Op trong xuất nhập khẩu là gì

Xuất nhập khẩu hiện nay đang dần trở thành nhóm ngành hot, được rất nhiều bạn trẻ quan tâm vì cơ hội việc làm và chế độ lương thưởng khá tốt. Nhắc đến Xuất nhập khẩu thì chắc chắn phải nhắc đến OPS. Vậy OPS là gì? Các bộ phận, đặc điểm công việc của OPS như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Op trong xuất nhập khẩu là gì

OPS là gì? Các bộ phận, đặc điểm công việc của OPS

I. OPS là gì? OPS trong logistics là gì?

1. Khái niệm OPS

OPS thực ra là cách viết ngắn gọn của Operations. Đây là từ dùng để chỉ chung những công việc liên quan đến vận chuyển, giao nhận,  và tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa.

2. Khái niệm OPS trong logistics

OPS trong Logistics cũng mang ý nghĩa liên quan đến vận chuyển. Cụ thể hơn, đây là công việc của những người công nhân hiện trường trong các công ty xuất nhập khẩu, ngoại thương. Họ sẽ trực tiếp đi đến các cảng hàng không hoặc cảng biển để làm thông quan cho hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được nhập vào và vận chuyển đến kho bãi.

Op trong xuất nhập khẩu là gì

OPS là gì? OPS trong logistics là gì?

II. Các bộ phận OPS

1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu và logistics

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu (trading hay oversea sale): đây là chức vụ thường có tại các công ty cung cấp sản phẩm cho nước ngoài. Điều này đồng nghĩa với việc người nhân viên đảm nhiệm vị trí này đòi hỏi phải có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ tốt. Trong công ty, nhân viên sale luôn nắm vai trò quan trọng vì họ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
  • Nhân viên kinh doanh tại các hãng tàu: Nhiệm vụ ở vị trí này là bán và hỗ trợ cước tàu đối với các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tàu cảng. Những nhân viên sale tàu sẽ làm việc với các công ty xuất nhập tàu hoặc trực tiếp với khách hàng để định giá cước tàu.
  • Nhân viên kinh doanh tại các công ty giao nhận (forwarder): Khác với nhân viên kinh doanh tàu, đối với vị trí này bạn cần phải đáp ứng nhiều công việc hơn: cước tàu, tracking, làm các thủ tục hải quan,... Nhìn chung đây là công việc khá vất vả nhưng bù lại thì thu nhập cũng rất ổn.

2. Nhân viên chứng từ

  • Nhân viên chứng từ trong công ty xuất nhập khẩu: đây là công việc liên quan đến chứng từ cần cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Ở một vài công ty nhỏ thì nhiệm vụ còn bao gồm cả gặp gỡ khách hàng, đóng hàng, tracking và đặt hàng, khai hải quan,...
  • Nhân viên chứng từ công ty giao nhận: vì bản chất của công ty giao nhận (forwarder) là vị trí trung gian nên khâu chứng từ thường sẽ khá nặng nề vì phải ghi chép cẩn thận. Ngoài ra, bạn còn phải ghi chép liên tục và thường xuyên xuống cảng để làm việc với hải quan.
Op trong xuất nhập khẩu là gì

Nhân viên chứng từ

3. Nhân viên thu mua (Purchaser)

Đừng nhầm lẫn với nhân viên thu mua ở cửa hàng bán lẻ nhé! Mỗi ngành nghề sẽ có nhiệm vụ đặc thù riêng. Nhân viên viên thu mua OPS là người sẽ tìm kiếm đối tác, đánh giá chất lượng vật liệu, đàm phá giá và chốt đơn hàng. Nhân viên thu mua cũng phải phối hợp nhịp nhàng với phòng kinh doanh và kho để có thống nhất trong việc mua bán và nhập hàng về kho. Công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn, linh hoạt và khả năng xử lý tình huống nhưng chế độ đãi ngộ thường rất tốt.

4. Nhân viên thanh toán quốc tế

Đây là công việc liên quan đến nghiệp vụ thanh toán quốc tế, có thể kể đến như mở L/C, chuyển T/T, kiểm tra chứng từ,... Khi làm ở vị trí này, bạn không chỉ cần phải giao tiếp tốt bằng tiếng Anh mà còn phải có kiến thức nền về tài chính, xuất nhập khẩu,...

5. Nhân viên hiện trường/ giao nhận

Đúng như tên gọi, khi làm công việc này thì phần lớn thời gian bạn phải có mặt ở các cảng tại thời điểm giao nhận hàng hóa. Cụ thể, bạn sẽ được yêu cầu thực hiện các công việc như sau: giao nhận chứng từ, nộp thuế, làm các thủ tục hồ sơ vận chuyển,...

Op trong xuất nhập khẩu là gì

Nhân viên hiện trường/ giao nhận

6. Nhân viên điều vận xe /bãi

Là một nhân viên điều vận xe/bãi, bạn bắt buộc phải có sử dụng các phương tiện chuyên chở hàng hóa. Bạn sẽ điều khiển xe, canh để di chuyển hàng thật chuẩn xác ra và vào container. Công việc khá nặng nhọc nên phần lớn là nam giới sẽ đảm nhiệm vị trí này.

III. Công việc của OPS

Tùy thuộc vào vị trí làm việc thì các OPS sẽ có một công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhiệm vụ chính của OPS cũng có nhiều nét tương đồng. Và nói một cách ngắn gọn, công việc của OPS thường sẽ bao gồm những điều sau đây:

  • Chịu trách nhiệm về tài liệu, văn bản như các giấy tờ, chứng từ thuế xuất - nhập cảnh hàng hóa.
  • Giữ liên hệ với khách hàng và hướng dẫn khách những thủ tục cần thiết để vận chuyển sản phẩm.
  • Hỗ trợ khai báo hải quan tại cảng.
  • Giám sát và đảm bảo quá trình xuất - nhập cảnh hàng hóa diễn ra suôn sẻ.
  • Giao - nhận lệnh xuất nhập hàng.
  • Điều hành, kiểm tra các hoạt động bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm từ kho đến đối tác.
Op trong xuất nhập khẩu là gì

Công việc của OPS

IV. Yêu cầu cần có

Để trở thành OPS, bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?

  • Nắm thật chắc và hiểu thật rõ quy trình thông quan hàng hóa.
  • Nhanh nhẹn, không ngại di chuyển vì công việc đòi hỏi phải thường xuyên qua lại giữa cảng, kho...
  • Sức khỏe đảm bảo tốt và giữ một tinh thần thép để có thể làm việc dưới thời tiết khắc nghiệt.
  • Chủ động và biết cách quản lý thời gian vì thời gian xuất nhập cảnh rơi vào nhiều khung giờ khác nhau.
  • Chủ động, khéo léo, có khả năng giao tiếp với khách hàng.
  • Giữ vững tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận vì về cơ bản, hàng hóa xuất nhập cảnh luôn liên quan đến chất lượng và an ninh.
Op trong xuất nhập khẩu là gì

Yêu cầu cần có

V. Học ngành gì để làm việc trong bộ phận OPS

Mặc dù đây là một công việc luôn cần nhân sự và có như cầu tuyển dụng nhưng luôn ở tình trạng thiếu người có chuyên môn cao. Thế nhưng hiện nay ở Việt Nam, có rất ít trường đại học chuyên sâu về ngành Xuất nhập khẩu này.

Xem thêm:

  • SSO là gì? Ưu điểm và nhược điểm của SSO (Single Sign-on)
  • QA, QC là gì? Điểm khác nhau giữa QA và QC
  • Thị thực là gì? Các loại thị thực, thời hạn và điều kiện cấp tại Việt Nam

Trên đây là bài viết về khái niệm cũng như các bộ phận và đặc điểm công việc của OPS. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Đừng quên chia sẻ bài viết lí thú này với mọi người nữa nhé!