Nước anh có bao nhiêu thuộc địa năm 2024

Toàn bộ các khu vực trên thế giới từng là một phần của Đế quốc Anh. Các lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh được tô màu đỏ.

Tổng quanĐịa lýDiện tích

• Tổng cộng

33,670,000 km2 13 mi2

Đóng

Trong suốt Thời đại Khám phá vào thế kỷ XV và XVI, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai quốc gia châu Âu đi tiên phong trong đứng đầu phong trào thám hiểm thế giới và trong quá trình đó họ đã thiết lập các đế quốc hải ngoại lớn. Đố kỵ với sự thịnh vượng vô cùng lớn cùng nhiều lợi ích riêng mà hai đế quốc thực dân này giành được, các nước Anh, Pháp và Hà Lan bắt đầu thiết lập các thuộc địa và các mạng lưới mậu dịch của họ tại châu Mỹ, châu Á và Châu Phi. Một loạt cuộc chiến với Pháp và Hà Lan trong thế kỷ XVII và XVIII đã giúp Anh trở thành một cường quốc chi phối thống trị tại Bắc Mỹ và Ấn Độ. Nhưng đồng thời, uy thế của nước Anh (và cả Pháp) bị hạn chế tại châu Âu sau năm 1763, trước sự phát triển lớn mạnh của các cường quốc phía Đông như Phổ, Áo và Nga.

Sự kiện Mười ba thuộc địa tại Bắc Mỹ giành được độc lập vào năm 1783 sau cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ khiến cho nước Anh mất đi một số thuộc địa lâu đời nhất và đông dân nhất của mình. Ngay sau đó nước Anh nhanh chóng chuyển sự quan tâm sang châu Phi, châu Á và Thái Bình Dương. Sau thất bại của nước Pháp trong cuộc chiến tranh Napoléon (1803 – 1815), nước Anh tận hưởng một thế kỷ thống trị hầu như không có đối thủ, và mở rộng phạm vi trên khắp toàn cầu. Địa vị thống trị của Anh sau này được ca ngợi như là Pax Britannica (Thái bình Anh Quốc), một giai đoạn mà châu Âu và thế giới tương đối thái bình (1815 – 1914), đây là thời điểm mà nước Anh nắm quyền bá chủ toàn cầu và tự tuyên bố họ là "người canh giữ cho hoà bình thế giới". Vào đầu thể kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp bắt đầu biến đổi nước Anh; tại thời điểm diễn ra cuộc "" vào năm 1851, nước Anh được ca ngợi như là "công xưởng của thế giới". Đế quốc Anh còn bành trướng đến Ấn Độ, phần lớn Châu Phi và nhiều khu vực khác trên thế giới. Cùng với sự kiểm soát chính thức của nước Anh đối với các thuộc địa riêng của mình, nó còn thống trị gần như toàn bộ nền thương mại của thế giới đồng nghĩa với việc là nó kiểm soát nền kinh tế của nhiều khu vực khác như châu Á và Mỹ Latinh.

Tại nước Anh, những quan điểm chính trị đã thay đổi theo hướng ủng hộ chính sách tự do thương mại cùng chính sách tự do và phổ cập hoá đặc quyền bầu cử. Vào thế kỷ XIX, dân số của nước Anh đã gia tăng một cách mạnh mẽ, cùng với đó quá trình đô thị hoá nhanh chóng mà gây nên những căng thẳng nghiêm trọng về cả kinh tế cũng như xã hội. Để tìm kiếm các thị trường và các nguồn tài nguyên mới, Đảng Bảo thủ dưới thời Benjamin Disraeli đã khởi động một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa bành trướng đế quốc tại Ai Cập, Nam Phi và nhiều nơi khác. Nhiều thuộc địa như Canada, Úc và New Zealand được trao quyền tự trị, một vài trong số đó được tái phân loại là quốc gia tự trị.

Đến đầu thế kỷ XX, sự phát triển lớn mạnh của Đế quốc Đức và Hoa Kỳ dẫn đến sự uy hiếp lớn đến phần nào vị thế dẫn đầu về kinh tế của nước Anh. Chính sách đối ngoại của Anh quốc tập trung vào mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và hữu nghị với Hoa Kỳ, nhưng những căng thẳng về vấn đề ngoại giao và quân sự khiến quan hệ với nước Đức ngày càng trở nên xấu đi và là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Trong thời kỳ diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Anh đã phải dựa nhiều vào đế quốc của mình về mặt nhân sự cũng như lương thực. Cuộc chiến này đã tạo ra một gánh nặng to lớn cả về mặt quân sự, tài chính và nguồn nhân lực cho nước Anh. Mặc dù sau cuộc chiến này, cương thổ của Đế quốc Anh đã được mở rộng lên tới cực điểm, bản thân nó đã không còn giữ được vị thế như là một cường quốc vô song về quân sự và công nghiệp được nữa. Trong Chiến tranh thế giới lần hai, các thuộc địa của Anh tại Đông Nam Á đã bị Nhật Bản chiếm đóng, điều này đã làm cho uy tín của đế quốc Anh bị suy giảm nghiêm trọng và đẩy nhanh quá trình sụp đổ của Đế quốc này. Sau chiến tranh, Anh phải trao quyền độc lập cho các thuộc địa của mình, trong đó đông dân và giá trị nhất là Ấn Độ. Trong những năm còn lại của thế kỷ XX, phần lớn những thuộc địa của Đế quốc Anh giành được độc lập như một phần của phong trào phi thuộc địa hóa từ các cường quốc châu Âu, sau đó Đế quốc Anh cáo chung với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. 14 lãnh thổ ở hải ngoại hiện vẫn thuộc chủ quyền của Anh. Sau độc lập, nhiều thuộc địa của Anh gia nhập khối Thịnh vượng chung các Quốc gia, một hiệp hội tự do của các quốc gia độc lập. 16 quốc gia có chung một người lãnh đạo duy nhất, Quốc vương Charles III, đó mới là chính thức Vương quốc Khối thịnh vượng chung.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland, tên gọi ngắn là United Kingdom, viết tắt là UK) là một quốc gia nằm ở phía tây bắc châu Âu. Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen bao gồm 4 phần chính là Kingdom of Great Britain (gọi ngắn gọn là England hay Anh), Scotland, Wales và Bắc Ailen. Ngoài ra Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen còn bao gồm một số hòn đảo và quần đảo khác tại nhiều nơi trên thế giới. Vương quốc này có chung đường biên giới với Ailen.

.jpg)

Bốn vùng của Vương quốc Anh

Lịch sử của Vương quốc Anh - United Kingdom tóm lược như sau:

England + Scotland + Wales = Great Britain = BritainIsland : Đảo Anh, Toàn Anh.

Great Britain + North Ireland = United Kingdom : Liên hiệp Anh, Vương Quốc Anh.

+ Xứ Wales được sáp nhập vào England.

+ Vua James đệ lục của Scotland thừa kế ngai vàng England, hợp nhất hai vương quốc thành Great Britain.

Như vậy Great Britain gồm 2 Vương Quốc, vương quốc England và vương quốc Scotland, thường tính thêm xứ Wales (không phải Vương Quốc ).

+ Đến lượt Ireland bị sáp nhập vào Great Britain trở thành United Kingdom. Sau đó Cộng Hòa Ireland tách ra chỉ còn Bắc Ireland.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen hiện tại là liên minh sau chót của hàng loạt những liên minh từng được thành lập trong vòng 300 năm qua. Từ thế kỷ thứ 9, Vương quốc Scotland và Vương quốc Anh tồn tại với tư cách là các quốc gia độc lập, có hoàng gia và các cơ cấu chính trị riêng biệt.

Theo Đạo luật liên minh 1707, các nước Anh và Scotland đã đồng ý thành lập một liên minh chính trị gọi là Vương quốc Đại Anh (Kingdom of Great Britain). Xứ Wales cũng từng một thời là lãnh thổ độc lập, chỉ rơi vào tầm kiểm soát của hoàng gia Anh từ sau Đạo luật Rhuddlan năm 1284. Đến năm 1535, xứ Wales chính thức trở thành một phần của Vương quốc Anh theo Đạo luật Wales 1535.

Trong gia đoạn 1541 – 1691 Vương quốc Ailen dần rơi vào vòng kiểm soát của Anh. Đạo luật liên minh 1800 đã thống nhất Vương quốc Đại Anh với vương quốc Ailen, hình thành nên Vương quốc Liên hiệp Anh và Ailen. Năm 1922, nước Cộng hòa Ireland tuyên bố độc lập sau khi tách khỏi hòn đảo Ireland, sáu trong số chín hạt của tỉnh Ulster vẫn nằm trong Vương quốc Anh.

* ENGLAND :

Anh (tiếng Anh: England, Hán-Việt: Anh Cát Lợi) là quốc gia rộng lớn và đông dân nhất trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen, nằm về phía tây bắc của châu Âu. Dân số của Anh chiếm hơn 83% tổng số dân của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen và chiếm phần lớn diện tích của đảo Anh. Anh tiếp giáp với Scotland về phía bắc và Wales ở phía tây. Ngoài ra, Anh còn giáp với biển Bắc, biển Ailen, Đại Tây Dương và eo biển Măng-sơ.

Tên "England" có nguồn gốc từ người Angles, một trong một số các bộ tộc Đức đến định cư trên vùng lãnh thổ này vào thế kỷ 5 và 6. Thủ đô của Anh, London , là thành phố lớn nhất của vương quốc, đồng thời được phần lớn các nghiên cứu xác nhận là thành phố lớn nhất trong Liên minh châu Âu

Đây cũng là nơi ra đời của cuộc Cách mạng Công nghiệp thế kỉ 18, đưa nước Anh trở thành một trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới và sau đó là Đế chế Anh hùng mạnh có hệ thống thuộc địa khắp thế giới với biệt danh: "đất nước Mặt Trời không bao giờ lặn" do diện tích mênh mông của nước này và hệ thống các nước thuộc địa.

Nước Anh cũng là một trong những trung tâm văn hóa có ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Đây là nơi khởi nguồn của tiếng Anh, thứ ngôn ngữ phổ biến toàn thế giới. Luật pháp của Anh cũng là nền tảng cho nhiều hệ thống pháp luật khác tại nhiều nước trên thế giới.

Nước Anh tồn tại như một vương quốc độc lập riêng lẻ cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1707, khi Đạo luật Thống nhất được ban hành, hợp nhất nước này với Vương quốc Scotland để thành lập Vương quốc Đại Anh (Great Britain). Ngày nay, Anh là một quốc gia nằm trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng với Scotland, Wales và Bắc Ireland.

.jpg)

Bản đồ đế quốc Anh năm 1879 (những vùng màu đỏ)

* SCOTLAND :

Scotland (phát âm như "Xcốtlen" hay "Scốtlen"; Hán-Việt: Tô Cách Lan) là một quốc gia tại Tây Âu, thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng với Anh, xứ Wales và Bắc Ireland.

Nước này chiếm một phần ba phía bắc của đảo Anh, phía Nam giáp xứ Anh, phía Đông giáp Bắc Hải, phía Tây Bắc Đại Tây Dương, phía Tây Nam Biển Ailen và Kênh Bắc Anh. Ngoài vùng đất chính trên đảo Anh, Scotland còn thêm 790 hòn đảo.

Thủ đô Edinburgh là thành phố lớn thứ nhì của Scotland và là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất châu Âu. Thành phố lớn nhất của Scotland là Glasgow với khoảng 40% tổng số dân.

Vương quốc Scotland vốn là một nước độc lập cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1707 khi đạo luật thống nhất ra đời tạo nên một liên hiệp chính trị với Vương quốc Anh để hình thành Vương quốc Đại Anh. Hệ thống pháp lý của Scotland vẫn khác biệt với hệ thống pháp lý của Anh, xứ Wales và Bắc Ireland.

Hiện Scotland đang tiếp tục xây dựng một nền pháp lý riêng biệt cả về tư pháp (private international law) lẩn công pháp (public international law). Sự độc lập liên tục về luật-pháp, hệ thống giáo dục và Giáo hội Scotland là ba nền tảng góp phần gìn giữ văn hoá và nét đặc trưng dân tộc Scotland kể từ khi gia nhập Vương quốc đại Anh. Tuy nhiên, Scotland không còn là một quốc gia có chủ quyền và không được quyền gia nhập trực tiếp vào Liên Hiệp Quốc hoặc Liên minh châu Âu.

.jpg)

Nước anh có bao nhiêu thuộc địa năm 2024

Cờ và huy hiệu Scotland

*WALES:

Wales là một trong bốn quốc gia cấu thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen. Wales tọa lạc ở Tây-Nam Đại Anh và giáp Anh về phía Đông, Eo biển Bristol về phía Nam và Biển Ireland về phía Tây và phía Bắc, và cũng nằm bên cửa sông Dee về phía Đông-Bắc. Wales là công quốc lớn nhất thế giới.

Bản sắc văn hóa của Wales được đại diện bằng các yếu tố như thổ ngữ tiếng Wales, sự khổ hạnh tu hành, một hệ thống hệ thống pháp luật thế tục phát triển cao, và một nền truyền thống văn học riêng biệt đã nổi trội lên sau khi quân La Mã rút khỏi Anh vào thế kỷ thứ 5. Trong số các tổ chức nhà nước bên trong Wales, chỉ có Gwynedd vẫn giữ được độc lập cho đến cuối thế kỷ 13 khi bị Anh xâm chiếm.

Tuy nhiên, cuộc thôn tính chính thức và việc hủy bỏ luật của Wales mãi đến thế kỷ 16 mới hoàn thành. Wales (với tất cả các vùng được thống nhất dưới một chính phủ) đã chưa bao giờ là một nhà nước có chủ quyền, dù một số công quốc cát cứ vẫn giữ độc lập cho đến thời điểm bị sự xâm chiếm của Anglo-Norman.

Hai phần ba dân số của Wales sống ở các thung lũng và đồng bằng ven biển phía Nam, một số lượng đáng kể tập trung ở phía Đông Bắc. Các phần dân số còn lại ở Mid Wales, vùng Tây và Tây Nam chủ yếu là nông thôn và có đặc trưng là các vùng đồi núi.

Kể từ thế kỷ 20 trở đi, đã diễn ra một sự hồi sinh về ý thức và tình cảm dân tộc Wales. Thành phố lớn nhất của Wales, Cardiff (Caerdydd) đã được chọn làm thủ đô của Wales năm 1955. Quốc hội Wales (Cynulliad Cenedlaethol Cymru) được thành lập năm 1999, có quyền sửa đổi pháp chế căn bản từ Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Các quyền hạn này đã được mở rộng bằng Sắc luật chính quyền Wales năm 2006, và Quốc hội Wales ngày nay có thể đề xuất và thông qua luật nhưng chỉ sau khi được phép của Quốc hội Anh quốc.

_svg(1).png)

Cờ xứ Wales

* NORTHERN IRELAND:

(Phiên âm tiếng Việt: Bắc Ailen; Hán-Việt: Bắc Ái Nhĩ Lan) là một phần của Anh Quốc. Bắc Ailen có 6 hạt gồm: Antrim, Armagh, Down, Fermanagh và Londonderry tất cả nằm trong tỉnh Ulster. Bắc Ailen là một trong bốn nước cùng với England, Scotland và Wales hình thành nên đất nước Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland). Đạo luật Bắc Ailen năm 1998 mô tả Bắc Ailen như là một phần của Anh Quốc nhưng thuật ngữ "Đất nước Liên hiệp" này thường chỉ được mô tả bởi những người thuộc nhóm liên hiệp "Unionist" và người Anh, trong khi những người theo chủ nghĩa quốc gia Ireland "Irish Nationalist" đều không chấp nhận. Diện tích 5/6 còn lại của đảo Ailen thuộc về đất nước độc lập có chủ quyền là Cộng hòa Ireland.

Như một đơn vị hành chính thuộc Anh Quốc, Đạo luật chính phủ Ailen năm 1920 cho phép Bắc Ailen có một chính quyền đại diện tương tự như Scotland và Wales.