Ong nuôi lấy mật là ong gì

Thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm từ mật và ong giống

Xóm Khe Đù hiện có gần 1.000 đàn ong lấy mật với diện tích tích cây ăn quả khoảng hơn 500ha, cây hoa màu được trồng đa dạng. Nghề nuôi ong đã xuất hiện ở địa phương từ lâu nhưng chủ yếu tự phát, nuôi theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, sau khi thành lập tổ hợp tác ng mật Đông Tam Đảo (năm 2020) nuôi giống ong nội, quy trình nuôi ong, kỹ thuật chọn giống, chọn địa điểm đặt đàn ong, tạo chúa cho đến thu hoạch mật đều được các tổ viên tổ hợp tác chú trọng nhờ được tập huấn bài bản nhằm tăng năng suất, chất lượng và đầu ra của sản phẩm.

Sau khi áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật cùng quy trình nuôi ong chặt chẽ, đàn ong của tổ hợp tác phát triển ổn định, ít bị bệnh, số lượng đàn không ngừng tăng lên. Anh Nguyễn Đăng Thắng, Tổ trưởng Tổ hợp tác ong mật Đông Tam Đảo chia sẻ: “Quy trình làm mật của ong là lấy mật và phấn về tổ, sau đó là các bước ong luyện mật lên men, sinh nhiệt, quạt khô, vít tổ cất trữ mật nhằm không bị tác động của các yêu tố bên ngoài để làm thức ăn dự trữ. Khi đó, các thành phần đường, vitamin, khoáng chất… bảo đảm yêu cầu thì khai thác về làm mật ong, đóng chai cung cấp cho người tiêu dùng”.

Ong nuôi lấy mật là ong gì
Mật ong do Tổ hợp tác ong mật Đông Tam Đảo sản xuất. Nguồn: ITN

Mỗi năm, Tổ hợp tác ong mật Đông Tam Đảo sản xuất khoảng 3.000 lít mật, trong đó sản lượng của gia đình anh Thắng chiếm gần 50%. Từ trước đến nay, nhiều người quan niệm mật ong rừng có chất lượng tốt hơn mật ong nuôi. Anh Thắng giải thích: “Ong mật tự nhiên làm tổ ở rừng, khi người đi rừng tìm thấy là phá tổ mang về mà không cần xác định ong đã vít tổ chưa, các tiêu chuẩn về thành phần đường, vitamin, khoáng chất đã bảo đảm yêu cầu chưa... Đó là chưa kể trong quá trình phá tổ, con nhộng vỡ ra lẫn vào mật nên không bảo đảm vệ sinh”.

“Còn đối với mật ông nuôi, khi đã xác định ong vít tổ để cất trữ mật là lúc các thành phần trong mật đã bảo đảm, chúng tôi khai thác về đưa vào máy quay làm mật bắn ra, tổ được bảo vệ, con nhộng không việc gì, nên chất lượng mật bảo đảm”, anh Thắng cho biết thêm.

Ông Yến, thành viên Tổ hợp tác ong mật Đông Tam Đảo, chia sẻ khi tham gia tổ hợp tác, ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn để phát triển đàn, Ban Chủ nhiệm Tổ hợp tác thường xuyên đến từng hộ kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong và các phương pháp tạo chúa, san đàn, quay mật… Đồng thời, hướng dẫn quy trình làm thùng ong, cầu ong phù hợp với điều kiện thời tiết của từng mùa để ong phát triển tốt, cho ra nhiều sản phẩm.

Ông Yến khẳng định nghề nuôi ong chi phí đầu tư ít, không mất nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn chính của ong là mật của các loài hoa. Khi đàn ong đi lấy mật về được khoảng 8 ngày là phải quay lấy mật, nếu không chúng sẽ đắp chúa khác và tự tách đàn, bốc bay mất. Cách quay mật cũng đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, lấy cầu ong nhẹ nhàng để không làm tổn thương đàn ong. Với trên 250 đàn ong, mỗi năm gia đình ông Yến thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mật và ong giống.

Giai đoạn 2021 - 2025, mật ong “tinh túy hoa nhãn” của Tổ hợp tác ong mật Đông Tam Đảo là một trong 5 sản phẩm được công nhận OCOP của tỉnh Thái Nguyên.

Nuôi ong thụ phấn cho cây

Từng gian nan tìm hướng đi thoát nghèo làm giàu, anh Nguyễn Đình Luật tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã lựa chọn trồng cây đại táo (táo quả to). Tuy nhiên, khi bắt đầu trồng cây thì bị ruồi vàng hại quả, khiến anh suy nghĩ cách xử lý. Anh Luật đã nuôi ong thụ phấn cho cây trồng suốt thời kỳ nở hoa cho vườn táo trong nhà màng. Cùng với đó, anh cũng tìm và học cách ủ phân vi sinh, học hỏi cách thâm canh cây đại táo… với quyết tâm làm giàu từ ruộng đồng.

Ong nuôi lấy mật là ong gì
Nhờ nuôi ong mà các loại cây ăn quả trong vườn tăng khả năng thụ phấn, tạo nhiều quả. Nguồn: ITN

Theo anh Luật, việc nuôi ong thụ phấn cho vườn tùy theo ong khỏe hay yếu. Mỗi vườn (360m2) cần đặt từ 3 - 5 thùng (3 cầu ong/thùng). Nên nuôi ong ta/ong ruồi. Ong ta chăm tìm hoa/thụ phấn hơn, ít tốn đường nuôi sau khi hết mùa hoa táo trong vườn. Anh Luật cho biết, có thời điểm mưa kéo dài, lại có thêm sương muối, các vườn táo bị trút hoa đồng loạt hoặc không thụ phấn, và nám vỏ quả, gây nên hiện tượng mất mùa diện rộng. Tuy nhiên, các nhà vườn làm nhà lưới che phủ và nuôi ong thụ phấn cho cây thì vẫn sai hoa, nặng quả.

Năm 2022, từ 150 gốc đại táo, anh Luật đã thu được ngót 70 triệu đồng và thu hồi đủ kinh phí ban đầu. Dự kiến năm nay, vườn của anh sẽ thu hoạch được 8.000kg quả các loại, đã có thương lái tìm đến đặt hàng bao tiêu toàn bộ với giá 35.000 đồng/kg, tổng doanh thu ước đạt trên 300 triệu đồng.

Mật ong rừng và mật ong nuôi có gì khác nhau?

Mật ong rừng là mật lấy từ những đàn ong hoang dã, sống trong rừng, không có sự can thiệp của con người, có mùi thơm nồng, vị ngọt thanh đậm đặc trưng. Còn mật ong nuôi là loại mật ong do con người làm tổ, chăm sóc, đưa tổ ong đến những nơi có phấn hoa để lấy mật.

Tại sao mật ong rừng đạt hơn mật ong nuôi?

Như vậy, có thể thấy, mật ong nguyên chất gồm 2 loại: mật ong rừng và mật ong nuôi. Tuy nhiên, vì số lượng có hạn và chỉ có theo mua nên mật ong rừng rất hiếm và đắt, vì vậy, bạn có thể tìm mua mật ong nuôi để sử dụng, vẫn đảm bảo chất lượng, giá thành lại không quá cao.

Bao lâu thì lấy được mật ong?

Thông thường, có thể mất khoảng 7 ngày thậm chí đến 2 tháng để ong thợ tạo ra một tổ ong đầy mật tùy thuộc vào sức mạnh của đàn ong. Đối với những đàn khỏe mạnh và đông đúc hơn, có thể chỉ mất khoảng 3 ngày hoặc thậm chí nhanh hơn. Khi các lỗ tổ đều đã vít nắp (như ảnh) nghĩa là mật ong đã sẵn sàng để thu hoạch.

Có bao nhiêu loài ong lấy mật?

Trên thế giới có tất cả 9 loài ong mật, 8 loài trong số đó sinh sống ở khu vực châu Á và trong số 8 loài này có 6 loài xuất hiện ở Việt Nam! Đây là 6 loài được tìm thấy ở Việt nam: Apis laboriosa, Apis dorsata, Apis mellifera, Apis cerana, Apis andreniformis, Apis florea7.