Nội soi huỳnh quang là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.BS. Nguyễn Thị Thúy – Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

Bệnh võng mạc đứng thứ hai, sau đục thủy tinh thể trong các nhóm bệnh gây mù lòa. Trong đó thường gặp nhất là bệnh bong võng mạc, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc tăng huyết áp, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, bệnh hắc võng mạc trung tâm,màng trước võng mạc, u võng mạc… Ngày nay, với sự phát triển của y học và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, việc khám và điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là võng mạc trở nên dễ dàng hơn. Tại Khoa Mắt, BVĐK tỉnh Thái Bình đã triển khai đã triển khai kỹ thuật chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang (hay còn gọi là chụp mạch huỳnh quang) – phương pháp chẩn đoán tình trạng mạch máu võng mạc và tuần hoàn máu trong võng mạc.

1. Bệnh võng mạc – biến chứng bệnh tiểu đường, tăng huyết áp

Xã hội phát triển, tần suất mắc bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp đang tăng lên rõ rệt. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chung của Việt Nam là 6% dân số và có khoảng hơn 40% người lớn bị Tăng huyết áp.

Đái tháo đường là bệnh lý tăng đường máu mạn tính do thiếu Insulin hoặc do cơ thể sử dụng Insulin không hiệu quả. Bệnh đái tháo đường gây biến chứng lên nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể như: tim mạch, hô hấp, tiết niệu, da liễu… Trong các biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường, biến chứng mắt cũng thường xảy ra và hay gặp bệnh lý võng mạc mắt. Dù bệnh nhân được điều trị thường xuyên, nồng độ đường máu được kiểm soát thì vẫn có đến 60% bệnh nhân bị biến chứng võng mạc mắt sau 10 năm bị bệnh. Bệnh lý võng mạc mắt thể hiện dưới 3 dạng: không tăng sinh, tiền tăng sinh và có tăng sinh. Nếu không được kiểm tra và chữa trị kịp thời thì tổn thương mắt rất khó hồi phục. Do đó, Tổ chức Y tế thế giưới (WHO) và Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) đều khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cần được kiểm tra mắt định kỳ, để phát hiện và điều trị sớm các biến chứng võng mạc.

Nội soi huỳnh quang là gì
Ảnh chụp mạch huỳnh quang: võng mạch bình thường và bệnh võng mạc đái tháo đường

Trong khi đó, Tăng huyết áp làm giảm tuổi thọ từ 10-20 năm và nguy cơ biến chứng sẽ diễn ra sau 7-10 năm mắc bệnh, khoảng trên 50% sẽ có tổn thương cơ quan đích: tai biến mạch máu não, suy thận, bệnh võng mạc… Khi kiểm soát huyết áp toàn thân không tốt có thể gây nên những biến đổi ở vi mạch võng mạc và khi đã xuất hiện biến chứng tại mắt thì đó là yếu tố tiên lượng nặng của bệnh huyết áp và là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, bệnh thận, nhồi máu não và thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp ngoài việc khám và kiểm soát huyết áp cần khám định kỳ mắt, soi đáy mắt, chụp ảnh màu võng mạc, phát hiện sớm các tổn thương võng mạc tăng huyết áp, phòng ngừa nguy cơ tắc mạch võng mạc, phù gai… tránh nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.

Nội soi huỳnh quang là gì
Ảnh chụp mạch huỳnh quang: bình thường và bệnh võng mạc tăng huyết áp (tắc động tĩnh mạch võng mạc)

2. Triển khai kỹ thuật chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang tại BVĐK tỉnh Thái Bình

Kỹ thuật Chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang (CMMVMHQ) là một thăm dò chẩn đoán rất quan trọng cung cấp những thông tin chính xác về tuần hoàn mạch máu võng mạc cũng như tình trạng đáy mắt. Thủ thuật này sử dụng một loại thuốc nhuộm huỳnh quang tên là Fluorescein bơm vào máu, hệ mạch võng mạc sẽ được phát sáng lên và hình ảnh chụp sẽ được ghi lại rất rõ ràng. Với những hình ảnh này, bác sỹ sẽ theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng ở võng mạc mắt- phần quan trọng trong thị giác của bệnh nhân, từ đó sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp giúp bệnh nhân tránh được mù lòa.

Nội soi huỳnh quang là gì
Máy chụp mạch VISUACAM
Nội soi huỳnh quang là gì
Kỹ thuật chụp mạch máu võng mạch huỳnh quang

Trước tình hình bệnh đái tháo đường và bệnh tăng huyết áp đang gia tăng nhanh chóng như hiện nay: nhiều bệnh viện đa khoa cũng như chuyên khoa đều có trang bị máy và triển khai kỹ thuật CMMVMHQ. Trong xu hướng đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là cơ sở đầu tiên trong tỉnh đi tiên phong trong việc triển khai kỹ thuật này. Đây cũng là 1 tin vui, một quà tặng để tầm soát bệnh lý võng mạc cho bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân tăng huyết áp trong tỉnh cũng như 1 số tỉnh lân cận.

Chụp X-quang thường sử dụng tia X; thuật ngữ "chụp X-quang thường" đôi khi được sử dụng để phân biệt kỹ thuật chụp X-quang chỉ sử dụng tia X với sử dụng kết hợp tia X cùng các kỹ thuật khác (ví dụ CT).

Trong chụp X-quang thường, tia X được tạo ra và truyền qua bệnh nhân tới phim, hoặc bộ phận dò bức xạ, từ đó tạo ra hình ảnh. Các mô mềm sẽ gây suy giảm photon của tia X ở các mức độ khác nhau, sự khác biệt này phụ thuộc vào mật độ mô: các mô có đậm độ càng cao, ảnh hiện lên càng trắng (mờ). Các mức đậm độ, từ cao nhất lên thấp nhất, lần lượt là: kim loại (trắng, mờ), vỏ xương (ít trắng hơn), cơ và dịch (xám), mô mỡ (màu xám đậm), không khí hoặc hơi (đen, hoặc sáng).

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến nhất. Thông thường, nó là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được chỉ định để đánh giá tình trạng ở các chi, ngực, và đôi khi là cột sống và bụng. Đây là những vùng chứa các cấu trúc quan trọng, chúng có đậm độ khác biệt với những mô lân cận. Chụp X-quang là chỉ định hàng đầu trong những trường hợp sau:

  • Gãy xương: Xương được hiển thị màu trắng rất rõ, bởi vùng lân cận nó là mô mềm có màu xám.
  • Viêm phổi: Dịch viêm trong phổi được quan sát khá rõ, vì nó tương phản với phần khí sáng hơn ở vùng lân cận.
  • Tắc ruột: Dễ dàng quan sát thấy những đoạn ruột giãn to, chứa nhiều khí bởi xung quanh là những mô mềm có màu xám.

Kỹ thuật này sử dụng một chùm tia X liên tục, từ đó tạo ra hình ảnh của những cấu trúc hay vật thể chuyển động tại thời điểm chụp. Nội soi huỳnh quang thường được sử dụng

  • Cùng thuốc cản quang (đường uống, hoặc đường thông tim)
  • Trong các thủ thuật nội khoa để dẫn hướng đặt dây dẫn tim, ống thông hoặc kim (ví dụ: trong kiểm tra điện sinh lý hoặc can thiệp mạch vành qua da)

Chiếu Xquang dưới màn huỳnh quang cũng được sử dụng để nhận dạng chuyển động của cơ hoành, xương và các khớp (ví dụ như đánh giá tính ổn định của các tổn thương thuộc hệ cơ xương khớp).

Độ chính xác của chẩn đoán bị giới hạn trong nhiều tình huống. Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác có nhiều lợi thế hơn, ví dụ như nhìn rõ hơn, an toàn hơn hoặc nhanh hơn.

Nội soi huỳnh quang là gì

Bản quyền © 2023 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Nội soi tai mũi họng huỳnh quang là gì?

Kỹ thuật nội soi phế quản với ánh sáng huỳnh quang là phương pháp nội soi bằng ống soi mềm sử dụng ánh sáng xanh để quan sát nhằm phát hiện những tổn thương tiền ác tính và ác tính mà bằng phương pháp nội soi phế quản thông thường không phát hiện được dựa vào nguyên lý bắt ánh sáng khác nhau và tự phát quang của mô u ...

Phép nội soi là gì?

Nội soi là kỹ thuật y khoa tiên tiến được áp dụng phổ biến trong thăm khám, chẩn đoán bệnh hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng ống nội soi - một ống có đèn và camera gắn vào và chiếu lên màn hình TV màu để bác sĩ có thể nhìn thấy những hình ảnh bên trong vị trí thăm khám.

Tại sao phải nội soi phế quản?

Tại sao cần phải nội soi phế quản? Theo đó, nội soi phế quản sẽ giúp phát hiện các bệnh lý đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi mãn tính, u sùi trong lòng phế quản ,… khi người bệnh có những biểu hiện bất thường (khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu,…).

Khi nào cần nội soi phế quản?

“Khi nào cần nội soi phế quản” – Khi thấy hệ hô hấp có các triệu chứng không bình thường. Đó là khi có các biểu hiện như: ho nhiều, ho ra máu, khó thở, thở rít, khàn tiếng,… Hoặc khi được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định.