Nhật bản nhìn từ góc nhìn nhân học văn hóa năm 2024

Theo GS.Takahashi Yoshiaki, Đại học Chuo (Nhật Bản), các khảo sát về tính chăm chỉ của người dân một số nước châu Á cho thấy người Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản rất chăm chỉ, trong đó người Nhật chăm chỉ nhất. Đặc biệt, người Nhật làm việc theo tổ, nhóm hiệu quả nhất. Nhưng tính chất này ở người Việt Nam khá thấp.

Khảo sát các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa của Việt Nam cho thấy các DN Việt Nam chưa được hệ thống hoá sự ngăn nắp, tính khoa học. Ở Nhật, bước vào cổng của một DN nhỏ và vừa bạn sẽ cảm nhận được quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ, tuân thủ theo một hệ thống có tổ chức bài bản. Nó tạo nên “văn hoá DN”, gây ấn tượng để khách hàng, đối tác tin vào chất lượng sản phẩm công ty…

Các chuyên gia đều cho rằng, Việt Nam đã có những tiến bộ trong phát triển kinh tế, xã hội… Người Việt Nam cũng chăm chỉ, chịu khó nhưng còn thiếu tầm nhìn về tương lai. Họ mới chỉ nhìn thấy những cơ hội trước mắt, chưa có nhiều DN sản xuất công nghệ. Một đất nước phát triển là một nước có nhiều công cụ hỗ trợ, có nền tảng về công nghệ để phát triển bền vững…

Ảnh minh họa

Doanh nghiệp Nhật với thực hành “5S”

GS. Hitokoto cho biết, điểm chung trong văn hoá DN của Nhật là tiêu chuẩn 5S: SEIRI (sàng lọc); SEITON (sắp xếp); SEISO (sạch sẽ); SEIKETSU (săn sóc); SHITSUKE (sẵn sàng).

Theo đó, “sàng lọc” là loại bỏ những thứ không cần thiết ở nơi làm việc. Sau đó, “sắp xếp” chúng lại theo thứ tự để dễ thấy, dễ lấy và dễ trả lại. Giữ vệ sinh “sạch sẽ” nơi làm việc sao cho không có bụi bẩn, không có rác trên sàn nhà, máy móc và thiết bị.

GS. Hitokoto cho biết, quan niệm của người Nhật là bạn phải sạch sẽ trước. Khi bước vào cổng công ty, bạn sẽ thấy cái bồn rửa tay trước khi bạn tiếp tục đi vào bên trong. Muốn “sàng lọc”, “sắp xếp” và “sạch sẽ”, bạn phải “săn sóc”, phải đề ra những quy định thực hiện vào từng thời điểm, phải tạo thành thói quen thường xuyên “sẵn sàng”. Thấy rác, thấy bẩn, thấy bừa bộn là không chịu được… Luôn luôn thực hành 3S đầu tiên “sàng lọc”, “sắp xếp”, “sạch sẽ” để duy trì nơi làm việc thông thoáng, an toàn, ngăn nắp. Chúng tạo thành các quy tắc, quy định làm việc và “văn hoá công ty”…

“Được thực hiện ở hầu hết các DN Nhật, 5S thực sự hữu ích, giúp làm việc nâng cao năng suất (Productivity), có chất lượng cao (Quality), giúp làm việc an toàn (Safe), tinh thần hăng hái (Morale)…; nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp hơn; các hoạt động trở nên dễ dàng và an toàn hơn.

5S giúp tạo dựng thói quen làm việc có kỷ luật tập thể. Cán bộ công nhân viên tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và an toàn, tạo nền tảng vững chắc để thực hiện các hoạt động cải tiến; xây dựng ý thức cải tiến cho mọi người tại nơi làm việc; xây dựng tinh thần đồng đội; phát triển vai trò lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo và quản lý thông qua các hoạt động thực tế...”, GS. Hitokoto cho biết.

Tuy nhiên, GS. Hitokoto cũng nhấn mạnh: Để thực hiện 5S thành công cần phải có sự cam kết và hỗ trợ của lãnh đạo; đào tạo và huấn luyện thường xuyên; huy động sự tự nguyện tham gia của mọi người; lặp lại vòng 5S với tiêu chuẩn cao hơn…

Học hỏi để phát triển bền vững

Người Nhật có tác phong làm việc rất nghiêm túc, trách nhiệm và coi công việc, nơi mình công tác là niềm tự hào. Khi bạn hỏi đến công việc của họ, họ sẽ nói nhiều về nơi họ làm việc, chứ không nói đến chức danh hay địa vị như người Việt Nam. Họ trung thành với công ty và làm việc rất cần mẫn, kiên trì thực hiện theo kế hoạch và làm đến khi thành công. Thường người Nhật làm việc đến khi hết việc mới về, còn chúng ta đôi khi việc còn nhưng hết giờ là về.

Nguyên tắc trong các DN Nhật là phân biệt rạch ròi công việc, vị trí của từng người. Những người mới vào làm việc trong công ty Nhật phải đến sớm hơn người đã làm việc trước đó...

"DN Việt Nam tuy có phát triển, nhưng tôi còn e ngại kiểu làm ăn chưa có định hướng phát triển lâu dài, mới chỉ nhìn thấy cơ hội trước mắt. “Chớp thời cơ” là tốt nhưng phải nghĩ đến sự phát triển bền vững… Do vậy, ngoài các chính sách kinh tế, các DN Việt Nam cần chú ý học tập những kinh nghiệm phát triển của các nước", TS Nguyễn Khắc Cảnh, Phó hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho biết.

Hiện nay, ngày càng có nhiều người Việt Nam chọn Nhật để du học, theo thống kê của Tổ chức Hỗ trợ du học sinh Nhật Bản – JASSO số du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản tính đến tháng 5 năm 2018 đã lên đến 72,354 người. Cuộc sống Nhật Bản có thật sự tuyệt vời như nhiều người vẫn thường mơ không?

Trường lớp, bạn bè

Chất lượng giáo dục của Nhật được cả thế giới công nhận, tuy nhiên ở Nhật cũng giống như nhiều nước khác, có các trường Top như trường Đại học Tokyo, Đại học Kyoto, Đại học Hitotsubashi,… nổi tiếng với đầu vào cực kì khó và những sinh viên vô cùng ưu tú và cũng có trường Đại học không được đánh giá cao. Nhiều người Nhật vẫn còn rất coi trọng việc học ở trường nào, họ sẽ có cách nhìn khác hẳn về bạn sau khi bạn nói tên trường mình đang theo học.

giao lưu văn hóa các nước tại Tokyo

Là người nước ngoài nên ít nhiều những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa khiến du học sinh có khoảng cách với các bạn sinh viên Nhật Bản. Những nhận xét mà mình nghe về sinh viên Nhật đó là “lạnh lùng, khó gần, khó kết bạn, thảo mai”,…Nên các bạn du học sinh thường chơi chung với nhau dù gì thì những khác biệt với người Nhật lại thành điểm chung giúp họ sát lại gần nhau hơn. Điều đó cũng có phần đúng. Tuy nhiên, do văn hóa người Nhật luôn coi trọng “vùng lãnh địa” của mỗi người nên họ ngại làm phiền người khác, hoặc e dè khi người khác lại gần vùng an toàn của mình. Nhưng nếu cứ chân thành, cởi mở trước, chứng tỏ được giá trị của bản thân thì bạn sẽ nhận lại được những tình cảm vô cùng nồng hậu của các bạn Nhật. Vậy tại sao không để quãng thời gian du học thêm ý nghĩa với những người bạn Nhật Bản, cảm nhận văn hóa sâu hơn nhờ những người bạn bản xứ?

Ở Việt Nam các cậu lạc bộ đội nhóm luôn là nơi lý tưởng để bạn phát triển các kĩ năng cũng như các mối quan hệ, tạo thêm nhiều kỉ niệm cho thời sinh viên đầy màu sắc, thì ở Nhật cũng thế. Có rất nhiều câu lạc bộ trong trường với đủ các thể loại từ thư pháp, trà đạo cho tới nhảy múa, manga, thơ văn, nghiên cứu học thuật,…Vừa được làm điều mình thích, học hỏi thêm những điều mới mẻ, lại có cơ hội để rèn luyện tiếng Nhật, kết thân với nhiều bạn bè. Vì có chung niềm đam mê nên mọi người trong câu lạc bộ dễ dàng trở nên thân thiết và gắn bó. Vì vậy tham gia câu lạc bộ là một trong những hoạt động mà bạn không nên bỏ lỡ nếu muốn khoảng thời gian du học thú vị hơn.

Bên cạnh đó, ở Nhật có rất nhiều các hoạt động giao lưu, tình nguyện như đến các trường tiểu học giao lưu văn hóa,…mà đa phần đều có hỗ trỡ chi phí khá cao. Như một buổi đi giao lưu với các bạn học sinh cấp ba ở Saitama, giới thiệu về văn hóa Việt Nam mình được hỗ trợ 12,000 yên (khoảng 2,500,000đ). Vừa có thêm trải nghiệm vừa có thêm tiền thì ngại gì mà không lăn xả vào các hoạt động tình nguyện tại Nhật?

Làm thêm

Để có thêm nhiều trải nghiệm về cuộc sống hằng ngày thực sự của người Nhật, luyện tiếng Nhật nhiều hơn và đặc biệt là để kiếm tiền trang trải hay vì nhiều lý do khác, hầu hết các bạn du học sinh đều đi làm thêm. Khi đi làm thêm, bạn có thể có được cái nhìn đa chiều hơn về nước Nhật. Có thể quan sát người Nhật đi ăn, trò chuyện với nhau như thế nào, cách họ làm việc giao tiếp,…Và đôi khi chắc hẳn bạn cũng sẽ thấy buồn khi thấy một khách hàng nhìn mình với ánh mắt khinh khỉnh, không thèm gọi món hay tính tiền vì thấy bảng tên người nước ngoài của mình. Nhưng rồi bao lần lại vui như mở cờ trong lòng nếu có ai đó chào mình bằng tiếng Việt, nở nụ cười thân thiện, hỏi thăm về đất nước mình. Luôn có người này, người kia, nhưng mình tin rằng mọi người đều rất tốt. Mỗi khi có chuyện gì với người Nhật, đừng lấy những định kiến, thành kiến về Nhật Bản áp đặt lên suy nghĩ nhé.

.png)

Những người Nhật vô cùng tốt bụng tại chỗ làm thêm

Lương 1 giờ ở Tokyo trung bình khoảng 1,000 – 1,200 yên cho các công việc trong quán ăn hay cửa hàng tiện lợi. Một tuần du học sinh được làm tối đa 28 tiếng. Nếu sống tiết kiệm một xíu, tự nấu ăn thì các bạn sẽ vẫn còn dư tiền để du lịch và thậm chí gửi tiền về nhà. Cuộc sống nói chung khá thoải mái. Tuy nhiên nếu bạn phải gánh cả phần học phí nữa thì khoản tiền này không thể đủ được. Nhiều du học sinh làm 2, 3 việc cùng lúc, làm cả đêm một tuần lên đến 50 tiếng thậm chí có người làm cả 80 tiếng. Vì làm quá sức mà thời gian học không đủ, đến lớp chỉ muốn ngủ gục, người lúc nào cũng mệt mỏi,…cuộc sống như vậy thực sự vô cùng cực khổ. Mình từng nói chuyện với những bạn đi giao báo đêm. Trong khi mọi người đang ngon giấc lúc 2-3 giờ sáng thì họ phải chạy băng băng ngoài đường kể cả nhưng đêm mưa tầm tã, hay tuyết rơi lạnh cắt. Vẻ mặt đầy bất lực và chán chường nhưng chẳng còn cách nào khác đã lỡ qua Nhật rồi thì phải ráng. Vì vậy nếu có ý định đi du học tại Nhật thì bạn nên có gắng xin học bổng, hoặc nhờ gia đình hỗ trợ học phí. Nếu không cuộc sống du học sẽ không đẹp như trên phim.

Sinh hoạt hằng ngày

Ai cũng phải công nhận là vật giá ở Nhật nhất là các thành phố lớn như Tokyo, Osaka,… đắt đỏ thuộc hàng nhất thế giới. Đặc biệt là, ở Việt Nam giá cả ghi trên bảng hầu hết đều là giá đã bao gồm thuế, nên chẳng mấy ai để ý đến khoản chênh lệch 10% này. Tuy nhiên khi qua Nhật, giá in lớn trên sản phẩm lại là giá chưa thuế nên chú ý nhé.

Giá cả tuy mắc nhưng tiền lương cũng cao, ví dụ chỉ cần đi làm 2-3 giờ thôi là bạn đã có thể mua đủ thức ăn cho cả tuần. Siêu thị ở Nhật bán rất nhiều đồ ăn đã sơ chế sẵn nên rất tiện. Tự nấu ăn ở nhà có thể giúp bạn tiết kiện một khoản khá lớn đấy. Chi phí trung bình cho một tháng sinh hoạt của mình tại Tokyo gồm tiền ăn, tiền kí túc xá, điện nước, đi lại, phí điện thoại là khoảng hơn 65,000 yên (khoảng 13,600,000đ).

Một điều cần lưu ý khi mới qua Nhật đó là Sim điện thoại. Ở Việt Nạm bạn chỉ cần ra tiệm mua một cái sim, nạp tiền vào là dùng được, nhưng ở Nhật sim phải được liên kết với tài khoản ngân hàng thì mới dùng được. Thêm nữa nếu mang điện thoại từ Việt Nam qua để dùng thì hãy mang phiên bản quốc tế để có thể sử dụng được ngay. Ở Nhật có 3 nhà mạng lớn là Docomo, Softbank, AU. Ngoài ra, gần đây Sim của Line, Ymobie, UQ cũng khá được ưa chuộng vì giá cước rẻ khoảng hơn 2,000 yên (khoảng 420,000đ)/tháng cho sim nghe gọi và 3G data, người có thời gian lưu trú ngắn tại Nhật cũng có thể đăng kí được. Sim Line được cho là rẻ và có nhiều khuyến mãi nhất nhưng cần có thẻ tín dụng mới làm được, nên nếu có người quen ở Nhật bạn có thể nhờ họ mua giùm.

Du học sinh trải nghiệm cuộc sống Nhật Bản trong môi trường KTX

Sống ở Nhật, một nơi mà thiên nhiên tươi đẹp, kiến trúc lịch sử như còn nguyên vẹn và dịch vụ được cho là tốt nhất thế giới mà không đi du lịch thì thật uổng. Để tự thưởng cho bản thân và nạp lại năng lượng sau một tuần học tập và làm việc mình thường dành ra một ngày trong tuần để đi những nơi gần trong nội thành, khám phá những khu phố cổ, quán ăn ngon ở Nhật cũng rất thú vị. Một tháng hoặc những kì nghỉ dài thì đi đâu đó xa xa một chút. Kansai, Kanto, Hokkaido, hay bất kì nơi nào bạn hứng thú. Đi ngắm ngắm hoa anh đào vào mùa xuân, đi biển, xem pháo hoa vào mùa hè, leo núi Phú Sĩ, đến những cánh đồng hoa, đi picnic bên bờ sông, ngắm lá phong, đi trượt tuyết là những việc nếu bạn bỏ lỡ khi ở Nhật thì thật sự vô cùng đáng tiếc. Chi phí cho một chuyến đi du lịch tự túc ở Kansai từ Tokyo trong 1 tuần của mình là 50.000 yên (khoảng 10,500,000đ). Để có thể tiết kiệm hơn các bạn nên sử dụng Couchsurfing, một mạng xã hội giúp bạn có thể ngủ lại nhà người dân địa phương miễn phí.

Mình đã có những trải nghiệm rất đáng nhớ khi dụng Couchsurfinh trong chuyến du lịch Hokkaido. Người cho mình ngủ nhờ thận thiện, tốt bụng, còn dẫn mình đến những vô cùng thú vị mà khách du lịch ít biết đến. Vì vậy, mình nghĩ đây là một lựa chọn tuyệt vời cho những chuyến du lịch tự túc. Ngoài ra ở trường cũng thường xuyên tổ chức các tour du lịch, hãy tranh thủ đăng kí các tour này, vì nó thường rẻ và có nhiều hoạt động trải nghiệm ý nghĩa.

Ngoài ra, ở Nhật có rất nhiều công viên, hãy tận dụng nhé. Mỗi sáng chỉ cần dành ra 30 phút chạy bộ vừa hít thở không khí trong lành vừa vận động giúp nâng cao sức khỏe, khởi đầu một ngày mới với tinh thần đầy phấn chấn, năng động. Nếu có nhiều thời gian hãy chào hay thử làm quen với một ai đó trên đường chạy, bạn sẽ không hối hận đâu về những câu chuyện mà họ mang lại.

Cuộc sống ở Nhật khi còn là du học sinh là những tháng ngày miệt mài học tập, khám phá. Đi học, đi làm, rồi đi chơi. Có những giọt nước mặt hạnh phúc và cả buồn bã, cô đơn nhớ nhà, vất vả nhưng tất cả làm quãng thời gian du học trở nên trọn vẹn hơn. Nếu bạn cảm thấy lúc này mình khổ quá thì đó chỉ là bước đầu để một mai bạn mạnh mẽ hơn, mỉm cười trong sung sướng.

Thay vì chọn hướng du học thì bạn có thể cảm nhận cuộc sống Nhật Bản bằng cách làm việc tại Nhật Bản.

\>> Trường Trung Cấp Tổng Hợp Đông Nam Á tuyển sinh các lớp sơ cấp làm việc tại Nhật Bản.

Sơ cấp điều dưỡng.

Hệ đào tạo: sơ cấp

Thời gian đào tạo: 09 tháng

Nội dung đào tạo: kiến thức chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ, Văn hóa, Lễ nghi, Ứng xử Nhật Bản và tiếng Nhật do chuyên gia tại Nhật Bản đào tạo.

Học phí: 10.000.000/ khóa học

Học bổng toàn phần: sau khi kết thúc khóa học và được nhận làm việc tại Nhật Bản, sinh viên được hoàn trả lại 10.000.000 tiền học phí.

Chứng chỉ: chứng chỉ điều dưỡng chuyên nghiệp, chứng chỉ Văn hóa, Lễ nghi, Ứng xử Nhật Bản do tổ chức doanh nghiệp Nhật Bản cấp.

Quyền lợi:

Tham gia đầy đủ các bảo hiểm do Chính phủ Nhật Bản chi trả

Mức lương: ~ 43 tr/ tháng (lương sau thuế)

Doanh nghiệp Nhật Bản thưởng

  • Sau 3 năm nhận 172tr
  • Sau 5 năm nhận 220tr

Vé máy bay về nước 1 lần/ năm (~10.000.000)

Phúc lợi xã hội do Chính phủ Nhật Bản chi trả

  • Sau 3 năm nhận ~120tr
  • Sau 5 năm nhận ~200tr

Lớp CNTT

Đối tượng tuyển sinh: kỹ sư CNTT đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học có mong muốn làm việc tại Nhật Bản.

Chủ đề