Ông tề trí dũng là ai

Đại diện VKS cho rằng, việc truy tố bị cáo Tất Thành Cang hoàn toàn có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Ông tề trí dũng là ai
Bị can Tề Trí Dũng. Ảnh: Tân Châu

Theo KLĐT, Sepzone Linh Trung là công ty liên doanh giữa IPC (100% vốn Nhà nước) và một doanh nghiệp nước ngoài là Công ty China National Electric Import & Export & Export Corp (Trung Quốc). Công ty Sepzone Linh Trung có vốn điều lệ 17 triệu USD, trong đó IPC góp 50% bằng giá trị quyền sử dụng 60ha đất.

Từ năm 2016 đến 2018, các ông Tề Trí Dũng, Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung là 3 cán bộ của IPC được cử làm đại diện vốn IPC tại liên doanh và là thành viên Hội đồng thành viên (HĐTV) Sepzone Linh Trung, trong đó ông Tề Trí Dũng là thành viên HĐTV không chuyên trách, còn các ông Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung là thành viên chuyên trách.

Hai lần phản cung

Theo quy định, ông Tề Trí Dũng phải có trách nhiệm nộp tiền thù lao nhận được từ liên doanh về IPC để hình thành quỹ chung, sau đó mới được xem xét chi trả trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Tuy nhiên, bị can Tề Trí Dũng đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tiền của IPC bằng cách đề nghị HĐTV Sepzone Linh Trung rút tên ông Dũng ra khỏi danh sách nhận tiền thưởng thành viên HĐTV của năm 2016 và năm 2017 tại Sepzone Linh Trung. Số tiền thưởng của bị can Tề Trí Dũng được chuyển cho 2 thành viên chuyên trách là ông Minh và ông Trung dưới hình thức “chi thưởng thêm”.

Sau đó, khoản tiền này được giao lại cho ông Tề Trí Dũng chiếm hưởng cá nhân hơn 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, ông Tề Trí Dũng còn chiếm đoạt các khoản tiền thù lao họp HĐTV hơn 227 triệu đồng. KLĐT xác định, ông Tề Trí Dũng đã tham ô tổng cộng hơn 1,5 tỷ đồng tại Công ty Sepzone Linh Trung.

Theo Cơ quan điều tra, tại biên bản tự khai ngày 5/9/2019, ông Tề Trí Dũng thừa nhận dịp Tết năm 2017, 2018, ông Minh và ông Trung đến nhà tặng quà kèm phong bì có khoản tiền tương đương 30.000 USD, nhưng sau đó ông Tề Trí Dũng phủ nhận lời khai và nói rằng mình không nhận các khoản tiền này.

Tuy nhiên, trước những tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra, ông Tề Trí Dũng đã phải thừa nhận hành vi phạm tội, chiếm đoạt các khoản thù lao thành viên HĐTV tương đương 60.000USD và đề nghị được nộp tiền khắc phục hậu quả số tiền này (tương đương 1.360.500 đồng).

Trong phi vụ tham ô 10.000USD, ông Tề Trí Dũng xác nhận, trong quá trình tham gia HĐTV 2 năm 2016, 2017, ông Dũng có tham gia các cuộc họp HĐTV của công ty và trong 4 lần họp, mỗi lần đều nhận bao thư có khoản tiền tương đương 2.500USD. Ông Dũng cũng được thông báo đây là khoản tiền bồi dưỡng tham gia cuộc họp HĐTV công ty.

Tuy nhiên, sau đó ông Tề Trí Dũng lại phản cung, không thừa nhận đã nhận các khoản tiền thù lao. Cơ quan điều tra tiếp tục vào cuộc xác minh, trưng cầu giám định tài liệu...

Trước các tài liệu, chứng cứ của Cơ quan điều tra, bị can Tề Trí Dũng đã thừa nhận hành vi chiếm đoạt khoản tiền thù lao tương đương 10.000 USD và đề nghị cho người nhà được nộp tiền khắc phục hậu quả. Ngày 17/6, bà Đào Minh Hà (vợ của ông Dũng) đã nộp số tiền 230 triệu đồng vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM.

Ngoài vụ án này, ông Tề Trí Dũng đã bị TAND cấp cao tại TPHCM tuyên phạt 19 năm tù về hai tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Tham ô tài sản” trong vụ IPC, SADECO bán rẻ 9 triệu cổ phần cho Công ty Nguyễn Kim. Ông Dũng và 6 bị can khác còn đang bị Cơ quan CSÐT Công an TPHCM đề nghị truy tố trong vụ bán rẻ 149 nền đất tại dự án khu tái định cư An Phú Tây (Bình Chánh), gây thiệt hại 127 tỷ đồng.

Không xử lý hình sự những người liên quan

KLĐT xác định hai ông Minh và Trung có hành vi thực hiện theo chỉ đạo của ông Dũng, đồng ý ký các thủ tục nhận tiền thay đổi với các khoản tiền thưởng thành viên HĐTV của ông Dũng... Nhưng chưa có căn cứ xác định hai ông Minh, Trung có ý thức chiếm đoạt tiền hoặc biết được động cơ chiếm đoạt của ông Dũng.

Ông Dũng không bàn bạc, thỏa thuận với hai ông Minh và Trung. Hai ông Minh và Trung là cấp dưới của ông Dũng nên không thể giám sát, kiểm soát ông Dũng. Khi biết ông Dũng không nộp tiền cho IPC, hai ông đã dùng tiền cá nhân nộp tiền thay ông Dũng. Hành vi của hai ông Minh và Trung bị xác định là vi phạm trong công tác tài chính, kế toán... tạo điều kiện cho ông Dũng chiếm đoạt tiền.

Cơ quan CSĐT Công an TPHCM có văn bản gửi UBND TPHCM, IPC đề nghị có hình thức xử lý nghiêm khắc về mặt hành chính, kỷ luật đối với ông Minh và Trung.

Đối với các thành viên HĐTV người Trung Quốc đồng ý cho ông Dũng rút tên khỏi danh sách nhận tiền thưởng là chưa đúng với việc chi thưởng cho thành viên HĐTV, tạo điều kiện cho ông Dũng chiếm đoạt tiền. Về việc này, Cơ quan điều tra đã gửi văn bản cho công ty phía Trung Quốc đề nghị chấn chỉnh, nhắc nhở, không để tiếp tục xảy ra sai phạm.

Đối với bộ phận kế toán của Công ty Sepzone Linh Trung, được xác định không biết động cơ, mục đích của ông Dũng, kết quả điều tra chưa có tài liệu, căn cứ thể hiện họ được hưởng lợi, nên chưa có cơ sở để xử lý hình sự.

Theo Tiền phong

Ông tề trí dũng là ai

Cơ quan CSĐT cáo buộc ông Tề Trí Dũng đã tham ô khoản tiền thù lao mà liên doanh Sepzone Linh Trung chi trả cho thành viên HĐTV, đại diện cho nguồn vốn Nhà nước.

Ông tề trí dũng là ai

Chiều 7/6, VKS đề nghị HĐXX giảm từ 1 năm đến 1 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Tất Thành Cang, giảm án từ 6 tháng đến 1 năm đối với bị cáo Tề Trí Dũng.

Ông tề trí dũng là ai

Ông Tề Trí Dũng cùng 3 người khác tiếp tục bị khởi tố vì sai phạm trong việc chuyển nhượng giá rẻ 24.000m2 đất công tại khu định cư An Phú Tây, huyện Bình Chánh.

Ông tề trí dũng là ai

Ông Tề Trí Dũng - Ảnh: T.L.

Theo kết luận điều tra, Công ty TNHH Sepzone Linh Trung là công ty TNHH hai thành viên trở lên, liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vốn điều lệ của Sepzone Linh Trung hiện tại là 17 triệu USD, trong đó đại diện phía Việt Nam là Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (Công ty IPC) góp 50%, tương đương 8,5 triệu USD.

Công ty TNHH Sepzone Linh Trung luôn có 6 thành viên trong hội đồng thành viên, gồm 3 thành viên là người nước ngoài (đại diện cho phía Trung Quốc) và 3 thành viên là người Việt Nam do Công ty IPC cử làm đại diện vốn.

Theo quy định, người đại diện vốn không chuyên trách phải nộp tiền thù lao, tiền thưởng nhận được về công ty cử đại diện để hình thành quỹ khen thưởng chung, sau đó mới được chi trả theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ (không quá 50% mức lương thực tế được hưởng tại công ty).

Bản thân ông Tề Trí Dũng (tổng giám đốc IPC) hiểu rõ quy định, trách nhiệm của mình với vai trò người đại diện vốn không chuyên trách của Công ty IPC, phải nộp tiền thù lao và tiền thưởng về Công ty IPC.

Để chiếm đoạt, không phải nộp tiền về Công ty IPC, ông Tề Trí Dũng đã đề nghị các thành viên hội đồng thành viên Công ty Sepzone lập bảng "Phân phối lợi nhuận năm 2016 và 2017" không có tên ông Tề Trí Dũng nhận tiền, mà để tên ông Lê Hoàng Minh và ông Trần Thiện Trung nhận.

Việc nhận tiền dưới hình thức chi thưởng thêm trên để che giấu số tiền ông Tề Trí Dũng được thưởng và để các cá nhân đứng tên làm thủ tục ký nhận, giao lại cho ông Tề Trí Dũng chiếm hưởng với tổng số tiền 1,36 tỉ đồng (tương đương 60.000 USD).

Đồng thời với chức vụ, quyền hạn của tổng giám đốc Công ty IPC, người đại diện 50% vốn góp của Công ty IPC tại Công ty Sepzone Linh Trung, phó chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Sepzone Linh Trung, ông Tề Trí Dũng còn chiếm đoạt các khoản tiền thù lao họp hội đồng thành viên tổng cộng 227,9 triệu đồng.

Tổng cộng ông Tề Trí Dũng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt số tiền 1,58 tỉ đồng.

Trước đó ông Dũng đã bị TAND cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt 19 năm tù về 2 tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và tội tham ô tài sản, trong vụ bán rẻ 9 triệu cổ phần SADECO cho Nguyễn Kim.

Ngoài ra ông Dũng cùng nhiều người khác đã bị đề nghị truy tố trong vụ bán rẻ nền đất tại dự án khu tái định cư An Phú Tây (Bình Chánh).

TUYẾT MAI

22 tuổi làm lãnh đạo cấp trung của Công ty Dầu khí TP.HCM, 34 tuổi giữ ghế tổng giám đốc IPC

Năm 2003, Tề Trí Dũng vừa tròn 22 tuổi, mới tốt nghiệp Đại học Kinh tế TP.HCM đã được bổ nhiệm làm Trưởng bộ phận thị trường - Phòng kinh doanh, Phó Bí thư Thường trực Đoàn TNCS HCM Công ty Dầu khí TPHCM và giữ cương vị này từ tháng 8.2003 đến tháng 10.2007.

Nên nhớ, so với nhiều bạn bè đồng lứa, ở tuổi 22, vừa mới tốt nghiệp đại học, phải chạy đôn chạy đáo để xin được một chân nhân viên, thì với cương vị của Dũng quả là niềm mơ ước.

Ông tề trí dũng là ai

Bà Nguyễn Thị Hồng, UV Ban Thường Vụ Thành Ủy, PCT UBND TP. Hồ Chí Minh trao quyết định bổ nhiệm ông Tề Trí Dũng làm TGĐ Tổng Công ty Bến Thành

Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 12 năm 2010, Tề Trí Dũng về công tác tại Tổng Công ty Bến Thành, giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, rồi sau đó là Trưởng phòng Tài chính, Đảng ủy viên Tổng Công ty Bến Thành.

Sau đó, Dũng được quy hoạch tham gia vào chương trình đào tạo “300 thạc sĩ - tiến sĩ của thành phố.” Đây là chương trình đào tạo các “hạt giống đỏ” để trở thành những lãnh đạo tương lai của TP.HCM.

Ông tề trí dũng là ai

Ông Tề Trí Dũng, thời gian làm Tổng giám đốc Công ty Công nghiệp Tân Thuận (IPC)

Sau khi tốt nghiệp và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học La Trobe (Úc), Dũng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành, từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 4 năm 2015. Một thời gian ngắn Dũng giữ chức Tổng giám đốc Công ty Bến Thành.

Vào tháng 5 năm 2015 Dũng nhận chức Tổng giám đốc IPC khi mới tròn 34 tuổi.

Tề Trí Dũng, sinh năm 1981 tại TP.HCM, cử nhân Đại học Kinh tế TP.HCM, Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học La Trobe (Úc).

Bị bắt ở tuổi 38 vì vướng nhiều sai phạm, có dấu hiệu tham ô tài sản Nhà nước

Vào tháng 10 năm 2018, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã ban hành thông báo kết luận của Thanh tra thành phố về những sai phạm tại IPC.

Theo đó, IPC cũng có các sai phạm về cho thuê tòa nhà trụ sở và chi tăng tiền thiết kế - dự toán cho nhà thầu. Cụ thể, IPC chỉ sử dụng một phần tòa nhà, còn lại cho 81 đơn vị thuê làm văn phòng, tổng doanh thu cho thuê từ năm 2010 đến năm 2017 là hơn 295 tỉ đồng.

Thanh tra thành phố đã chuyển 3 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan IPC cho cơ quan điều tra gồm: Việc bán 9 triệu cổ phiếu sai nguyên tắc, sai phạm thẩm định giá của công ty chứng khoán và công ty MHD, sai phạm trong hợp tác thực hiện dự án khu dân cư Long Hậu.

Ông tề trí dũng là ai

Dự án Phước Kiểng, Nhà Bè là một trong những dự án liên quan đến sai phạm của Tề Trí Dũng

Trong hai năm 2016-2017, dù kinh doanh có lợi nhuận nhưng IPC vẫn đi vay ngân hàng 400 tỉ đồng để nộp lợi nhuận vào ngân sách, nhằm tạo quan hệ tín dụng với ngân hàng là không đúng, hậu quả của việc vay tiền này đã làm phát sinh khoản lãi hơn 8 tỉ đồng.

Đặc biệt, Thanh tra thành phố cũng chỉ ra việc ông Tề Trí Dũng làm đại diện vốn nhà nước tại 4 công ty có vốn đầu tư nhà nước là vượt so với quy định.

Nhiều sai phạm liên quan được chỉ ra có vai trò của ông Dũng là Tổng giám đốc công ty, sau khi có kết luận thanh tra, Tề Trí Dũng bị tạm đình chỉ công tác để điều tra.

Sau một quá trình điều tra sai phạm tại IPC, tối 14.5 cơ quan cảnh Cơ quan điều tra Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Tề Trí Dũng về hành vi tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Tề Trí Dũng là Đại biểu HĐND TPHCM khóa IX (nhiệm kỳ 2016 - 2021) và cũng vừa bị đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TP.

Đây là dấu chấm hết cho một trong những “hạt giống đỏ” được kỳ vọng là lãnh đạo tương lai của TP.HCM.

(Còn tiếp)