Những thay đổi trong thực hành đánh giá

- Cấp Tiểu học có 11 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Thủ công, Kĩ thuật, Khoa học, Lịch sử và Địa lí;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Giáo dục tập thể, Giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tin học, Tiếng Anh, Tiếng dân tộc). Thời lượng giáo dục tối thiểu 35 tuần/1 năm học và 23 - 26 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 35 phút.

- Cấp THCS có 13 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 27-29 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

- Cấp THPT có 13 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo công dân, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động giáo dục tập thể, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

* Tất cả các trường, lớp đều thực hiện kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành.

- Cấp Tiểu học có 10 môn học bắt buộc, gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật;

Hoạt động giáo dục bắt buộc: Hoạt động trải nghiệm.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1.

Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 25-30 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 35 phút.

- Cấp THCS có 10 môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học Tự nhiên, Lịch sử và Địa lí, Công nghệ, Tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục 35 tuần/1 năm học và 29-29,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

- Cấp THPT có 6 môn học bắt buộc: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Lịch sử.

4/9 môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.

Hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp); Nội dung giáo dục của địa phương.

Ngoài ra còn có môn học tự chọn (Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Thời lượng giáo dục là 35 tuần/1 năm học và 28,5 tiết/1 tuần. Thời lượng mỗi tiết học là 45 phút.

* Địa phương và nhà trường được trao quyền chủ động và trách nhiệm trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của nhà trường.

Đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ 3 | Kirkpatrick: Rào cản khiến việc thay đổi hành vi chưa thể diễn ra khi người học quay lại nơi làm việc

Bài viết này mình sẽ tổng hợp các nhóm rào cản khiến việc thay đổi hành vi chưa thể diễn ra khi người học quay trở lại môi trường làm việc.

Biết được những rào cản cụ thể đang ngăn cản người học áp dụng những gì được học vào công việc, để chuyên gia L&D có thể phát triển các giải pháp và hành động khắc phục nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ luôn những trở ngại này, có như vậy việc thay đổi hành vi mới thực sự hiệu quả.

//rotarydistrict7030.org/stories/why-is-learning-transfer-so-hard

Để mở đầu, mình sẽ lấy một ví dụ đơn giản mà mình vẫn còn nhớ lúc làm đào tạo về dịch vụ khách hàng ở một công ty bán lẻ.

  • Tất cả nhân viên đều được hướng dẫn phải cúi chào khác khi bước ra từ khu vực kho hàng, bất kể thời điểm bước ra có khách hàng hoặc không có khách hàng nào trong tầm quan sát lúc đó.
  • Việc này cũng được khuyến khích bằng cách dưới sàn nhà vẽ sẵn dấu chân, đường kẻ vị trí đứng để nhân viên ghi nhớ và dừng lại chào khách.

Tuy nhiên bộ phận đào tạo vẫn thường xuyên nhận những than phiền về việc: Vì sao nhân viên học xong rồi vẫn không chào khách theo quy định. Nên cho nhân viên đi học lại về chủ đề này hoặc nặng nề hơn là: Đào tạo kiểu gì mà nhân viên không chào khách!

Sau nhiều lần quan sát và tìm hiểu, nguyên nhân gồm:

  1. Ở những khung giờ cao điểm bán hàng, nhân viên di chuyển ra vào giữa kho và khu vực bán hàng cực kỳ nhiều, việc dừng lại chào khách bị bỏ qua hoặc giảm bớt, đặc biệt là khi không có quản lý trong ca làm việc
  2. Nhân viên mới sau khi được đào tạo xong rất tích cực chào, tuy nhiên sau vài lần “tuân thủ đúng” và được nhân viên cũ mách nhỏ là “không cần phải làm như vậy đâu, đâu có khách đâu mà chào”
  3. Nhân viên “vô tình” bắt gặp những khoảnh khắc, quản lý trong ca làm việc “không chào”, việc này khác hoàn toàn với những gì nhân viên được đào tạo
  4. Việc chào khách ở khu vực này không hề được ghi nhận thưởng phạt cụ thể, đặc biệt là trong các lần đánh giá hiệu quả công việc

Như vậy, dù cho nhân viên có được đào tạo nhắc lại về việc này nhiều lần nhưng các sự việc bên trên vẫn diễn ra thì việc thay đổi hành vi hay cụ thể là việc nhân viên áp dụng những gì được học vào trong công việc là rất khó.

Nếu bạn còn nhớ ở bài viết Đánh giá hiệu quả đào tạo cấp độ 3 - Kirkpatrick, mình có nhắc đến 4 điều kiện cần thiết để thay đổi hành vi diễn ra:

1. Cá nhân đó phải có mong muốn thay đổi

2. Cá nhân đó phải biết làm gì và làm như thế nào

3. Cá nhân đó phải làm việc trong môi trường thích hợp

4. Cá nhân đó phải được khen thưởng vì đã thay đổi

Liên hệ với tình huống chào khách bên trên, tạm thời có thể kết luận chúng ta đang thiếu hẳn điều kiện số 3 và số 4.

Nhìn lại tổng quan một chút thì các rào cản & thách thức sẽ đều xoay quanh 04 điều kiện bên trên. Và mình đã tổng hợp các nhóm rào cản phổ biết – phân loại theo từng nhóm điều kiện để các bạn tham khảo.

Khi tổng hợp và phân loại được, chúng ta sẽ “khoanh vùng” được những gì đang thực sự cản trở người học cho chương trình đào tạo của tổ chức mình.

Điều kiện 1: Cá nhân đó phải có mong muốn thay đổi

1.1 Rào cản từ cá nhân người học - Personal

  • Rất mới với công việc này
  • Đang cố gắng hiểu công việc hiện tại
  • Động lực cá nhân - Personal Motivation

+Tôi cần tự nhiên làm hơn là bị ép buộc

+Tôi không cần thay đổi bản thân vì những điều này

  • Mức độ liên quan - Relevancy

+Một số kiến thức kỹ năng trong đó không áp dụng cho tôi

+Tôi không thấy nó thích hợp

+Tôi sẽ chỉ áp dụng những gì phù hợp

1.2 Rào cản từ việc thiếu không gian riêng - Lack of dedicated space

  • Không có không gian riêng tư hoặc khu vực yên tĩnh để thực hiện
  • Cảm thấy không thoải mái khi thực hiện trước mặt người khác

Điều kiện 2: Cá nhân đó phải biết làm gì và làm như thế nào

2.1 Rào cản trong việc ghi nhớ các phương pháp - Remembering the techniques

  • Sau khi về nơi làm việc, người học quên một số phương pháp, cách thức Photo by <a href="//unsplash.com/@priscilladupreez?utm_source=unsplash&utm_medium=referral&utm_content=creditCopyText">Priscilla Du Preez</a> on

Điều kiện 3: Cá nhân đó phải làm việc trong môi trường thích hợp

3.1 Rào cản về Quản trị - Management

  • Thay đổi thứ tự ưu tiên trong công việc hằng ngày
  • Quản lý không làm gì với các đề xuất của nhân viên
  • Nhân viên / Lãnh đạo không đồng ý với các đề xuất

3.2 Rào cản về Quy trình và chính sách - Policy & Procedures

  • Các chính sách và quy trình đã lỗi thời, không áp dụng được
  • Quy trình được thực hiện khác với với những gì đang có trong policy
  • Thiếu sự nhất quán trong bộ phận thực hiện
  • Truyền thông không nhất quán
  • Thiếu liên lạc giữa các bộ phận để thực hiện
  • Các thông điệp được hiểu/nhận theo nhiều cách khác nhau

3.3 Rào cản về Thiếu thời gian và nguồn lực - Lack of time or resources

  • Bộ phận thiếu nhân lực
  • Mọi người đều quá bận
  • Không đủ thời gian và nguồn lực
  • Mọi người đều bị cuốn vào công việc hằng ngày
  • Không đủ thời gian để ứng dụng

3.4 Rào cản về Công nghệ - Technology

  • Không có tự động hoá
  • Công nghệ rất lạc hậu để thực hiện nhiệm vụ công việc

3.5 Rào cản về Đội nhóm - Teamwork

  • Không có đủ nỗ lực từ các bộ phận/phòng ban khác
  • Có sự cạnh tranh không cần thiết trong bộ phận

3.6 Rào cản về Văn hoá tổ chức - Organization culture

  • Môi trường xung quanh cản trở vì mọi người đều rất là tiêu cực trước những thay đổi.
  • Rất khó hoặc cảm thấy thoải mái để làm vì điều này được coi là “không nên làm ở đây”

3.7 Rào cản đến từ việc các nhà quản lý không tham gia khoá học - Managers haven’t attended

  • Các nhà quản lý cần phải hiểu lý thuyết và cách thức để họ có thể khuyến khích và cho phép mọi người thực hành
  • Khá khó thực hiện khi các bên liên quan cũng không tham gia đào tạo và do đó không hiểu

Điều kiện 4: Cá nhân đó phải được khen thưởng/ghi nhận vì đã thay đổi

4.1 Rào cản về Quy trình và chính sách - Policy & Procedures

  • Không có các chính sách khuyến khích hỗ trợ việc thay đổi diễn ra
  • Thiếu các sân chơi, hoạt động, sự kiện nơi những thay đổi tích cực được vinh danh, chia sẻ rộng rãi

4.2 Rào cản từ người giám sát trực tiếp – Leadership Style

  • Giám sát trực tiếp không cởi mở đón nhận những thay đổi tích cực
  • Giám sát trực tiếp thiếu năng lực ghi nhận khen thưởng Photo by <a href="//unsplash.com/@glencarrie?utm_source=unsplash&utm_medium=referral&utm_content=creditCopyText">Glen Carrie</a> on <a href="htt

Cách xác định các rào cản/ thách thức sẽ như thế nào?

  1. Gửi khảo sát sau ngày học trong vòng ít nhất 1 tháng kể từ khi kết thúc khoá học. Gồm 02 Câu hỏi là:
  2. Bạn có gặp những rào cản/thách thức trong việc vận dụng những kiến thức đã học vào công việc?

+ Có

+ Không

Nếu câu trả lời là “Có”.

  • Đâu là những rào cản/ thách thức khiến bạn chưa thể ứng dụng những gì được học vào trong thực tế công việc?

+ Môi trường làm việc

+ Cấp trên

+ Đồng nghiệp

+ Chính bản thân bạn (Thời gian, nguồn lực tài chính,…)

2. Phỏng vấn nhóm – Focus group, tạo môi trường an toàn và điều kiện thuận lợi để người học nói ra các cản trở chính. Số lượng học viên tham gia một buổi phỏng vấn nên từ 3-5 người/ nhóm.

3. Phỏng vấn 1-1, có thể thực hiện sau khi đã có kết quả khảo sát, tuy nhiên cũng tuỳ vào người học có ý thức được như thế nào là rào cản/thách thức hay không. Điều kiện về thời gian và nguồn lực của L&D khi thực hiện cách này cũng sẽ hạn chế.

Khảo sát + Phỏng vấn nhóm – Focus group là sự kết hợp hoàn hảo nhất, chúng bù trừ được các ưu nhược điểm của từng cách.

Các bạn có thể đếm số câu trả lời/phản hồi của mỗi người tham gia học theo từng nhóm bên trên, từ đó ra được danh sách 03 nhóm rào cản nổi trội nhất.

Và cuối cùng là dùng thông tin này chia sẻ với các bên liên quan để cùng đề xuất các hành động khắc phục.

---

Yeah, và đây cũng là bài viết cuối cùng trong chuỗi bài về Đánh giá hiệu quả đào tạo theo Cấp độ 3 – Kirkpatrick. Rất cảm ơn các bạn đã luôn dõi theo và ủng hộ mình trong chuỗi bài viết này.

Xuyên suốt 6 bài viết, mình cũng ý thức được rằng còn rất nhiều những khía cạnh khác trong nội dung này mà mình chưa thể tổng hợp cũng như chưa đủ hiểu để viết ra một cách mạch lạc gửi đến các bạn, nếu có phần nào các bạn thấy mình có thể đọc thêm hoặc tìm hiểu thêm, nhớ chia sẻ với mình nhé. Hy vọng sẽ được học hỏi và phát triển cùng nhau!

Chủ đề