Nhổ răng khôn ở bệnh viện bao nhiêu tiền

Nếu như bạn đang quan tâm đến chi phí nhổ răng, đừng bỏ qua bài viết dưới đây để được cập nhật về mức giá nhổ răng mới nhất hiện nay. Vậy nhổ răng hết bao nhiêu tiền, thông tin chi tiết cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé!

1. Những trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng?

Nhổ răng là quá trình làm giãn nở xương ở, đứt dây chằng nha chu đồng thời tách rời phần nướu nhằm lấy răng ra khỏi ổ răng một cách toàn vẹn.

Nhổ răng là một trong những chỉ định phổ biến trong nha khoa. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bắt buộc phải nhổ răng, ví dụ như người mắc bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, hoặc những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Bên cạnh đó, một số trường hợp khác bắt buộc được chỉ định nhổ răng bao gồm:

– Răng sữa đến thời kỳ thay răng để không gây cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn

– Người mắc các bệnh lý răng miệng nặng gây các biến chứng tại chỗ như là: Viêm xoang, viêm xương, viêm tổ chức liên kết…

– Răng gãy, tổn thương do tai nạn, sang chấn

– Răng bị viêm nhiễm mạn tính, đã điều trị tủy nhiều lần tuy nhiên vẫn tái phát, xuất hiện biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, những trường hợp răng hô, vẩu, mọc chen chúc cũng có thể được chỉ định nhổ răng, hoặc đối với răng bị lung lay thì cũng cần tiến hành nhổ bỏ để trồng răng lại.

Những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm bắt buộc phải nhổ răng

2. Trường hợp nào chống chỉ định nhổ răng?

Bên cạnh đó, không phải trường hợp nào cũng được chỉ định nhổ răng, dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định nhổ răng bao gồm:

– Bệnh nhân mắc các bệnh viêm cấp tính như: Viêm lợi, viêm miệng, viêm khớp răng hay viêm xoang cấp tính… lúc này, cần phải đợi qua giai đoạn cấp tính mới được nhổ răng vì dễ có nguy cơ gây nhiễm khuẩn lan rộng.

– Bệnh nhân bị động kinh hoặc tâm thần, đang phải điều trị bằng thuốc an thần

– Phụ nữ hiện đang mang thai hoặc phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên nhổ răng

Đặc biệt, nhổ răng chống chỉ định vĩnh viễn đối với những trường hợp sau:

– Bệnh nhân bị ung thư bạch cầu tuyệt đối không được nhổ răng bởi sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và gây chảy máu.

– Bệnh nhân đã trải qua điều trị tia X ở vùng hàm mặt, khi nhổ răng rất dễ bị hoại tử ở vùng xương hàm.

3. Quy trình nhổ răng được tiến hành thế nào?

Vậy quy trình nhổ răng được tiến hành thế nào, cùng tìm hiểu các bước dưới đây để có thể hình dung chi tiết bạn nhé:

– Bước 1: Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chụp X-quang để có thể xác định một số yếu tố như: Chiều dài, hình dạng, vị trí và tình trạng xương xung quanh răng cần nhổ. Nhờ đó, bác sĩ sẽ ước tính được mức độ phức tạp của ca tiểu phẫu và đề xuất phương hướng nhổ răng phù hợp, an toàn với sức khỏe của khách hàng.

– Bước 2: Tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho khách hàng

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bệnh nhân có thể sử dụng nước súc miệng chứa flour để làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn ở bên trong kẽ răng, tránh gây viêm nhiễm khi nhổ răng.

– Bước 3: Gây tê ở vị trí răng cần nhổ bỏ

Đối với những bệnh nhân có sức khỏe bình thường thì chỉ cần gây tê tại vị trí răng cần nhổ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ có thể gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.

Ngoài ra, trước khi tiêm thuốc gây tê, bác sĩ cũng sẽ thoa nhẹ thuốc tê lên vùng cần tiêm, do đó khi tiêm thuốc thì bệnh nhân sẽ không có cảm giác đau rát, khó chịu, nhờ đó quá trình nhổ răng cũng sẽ diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

– Bước 4: Tiến hành nhổ răng

Trước tiên, bác sĩ sẽ sử dụng bộ dụng cụ riêng đã được vô trùng, vô khuẩn để tiến hành nhổ răng. Sau khi răng đã được tách thành công khỏi nướu, nhổ bỏ khỏi cung hàm, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vá nướu hoặc có thể cân nhắc các biện pháp phục hình để thay thế răng mới vào vị trí răng đã mất như trồng răng Implant.

4. Nhổ răng hết bao nhiêu tiền tại bệnh viện Thu Cúc?

Vậy nhổ răng hết bao nhiêu tiền, để được giải đáp chi tiết, cùng tham khảo chi phí nhổ răng cụ thể của từng loại răng dưới đây.

4.1. Giá nhổ răng sâu

Chi phí nhổ răng bị sâu thường dao động trong khoảng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/răng. Ở những trường hợp phức tạp hơn, mức chi phí có thể sẽ tăng lên do phải điều trị tủy răng rồi mới nhổ.

4.2. Giá nhổ răng hàm

Răng hàm cần phải nhổ là những răng bị sâu nặng hoặc bị viêm tủy, viêm nha chu. Với những trường hợp nhổ răng hàm, chi phí nhổ răng có thể dao động trong khoảng từ 800.000 đến 1.500.000 tùy thuộc vào tình trạng răng miệng ở mỗi trường hợp.

Nhổ răng hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào những yếu tố như: Loại răng cần nhổ, phương pháp nhổ, tay nghề của bác sĩ…

4.3. Giá nhổ răng khôn

Răng khôn hay còn được biết đến với tên gọi răng số 8 là răng nắm chức năng ăn nhai cũng như thẩm mỹ trên cung hàm. Do nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, do đó răng khôn thường khó vệ sinh hơn so với những răng khác, dễ dẫn đến nguy cơ sâu răng.

Bên cạnh đó, răng khôn thường có chiều hướng mọc lệch, mọc ngầm, nếu như không nhổ bỏ thì răng mọc sẽ dẫn đến nguy cơ làm xô lệch cả cung hàm, nếu để kéo dài có thể hỏng cả hàm răng.

Với trường hợp nhổ răng khôn, chi phí sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp nhổ răng, vị trí mọc răng, tình trạng răng, mọc thẳng hay mọc lệch, độ khó của răng… mà giá thành nhổ răng có thể dao động trong khoảng từ 1.500.000 đến hơn 6.000.000/răng tùy vào từng loại phương pháp. Ví dụ đối với những phương pháp nhổ răng khôn truyền thống, chi phí sẽ thấp hơn so với nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome.

4.4. Giá nhổ răng sữa hết bao nhiêu tiền?

Bởi răng sữa của trẻ thường nhỏ, bên cạnh đó trẻ có nướu mềm nên nhìn chung răng sữa rất dễ xử lý. Chi phí nhổ răng thường chỉ dao động trong khoảng từ 50.000 đến 100.000/răng.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nhổ răng hết bao nhiêu tiền. Bên cạnh yếu tố chi phí, bạn đừng quên lưu ý đến những yếu tố khác như: Trình độ của bác sĩ, máy móc, trang thiết bị… để lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín, an toàn.

Quy trình nhổ răng tại Thu Cúc TCI được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành, chuyên môn cao

Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là một trong những địa chỉ nhổ răng an toàn, hiệu quả được các khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây, khách hàng có thể an tâm tuyệt đối với quy trình nhổ răng đảm bảo kỹ thuật và chuyên môn được thực hiện trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành có hơn 15 năm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tại Thu Cúc TCI cũng áp dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, tân tiến bậc nhất để giúp khách hàng có trải nghiệm nhổ răng đơn giản, nhẹ nhàng, ít gây đau đớn, chảy máu và đặc biệt là cam kết an toàn tuyệt đối, không gây biến chứng.

Ngoài chất lượng dịch vụ thì chi phí khi nhổ răng khôn cũng là một trong những vấn đề mà nhiều bạn quan tâm khi nhổ răng khôn. Vậy nhổ răng khôn bao nhiêu tiền, hãy cùng điểm danh những phương pháp nhổ răng khôn và chi phí tham khảo sau đây.

1. Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?

Tùy thuộc vào từng phương pháp và mức độ phức tạp của từng kiểu răng khôn mọc lệch mà chi phí nhổ răng cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền là vấn đề nhiều người quan tâm

1.1. Nhổ răng khôn bằng phương pháp khoan cắt truyền thống

Đây là phương pháp nhổ răng khôn truyền thống và hiện nay vẫn còn được sử dụng rất phổ biến. Phương pháp nhổ răng khôn này cũng là phương pháp có chi phí tiết kiệm nhất hiện nay.

Với phương pháp nhổ răng khôn truyền thống, người bệnh cần được bác sĩ sử dụng thuốc tê để vô cảm vùng nhổ răng. Thuốc gây tê sẽ gây nên tác động đến hệ thần kinh tại khu vực răng khôn giúp làm mất đi tạm thời cảm giác đau đớn trong quá trình thực hiện. Hiện nay, gây tê khi nhổ răng khôn có hai hình thức là gây tê bề mặt và gây tê tại chỗ bằng tiêm. Gây tê bề mặt thường được áp dụng khi răng khôn dễ xử lý, chân nông. Gây tê bằng tiêm thường áp dụng khi quá trình nhổ răng khôn phức tạp hơn.

Với phương pháp nhổ răng truyền thống, chi phí nhổ răng thường dao động từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng (chưa áp dụng mức chi phí giảm trừ BHXH hay BHBL). Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi xử lý răng mọc lệch , số lượng răng cần xử lý mà chi phí nhổ răng có sự khác biệt. Dưới đây là một số trường hợp nhổ răng khôn điển hình:

– Răng khôn mọc thẳng

– Răng khôn mọc lệch mức độ 1: hơi lệch, không mọc ngang, không ảnh hưởng tới các răng khác

– Răng khôn mọc lệch mức độ 2: thường là các răng khôn mọc ngầm, mọc ngang, phát triển làm xô lệch các răng số 7 xung quanh. Trong nhiều trường hợp, răng khôn mọc ngang khiến răng số 7 vị viêm nghiêm trọng hoặc hình thành các nang chân răng, dẫn đến phải nhổ bỏ cả răng số 7.

– Răng khôn mọc lệch mức độ 3: răng khôn mọc ngầm và chân răng khó xử lý, xuất hiện biến chứng răng khôn.

Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng gây mê toàn thân để thực hiện. Khi đó, người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ gây mê kỹ lưỡng, thử phản ứng gây mê trước khi thực hiện. Chi phí nhổ răng sẽ được cộng thêm chi phí gây mê tùy thuộc vào từng địa chỉ thực hiện.

Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống

1.2. Nhổ răng khôn siêu âm bằng phương pháp Piezotome

Nhổ răng khôn siêu âm Piezotome là phương pháp phẫu thuật nhổ răng khôn hiện đại nhất hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm Piezotome tác động trực tiếp lên phần răng bị loại bỏ (mô cứng) và hoàn toàn không ảnh hưởng tới xương hàm và các mô mềm để làm răng khôn giảm độ bám chắc và dễ dàng loại bỏ. Tuy thời gian nhổ răng siêu âm có thể lâu hơn phương pháp nhổ răng truyền thống một chút, song phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như:

– Hạn chế tối đa tình trạng sưng nề sau nhổ răng, trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng cường độ sưng đau và khít hàm có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt.

– Tác động chính xác và có chọn lọc vào vị trí răng khôn, hạn chết tối đa những ảnh hưởng tới hàm răng do nhiệt, từ đó bảo vệ tối đa các cấu trúc mô xung quanh răng khôn và giảm thiểu rõ rệt chảy máu răng.

– Tác động của sóng siêu âm Piezotome làm giảm đáng kể những nguy cơ ảnh hưởng tới dây thần kinh và mạch máu nằm dưới chân răng. Chính vì thế mà các biến chứng như liệt mặt, chảy máu sau phẫu thuật nhổ răng xuất hiện với tỷ lệ rất rất thấp so với phương pháp nhổ truyền thống.

– Giảm căng thẳng và sợ hãi cho người bệnh chỉ cảm nhận được hơi rung, khác biệt hẳn so với tiếng máy cắt, khoan và nhổ răng của phương pháp thông thường.

– Ngoài ra, phương pháp này cũng giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm sau nhổ răng tốt hơn.

Chính bởi những ưu điểm trên mà phương pháp nhổ răng siêu âm Piezotome thường có chi phí cao hơn so với phương pháp nhổ răng truyền thống sử dụng gây tê, gây mê. Tương tự như các phương pháp khác, chi phí nhổ răng bằng siêu âm Piezotome cũng có dao động tùy thuộc mức độ khó và phức tạp của nhổ răng. Chi phí nhổ răng khôn bằng phương pháp nhổ siêu âm Piezotome từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng chưa bao gồm các phát sinh điều trị nếu có.

Nhổ răng khôn siêu âm Piezotome

2. Làm thế nào để giảm thiểu chi phí cho việc nhổ răng khôn?

Một chiếc răng khôn mọc lệch sẽ tổn của bạn bao nhiêu chi phí? Nhiều bạn luôn nghĩ rằng khoản chi phí này chỉ có giá tiền đi nhổ răng. Trên thực tế, nhổ răng khôn còn phát sinh rất nhiều khoản chi phí khác như:

– Điều trị viêm lợi: trong trường hợp răng khôn gây viêm, cần điều trị viêm hoàn toàn trước khi nhổ).

– Chăm sóc phục hồi sau nhổ răng

Chính vì thế, để việc nhổ răng khôn tiết kiệm chi phí nhất, bạn đừng bỏ qua những lời khuyên sau đây:

– Thăm khám răng miệng định kỳ đừng quên chụp XQuang răng để phát hiện sớm những răng khôn có nguy cơ mọc lệch. Trong nhiều trường hợp, thay đợi đến khi răng khôn mọc chồi lên, sưng đau hàm mới nhổ, bạn hoàn toàn có thể “xử đẹp” khi “hắn” có dấu hiệu mọc. Tránh tình trạng răng quá đau, nhiễm trùng có mủ mới đến bệnh viện, khi đó vừa đau lại vừa tốn phí điều trị đấy!

– Hãy chọn các địa chỉ nhổ răng khôn uy tín và chất lượng. Lý do là để đảm bảo an toàn, chống nhiễm trùng và các nguy cơ khác có thể xảy ra.

– Ngoài ra, đừng quên sử dụng bảo hiểm y tế để được hỗ trợ. Tại nhiều địa chỉ điều trị răng hàm mặt, đặc biệt là tại các bệnh viện có áp dụng thanh toán và chi trả bảo hiểm y tế cho người bệnh. Đây chính là chi phí được Nhà nước hỗ trợ đối với những bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, một số loại bảo hiểm bảo lãnh cũng chi trả cho người bệnh khoản chi phí này. Chính vì thế đừng quên hỏi nhân viên thu ngân ngay từ khi làm thủ tục thực hiện thăm khám nhé.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề việc nhổ răng khôn bao nhiêu tiền. Hi vọng rằng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về các phương pháp nhổ răng khôn và có lựa chọn tốt nhất cho bản thân mình.

Video liên quan

Chủ đề