết bao thế hệ cách mạng. Nhiều người về sau đảm nhận những vị trí quan trọng của Đảng, Nhà nước và Quân đội như các đồng chí Võ Chí Công, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu… Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nơi ươm mầm cho hạt giống cách mạng ở Đắk Lắk.

Tại nhà đày, vào cuối năm 1941, một tổ chức bí mật có tên là "Lực lượng trung kiên" được thành lập. Đây thực chất là một Chi bộ cộng sản trong nhà đày. Tiêu chuẩn cơ bản số 1 của tổ chức là phải thực hiện đúng Điều lệ Đảng Cộng sản, tự nguyện suốt đời hy sinh cho chủ nghĩa cộng sản. Đường lối, chủ trương của Đảng được quán triệt, truyền bá, lan tỏa đến nhiều nơi khác trong tỉnh, là tiền đề cho những thắng lợi về sau.

Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo, dã man của kẻ thù là tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên trung của những người tù cộng sản. Những năm tháng đấu tranh oanh liệt tại Nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành bản anh hùng ca về chủ nghĩa yêu nước, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc, bảo vệ nền độc lập nước nhà, là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Đắk Lắk nói riêng và của cả nước nói chung.

Tái hiện hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị đánh đập, tra tấn tại Nhà đày Buôn Ma Thuột. Ảnh: Trí Tín

Theo số liệu từ Phòng trưng bày di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, tổng số tù nhân chính trị bị đày đến đây, qua các phong trào: 1929, 1930, 1939, 1940-1945 có 3.855 đồng chí, gồm đại bộ phận là đảng viên cộng sản, trong đó có những Ủy viên Trung ương, Xứ ủy, Huyện ủy và Chi ủy.

Tại nhà tù này, các đồng chí ta đã lợi dụng những ngày tháng ở tù để hội họp và học tập lý luận Mác - Lênin, một lần nữa khẳng định, chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù chẳng những không ngăn trở được bước tiến của cách mạng, trái lại, đã trở nên lửa thử vàng, rèn luyện con người cách mạng càng cứng rắn hơn, mà kết quả là cách mạng đã chiến thắng, đế quốc đã thua…

Qua các lần trùng tu, hiện nay, Nhà đày Buôn Ma Thuột thường xuyên mở cửa đón du khách trong nước và quốc tế đến tham quan. Các cụm trưng bày hình ảnh, hiện vật đã phần nào tái hiện lại một cách chân thực, sống động những năm tháng khốc liệt, hào hùng của những chiến sĩ cách mạng nơi đây.

 "Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam". Sinh thời, Bác Hồ đã từng nhắc nhở mọi người dân Việt Nam, muốn yêu nước trước hết phải hiểu truyền thống lịch sử nước nhà, từ đó, mới kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của cha anh. Có dịp đến tham quan di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, chúng ta càng thấm sâu thêm truyền thống cách mạng, biết thêm những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biểu ở ngay tại địa phương mình, nhân niềm tự hào, tiếp thêm ngọn lửa về tinh thần yêu nước, cách mạng.

Từ đó, xây dựng, vun đắp, bồi dưỡng thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng sống; thôi thúc mỗi người chúng ta có những hành động cách mạng cụ thể, để góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trí Tín

Nhắc tới “địa ngục trần gian” trong thời kỳ kháng chiến chắc hẳn bất ai cứ trong mỗi chúng ta cũng nghĩ đến ngay Côn Đảo đầy mất mát và đau thương. Nhưng ít ai biết rằng ngoài Côn Đảo, nhà đày Buôn Ma Thuột cũng đã từng là nơi nuôi dưỡng ý chí kiên cường, đấu tranh bất khuất của bao chiến sỹ yêu nước.

1. Đôi nét về nhà đày Buôn Ma Thuột

Địa chỉ: số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột dịch ra tiếng Pháp có nghĩa là Pénitencer de Ban Mê Thuột. Đây là nơi lưu giữ nhiều bằng chứng có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong những năm tháng xâm lược nước ta.

Bên cạnh những địa danh nổi tiếng như biệt điện Bảo Đại, tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột, nơi đây sẽ là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách đam mê tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử dân tộc thời kháng chiến.

Ảnh: nthh283

2. Đường đi đến nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố khoảng hơn 1km về phía Đông Nam. Đường đi thông thoáng rất thuận tiện. Dù lưu trú ở bất cứ khu vực nào bạn cũng có thể nhanh chóng đến đây trong vài phút.

Từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển dọc theo trục đường Lê Duẩn theo phía Nguyễn Viết Xuân. Sau khoảng 700m bạn rẽ phải vào đường Phạm Hồng Thái. Tại ngã ba Phạm Hồng Thái – Tán Thuật, bạn rẽ trái rồi đi thêm chừng 100m nữa là tới nơi.

Ảnh: Sưu tầm

3. Lịch sử hình thành nhà đày Buôn Ma Thuột

Vào cuối những năm 1920 đầu 1930, phong trào chống thực dân Pháp ở nước ta bùng nổ mạnh mẽ. Chính quyền Pháp buộc phải mở rộng diện tích nhà tù để giam giữ những nhà cách mạng dân tộc và tù nhân chính trị.

Vào thời điểm bấy giờ, Đắk Lắk đang bị bao vậy giữa rừng núi rậm rạp, khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Khác biệt quá lớn về ngôn ngữ của người Ê Đê cùng với môi trường xung quanh nhiều thú dữ đã khiến Đắk Lắk gần như biệt lập với bên ngoài. Do đó, nơi đây được thực dân Pháp lựa chọn để xây dựng nhà tù.

Ảnh: Sưu tầm

Nhà đày Buôn Ma Thuột là nơi giam giữ những Đảng viên chính trị bị xử án tù trên 5 năm ở khu vực Trung Kỳ. Hay những nhà cách mạng đi đầu trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tiêu biểu có thể kể đến như Nguyễn Chí Thanh, Hồ Tùng Mậu, Ngô Đức Độ, Tố Hữu, Hồng Chương,…

Sau kháng chiến chống Pháp chưa được bao lâu, nhà đày lại tiếp tục được quân Mỹ trưng dụng. Và khi đất nước giành được độc lập, nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành “Bảo tàng kháng chiến sống”. Nơi lưu giữ những bài học lịch sử ý nghĩa giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về cách mạng, về dân tộc.

Ảnh: Sưu tầm

4. Các hoạt động tham quan tại nhà đày Buôn Ma Thuột

Đến nhà đày Buôn Ma Thuột du khách có cơ hội ngắm nhìn những hiện vật mô phỏng sống động, chân thực cuộc sống của tù nhân lúc bấy giờ.

Khám phá kiến trúc

Nhà đày được xây dựng theo kiến trúc cổ điển hình chữ U. Bao gồm 6 nhà lao chính, dãy xà lim, bếp ăn, nhà quản ngục và bệnh xá. Toàn bộ được xây dựng bằng tường bê tông kiên cố với độ dày 40cm, cao 4m. Xung quanh và bên trên được bao bọc bằng dây thép gai chắc chắn.

Tại nhà đày còn có dãy xà lim gồm 21 phòng biệt lập. Mỗi phòng dài 2.5m, rộng 1m chuyên được sử dụng để giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm. Ngoài ra, Pháp còn xây dựng hệ thống tháp canh có quân lính túc trực 24/24 để kiểm soát toàn bộ hoạt động bên trong nhà đày.

Ảnh: Sưu tầm

Đến thời Mỹ, nhà đày được ngăn đôi làm hai. Một bên là khu cải huấn, bên còn lại là khu chứa quân nhu của đế chế. Xây thêm một số công trình như phòng biệt giam, nhà Nguyện, nhà Quốc thái dân an, nhà lao nữ.

Tại Nhà đày Buôn Ma Thuột luôn diễn ra các cuộc tra tấn dã man, tàn ác. Biết bao chiến sĩ cách mạng đã phải ra đi ở nơi hiểm ác, không có tình người này. Thật đáng lên án tội ác tày trời của lũ cầm quyền ác độc lúc bấy giờ.

Ảnh: Sưu tầm

Chiêm ngưỡng hiện vật mô phỏng sống động, chân thực

Hiện nay trong các phòng giam đều trưng bày hiện vật hoặc hình ảnh mô phỏng chân thực những ngày tháng bị bóc lột của dân ta. Đó là cảnh tù nhân lao động khổ sai cực nhọc, tù nhân bị lính Pháp, Mỹ dùng roi đàn áp,…

Bảo tồn không phải để bi lụy quá khứ mà muốn thế hệ sau cảm nhận rõ nét tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu mãnh liệt, quật cường của những người chiến sĩ cách mạng. Dù bị hành hạ đau đớn nhưng họ vẫn không chịu khuất phục, không chịu đầu hàng. Đây thực sự là những giá trị đáng để mỗi chúng ta học tập và noi theo.

Ảnh: Sưu tầm

5. Một số lưu ý khi tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột

  • Giờ mở cửa: 07:30 – 17:00
  • Giá vé tham quan: 20.000 – 30.000 VNĐ/ người/ lượt
  • Quy định trang phục: Trang trọng, kín đáo và lịch sự
  • Cách ứng xử: Không nói cười to tiếng, không nô đùa, không xả rác bừa bãi trong khuôn viên nhà đày

Ảnh: mc.shang

Nhà đày Buôn Ma Thuột không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị lịch sử của dân tộc mà nơi đây còn đanh thép lên án những tội ác tàn độc của thực dân và đế chế. Hãy một lần đặt chân đến nơi đây để cảm nhận lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu bất khuất của thế hệ ông cha ta nhé!

Ảnh đại diện: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ đề