Nhân viên sale là gì

Nhân viên sales là gì? Top nghề sales lương cao nhất

Nhân viên Sales là một nghề có nhiều thử thách và áp lực nhưng đổi lại mức thu nhập khá hấp dẫn. Vậy bạn có biết nhân viên sales là gì? Làm sales trong lĩnh vực nào lương cao nhất? Trong bài viết này, TopCV sẽ chia sẻ với bạn 101 điều bạn cần biết về nghề sales.

1. Nhân viên Sales là gì

1.1. Làm sales là làm gì?

Nhân viên Sales (hay còn gọi là Salesman, Seller), nhân viên kinh doanh là vị trí bán hàng, bán dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp và tư vấn cho khách hàng sự lựa chọn tốt, phù hợp nhất với họ.

Bên cạnh đó, Sales cũng sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về dịch vụ và thuyết phục khách mua hàng để tăng doanh thu cho công ty. Ngoài ra, người bán hàng còn cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn khách hàng mới. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Sales chỉ cần tập trung là liên hệ với các data, contact đổ về từ phòng marketing.

Tuyển dụng

Để làm nên thành công cho mỗi đơn vị kinh doanh thì Sales chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Không những thế, Sales còn là bộ mặt cho cả công ty bởi những người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên chính là Sales. Vì là người nắm rõ nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng nên các lạnh đạo có thể dựa vào Sales để đưa ra những sự thay đổi về chính sách một cách hợp lý nhất để thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hoá.

Tuyển dụng Nhân viên kinh doanh

1.2. Công việc hàng ngày của một nhân viên sales

Nếu nghĩ rằng Sales chỉ có nhiệm vụ là bán hàng thì bạn chưa hiểu gì về công việc của họ cả. Thực chất những công việc phải làm hàng ngày của một nhân viên Sales ngang ngửa với các đầu việc của một nhân viên văn phòng ở các lĩnh vực khác. Khi tìm việc nhân viên báng hàng hay nhân viên sales, bạn hiểu người đảm nhận vị trí này cần làm những gì. Họ sẽ phải thuộc tất cả các mẫu mã hàng hoá, dịch dụ và bản chất của chúng từ nguồn gốc, màu sắc đến cách sử dụng. Họ cũng phải thường xuyên có mặt ở các khu vực trưng bày sản phẩm để tư vấn và giúp khách hàng lựa chọn, theo dõi tốc độ tiêu thụ hàng hoá và báo cáo lên cấp trên, kiểm kê hàng hoá, bổ sung mặt hàng còn thiếu. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng là một công việc không thể thiếu, cụ thể nhân viên sales sẽ lên danh sách những người có khả năng sử dụng hàng hoa của mình cao nhất. Song song với đó là tìm hiểu trên thị trường có những nhóm đối tượng nào có khả năng trở thành khách hàng và lập kế hoạch, chiến lược thu hút, chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Cuối cùng là báo giá, đàm phán, thương thảo hợp đồng mua bán và thoả thuận với khách hàng về thời hạn thanh toán kết hợp với bộ phận chăm sóc khách hàng để giải quyết những phàn nàn, vấn đề của khách trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Như vậy, làm Sales sẽ gắn liền với Marketing và chăm sóc khách hàng. Những doanh nghiệp nhỏ thì Sales sẽ kiêm luôn cả 2 nhiệm vụ đó.

Xem thêm: Mô tả công việc Sales Admin

Xem thêm : Nên làm nghề gì lương cao đúng với nhu cầu tuyển dụng của xã hội

Công việc sale là gì?

Nhân viên sale là gì

Công việc sale là gì?

Công việc Sales là công việc bán hàng, bán sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách về sản phẩm, dịch vụ. Mục đích chính của Sale là bán được hàng.

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn nhân viên sale và nhân viên sale marketing là một. Trên thực tế, 2 công việc này khác nhau. Vậy bản chất của nhân viên Sale marketing là gì? Họ có gì khác so với nhân viên Sale?

Nếu Sale chỉ đơn thuần là người đàm phán, thương lượng và bán sản phẩm, dịch vụ. Thì nhân viên Sale Marketing lại nắm giữa 2 vai trò đồng thời là nhân viên bán hàng và nhân viên tiếp thị (có nhiệm vụ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp).

Nghề sales là gì?

Làm Sales hay Nhân viên bán hàng – Nhân viên kinh doanh là người sẽ chịu trách nhiệm bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của thương hiệu cho khách hàng có nhu cầu. Người Sales sẽ tìm hiểu các vấn đề từ phía khách hàng, đưa ra các giải pháp bằng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, theo một quy trình đã được tối ưu nhất.

Ngoài ra, nhân viên Sales còn cần phải chủ động đi tìm kiếm thị trường, nguồn khách hàng mới, tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng trong một số trường hợp cụ thể, người Sales chỉ cần tập trung vào các contact đổ về từ phòng marketing, thường được biết đến như Telesales, chủ yếu thực hiện các cuộc gọi để chốt đơn hàng.

Nhân viên sale là gì

Các kỹ năng, đức tính cần có

  • Kỹ năng chăm sóc khách hàng: “Khách hàng là thượng đế.” Bạn sẽ cần phải học cách lắng nghe những nhu cầu của họ một cách hiệu quả, qua đó cung cấp các giải pháp mà họ không thể chối từ.
  • Kỹ năng giao tiếp: Bạn sẽ cần giải thích tường tận các đặc điểm của sản phẩm, và trả lời bất cứ câu hỏi, khúc mắc nào từ phía khách hàng. (9 Cuốn sách cải thiện kỹ năng giao tiếp)
  • Sự linh hoạt: Bạn có thể sẽ phải làm việc dưới nhiều áp lực, nhiều khung giờ không cố định.
  • Tính kiên trì: Không phải ai cũng trở thành khách hàng của bạn. Hãy kiên trì theo đuổi đến cùng.

Trách nhiệm của người làm Sales:

  • Giới thiệu, quảng bá, và bán sản phẩm/dịch vụ tới đối tượng khách hàng tiềm năng..
  • Thực hiện các phân tích giữa chi phí và lợi ích thu được cho khách hàng.
  • Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Tiếp cận trực tiếp các khách hàng tiềm năng.
  • Giải quyết các vấn đề của khách hàng để tối đa hóa sự hài lòng.
  • Đạt được các KPI sẵn có của doanh nghiệp
  • Phối hợp tốt với các đồng nghiệp, phòng ban khác
  • Phân tích tiềm năng của thị trường, theo dõi và làm báo cáo bán hàng
  • Theo kịp các xu hướng quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới nhất
  • Liên tục cải thiện trình độ, kỹ năng

Các kỹ năng và phẩm chất cần thiết của nhân viên sales là gì?

Một nhân viên sales đòi hỏi nhiều kỹ năng và phẩm chất khác nhau. Tùy vào từng tình huống mà từng khả năng riêng sẽ phát huy tác dụng. Dưới đây là một số kỹ năng và phẩm chất chính yếu mà một nhân viên sales phải có:

  • Khả năng giao tiếp và đàm phán lưu loát, mạch lạc.
  • Linh hoạt, nhạy bén trước mọi tình huống bất ngờ.
  • Nắm vững và tin tưởng vào các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cần bán.
  • Nhân viên sales là người có bản lĩnh cao.
  • Luôn niềm nở và giữ nụ cười khi gặp khách hàng.
  • Hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm để gợi ý giải pháp phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Nghề Sales là làm gì?

Kết nối với khách hàng ở bất cứ đâu

Trước khi các phần mềm nhắn tin như Skype, Whatsapp, Telegram, ….ra đời, những chuyên viên Sales thường phải đặt hẹn trực tiếp; hoặc mất thời gian cho những cuộc gọi liên tục.

Ngày nay, Sales đã có thể liên hệ khách hàng, đối tác ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào thuận tiện. Một ngày làm việc của Sales sẽ bắt đầu bằng kiểm tra email; nhắn tin đàm phán hay nhắc nhở khách hàng.

Xem thêm Chia sẻ về nghề sales cho các bạn sinh viên mới ra trường | Làm sales bạn cần chuẩn bị gì?

Các hoạt động quan trọng như: thương lượng hợp đồng; ký kết; thay đổi giá cả;….đều có thể diễn ra trên các phần mềm nhắn tin. Sau đó sẽ được chính thức hóa bằng email với chữ ký điện tử; hoặc một buổi gặp cuối cùng khi mọi điều khoản đã được thông qua.

Ngoài ra, trong lĩnh vực thương mại và bán lẻ, Sales có thể kiểm tra tiêu chuẩn cửa hàng, tình hình lưu lượng khách ở mỗi điểm bán qua ứng dụng hoặc livestream một cách dễ dàng.

Dõi theo khách hàng, thu thập và phân tích thông tin

Khi danh sách khách hàng tăng lên, hướng thay đổi về nhiệm vụ của Sales là gì? Lúc này chuyên viên phải luôn dõi theo từng bước của khách hàng, để có thể phục vụ tốt nhất mọi yêu cầu của khách. Ngoài ra, trong suốt quá trình tương tác với khách; người làm Sales cần phải thu thập và phân tích các thông tin quan trọng để nắm bắt nhu cầu tiềm ẩn của khách.

Vì thế, các ứng dụng công nghệ như phần mềm chăm sóc khách hàng (phần mềm CRM); hệ thống email thông minh (Mailchimp; Hubspot; Active campaign;…) ra đời.

Nhân viên sale là gì

Nhân viên kinh doanh là gì?

Mô tả công việc

Công việc chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, một Nhân viên kinh doanh cần phải tập trung hướng về mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.

Các công việc chính

  • Giới thiệu, tư vấn và thuyết phục các đối tượng khách hàng sử sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
  • Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng và đối tác tiềm năng thuộc nhiều lĩnh vực (trực tiếp hoặc gián tiếp)
  • Giải quyết các vấn đề và phàn nàn của khách hàng để đảm bảo độ hài lòng, tin cậy của khách
  • Báo cáo lên các cấp quản lý về nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ

KPI công việc

  • Các KPI của phòng ban
  • Số khách hàng
    • Số lượng cold calls thực hiện hàng tháng
    • Số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng
    • Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng
  • Giá trị hợp đồng trung bình
  • Mức độ hài lòng của khách hàng
    • Thời gian trung bình trả lời khách liên lạc

Yêu cầu công việc

  • Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc tương tự
  • Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh hoặc các vị trí liên quan
  • Thành thạo các công cụ MS Office
  • Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế
  • Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu
  • Thành thạo các kĩ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán tới nhiều loại đối tượng
  • Thành thạo các kĩ năng tổ chức công việc, quản lí thời gian
  • Thành thạo kĩ năng quản trị mối quan hệ
  • Cởi mở tiếp thu các góp ý phản hồi

Năng lực liên quan

  • Knowledge - Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự
  • Knowledge - Công cụ tin học văn phòng, các phần mềm CRM
  • Knowledge - Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
  • Skill - Kĩ năng giao tiếp
  • Skill - Năng lực giải trình
  • Skill - Kỹ năng quản trị thay đổi
  • Skill - Kĩ năng đàm phán và thuyết phục
  • Skill - Kĩ năng phân tích tình huống, xử lí tình huống và ra quyết định
  • Skill - Kĩ năng tổ chức và quản lý thời gian
  • Skill - Kĩ năng quản trị mối quan hệ
  • Skill - Tư duy tập trung vào kết quả
  • Attitude - Bảo mật kinh doanh
  • Attitude - Thái độ đặt khách hàng là trung tâm

Bộ câu hỏi phỏng vấn

  • Bạn kinh doanh loại hình sản phẩm nào tại công ty gần đây nhất? Hãy mô tả về sản phẩm và tập khách hàng của sản phẩm đó.
  • Thử thuyết phục tôi sử dụng sản phẩm đó của bạn.
  • Quy mô nhóm làm việc củabạn ở công ty đó là bao nhiêu người?
  • Chỉ tiêu doanh số củabạn ở công ty đó là bao nhiêu? Nhóm làm việc củabạn đã làm cách nào để đạt tới chỉ tiêu đó?
  • Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất màbạn làm việc. Theobạn thì quy trình đó có điểm gì hiệu quả và điểm gì chưa hiệu quả?
  • Mô tả lại một thương vụ thành công nhất của bạn. Bạnthấy thương vụ đó có điểm gì đáng chú ý?
  • Mô tả lại một khách hàng khó tính nhất màbạn từng làm việc cùng. Bạnđã làm thế nào để đối phó với khách hàng đó?
  • Đến lúc nào thìbạn ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?
  • Nếu được yêu cầu phải tăng doanh thu lên X% trong thời gian Y,bạn nghĩ mình sẽ làm như thế nào để đạt được con số này?
  • Nếu tỉ lệ hài lòng của khách hàng thấp,bạn sẽ làm thế nào để cải thiện con số này?

Ứng dụng kiến thức vào quản lý nguồn nhân lực với Base HRM+.

Bộ giải pháp quản trị nhân sự toàn diện dành cho Doanh Nghiệp. Ứng dụng những lý thuyết quản trị hiện đại vào xây dựng giải pháp nhân sự mang tính thực tiễn cao. Bộ giải pháp giúp Doanh Nghiệp từ những giải pháp cơ bản về quản trị thông tin nhân sự, chấm công Á tính lương cho đến các giải pháp quản trị mục tiêu, đánh giá và phát triển nhân sự.

Nhân viên sale là gì