Passive vocabulary and active vocabulary là gì

Từ vựng là một trong những tiền đề cơ bản và quan trọng nhất để bạn có thể sử dụng thành thạo một ngôn ngữ nào đó. Nếu không có từ vựng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc truyền đạt ý nghĩ của mình. Tuy nhiên, không phải ai mới học cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng tất cả các từ vựng. Đặc biệt là bạn cần phải hiểu được ngữ nghĩa của từ vựng mà bạn muốn sử dụng để áp dụng nó chuẩn và chính xác nhất.

Hôm nay, chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn bài học về Active Vocabulary and Passive Vocabulary, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại từ vựng trong tiếng Anh.

1. Active Vocabulary and Passive Vocabulary nghĩa là gì?

Khi xét đến khả năng sử dụng từ vựng, ta có thể chia vốn từ vựng thành hai nhóm, đó là từ vựng chủ động (Active Vocabulary) và từ vựng thụ động (Passive Vocabulary).

Từ vựng thụ động là những từ người học hiểu nhưng chưa thể sử dụng. Nói cách khác, nếu không có những tác nhân gợi nhớ từ vựng thụ động đến từ môi trường bên ngoài (ví dụ như nghe hoặc nhìn thấy từ vựng) thì người học sẽ không thể tái hiện lại được những từ này trong ký ức.

Ngược lại, từ vựng chủ động là những từ người học hiểu và có thể sử dụng trong nói và viết mà không cần đến bất kỳ một tác nhân gợi nhớ nào. Vốn từ vựng chủ động và thụ động của một người có thể thay đổi liên tục trong quá trình sử dụng một ngôn ngữ mới, nguyên nhân là vì chúng ta có thể liên tục học thêm từ mới và quên các từ từng học, tăng hoặc giảm tần suất sử dụng một số từ.

Việc chuyển đối từ vựng thụ động thành từ vựng chủ động trở nên vô cùng quan trọng trong một số trường hợp. Đặc biệt là khi đi từ trình độ khá lên giỏi trong một ngôn ngữ, người học cần có khả năng sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác.

2. Các cách giúp chuyển hóa Passive Vocabulary thành Active Vocabulary

Tăng cường đầu vào ngôn ngữ

Dựa theo kết quả của một số nghiên cứu trên thế giới, ta có thể thấy rằng từ vựng thụ động và từ vựng chủ động có kiểm soát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Do đó, để kích hoạt vốn từ vựng chủ động có kiểm soát, người học cần tăng cường đầu vào ngôn ngữ nhằm nâng cao vốn từ vựng thụ động.

Để làm được điều đó, chúng ta có thể nâng cao tần suất đọc và nghe ở nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình thu nạp thêm từ vựng, người học nên dồn trọng tâm vào từ mới, tìm hiểu ý nghĩa, cách sử dụng của từ. Đặc biệt, ta cần phải giữ một tâm thái thoải mái, nhẹ nhàng khi học từ vựng tiếng Anh và xác định rõ có thể sẽ quên những từ này trong lần học đầu tiên.

Việc ghi chép và tập trung vào từ vựng có thể giúp người học ghi nhớ sâu hơn và khi gặp lại những từ vựng nói trên ở các lần sau, khả năng nhớ từ sẽ cao hơn.

Tưởng tượng ngữ cảnh và chủ động đặt câu liên quan đến từ vựng

Một khó khăn trong việc nhớ và sử dụng từ vựng là thiếu ngữ cảnh áp dụng từ vựng đó thường xuyên để khắc sâu ý nghĩa của từ đó trong não bộ của chúng ta. Chính vì vậy, thay vì chờ đến lúc tìm được đúng ngữ cảnh áp dụng từ, người học có thể tưởng tượng ra những ngữ cảnh liên quan rồi tập viết và tập nói để sử dụng từ vựng một cách thường xuyên hơn.

Trong quá trình này, chúng ta nên hình dung ra một số tình huống vui nhộn để tạo dấu ấn đối với từ vựng. Ví dụ, tính từ “lethargic” có nghĩa là “without any energy or enthusiasm for doing things” (không có năng lượng, nhiệt huyết để làm việc gì đó, uể oải, bơ phờ). Người học có thể tưởng tượng ra một ngày nắng nóng ở Hà Nội với nhiệt độ 45 độ C và đang mắc kẹt giữa dòng xe gần 1km:

“Getting stuck in a traffic jam under this weather makes me lethargic.”’ (Bị kẹt xe dưới thời tiết như thế này khiến tôi mệt đến không thiết làm gì nữa).

Như vậy trong những lần sau, khi bị tắc đường trong thời tiết khó chịu, người học có thể nghĩ ngay đến từ “lethargic” và ghi nhớ từ này tốt hơn.

Bên cạnh đó, như đã nói ở trên, không phải từ vựng nào người học gặp trong quá trình thu nhận ngôn ngữ cũng sẽ phù hợp với ngữ cảnh. Việc quá chú trọng vào áp dụng từ vựng mới đôi khi lại phản tác dụng vì có thể gây ra sự khó hiểu đối với người học.

Ví dụ, trong tiếng anh có rất nhiều từ đồng nghĩa chỉ cùng một đối tượng. “Man” có nghĩa là một người đàn ông, và từ “gentleman” với nghĩa “a man who is polite and well educated, who has excellent manners and always behaves well.” (Một người đàn ông lịch sự, có giáo dục, có cách hành xử đúng mực, lịch lãm).

Giả sử, người học cố gắng sử dụng từ gentleman trong câu “A gentleman was caught stealing money from a passenger” (Một quý ngài bị bắt gặp lấy trộm tiền từ một hành khách). Có thể nói đây là một tình huống hài hước và kỳ quặc đối với người nghe và người đọc. Do đó, để quá trình chuyển đổi từ vựng thụ động thành từ vựng chủ động có hiệu quả cao, người học cần phải nắm rõ ý nghĩa và ngữ cảnh sử dụng từ.

Để làm được điều này, người học nên tham khảo định nghĩa của từ điển cũng như những ví dụ liên quan đến từ trong từ điển để hình dung được ngữ cảnh sử dụng từ phù hợp.

Tăng cường sự lặp lại

Tăng cường đầu vào ngôn ngữ và tưởng tượng ngữ cảnh sử dụng từ thôi là chưa đủ để biến một từ vựng bị động thành từ vựng chủ động. Khi một từ vựng được học nhưng không được sử dụng thường xuyên, ký ức về từ này sẽ không được củng cố trong não bộ. Kết quả là người học không thể nhớ về từ này nếu không có những tác nhân kích thích như nghe hoặc nhìn thấy từ và đương nhiên không thể sử dụng từ, hoặc tệ hơn là hoàn toàn quên mất từ đó.

Để hạn chế vấn đề này, người học có thể tăng cường sự lặp lại bằng cách sử dụng giấy nhớ dán từ vựng tại những vị trí bắt mắt trên bàn làm việc, trong nhà; thường xuyên viết từ, ghi chép các ví dụ, cách diễn đạt hay liên quan đến từ và quan trọng nhất là tìm ngữ cảnh phù hợp để sử dụng từ vựng ngay khi có thể.

Bên cạnh đó, người học cũng có thể áp dụng kỹ thuật Lặp lại ngắt quãng – một phương pháp dựa vào quy luật ghi nhớ thông tin của não bộ để tăng cường khả năng nhớ từ vựng.

Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho các bạn! Chúc các bạn thành công!

Khi học Tiếng Anh, hiểu và biết dùng từ là điều kiện cần để đạt đến trình độ cao và đạt khả năng diễn đạt suy nghĩ một cách dễ dàng lên giấy. Ước tính có khoảng trên dưới 500 nghìn từ trong Tiếng Anh. Và để đạt được trình độ cần thiết thì người dùng cần thuần thục ít nhất 50 đến 100 nghìn từ (tức chỉ đạt 10 đến 20% vốn từ có trong tiếng anh).
 

Có nhiều cách học từ mới, nhưng cách học tốt nhất nói và viết sử dụng từ mới đó. Việc sử dụng từ hay cụm từ vào câu nói và câu viết cần dựa theo quy luật của người bản ngữ, các nhà văn, thơ, nhà báo….Người học từ mới cũng nên chú ý đến cụm từ sử dụng hay đi kèm như trong collocation và idiom để sử dụng từ phù hợp với ngữ cảnh và mang tính tự nhiên.
 

Có hai loại từ vựng: từ vựng tiếp nhận thụ động (receptive vocabulary) và chủ động (active vocabulary hay productive). Từ vựng thụ động tức là vốn từ người học hiểu khi nhìn thấy (đọc) hay nghe thấy nhưng chưa tự nghĩ ra và đưa vào sử dụng khi cần trong lúc nói hay viết. Vốn từ chủ động là những từ mà người học hiểu được khi đọc và nghe, và đưa vào sử dụng để nói và viết khi cần ngay tức khắc (đạt đến sự tự động: automatic).
 

Như một quy luật, chúng ta luôn có vốn từ vựng thụ động nhiều hơn từ vựng chủ động. Barner & Noble cho rằng mỗi người thường chỉ sử dụng 2000 từ trong khi đó trung bình chúng ta biết đến 10000 từ. Mục đích học từ vựng cuối cùng là để nâng cao cả hai loại từ vựng, đồng thời đưa tỉ số giữa vốn từ chủ động/vốn từ thụ động đạt đến 1.
 

Các bước học từ mới như sau:
 

  1. Phát âm đúng từ mới và viết đúng chính tả từ (pronunciation and spelling). Tốt nhất nên học phát âm từ riêng biệt và tập phát âm cả câu có sử dụng từ mới cần học.
  2. Hiểu nghĩa của từ (bao gồm nghĩa cơ bản và nghĩa ám chỉ (connotation) tùy vào ngữ cảnh). Nghĩa của từ có thể hiểu theo từ khác đã biết trước, hay dựa vào hình ảnh, vật hay hiện tượng thật, hay ngữ cảnh văn chương.
  3. Hiểu cách sử dụng từ trong các ngữ cảnh khác nhau đặt biệt trong cách viết câu hay câu nói (language use). Xem các ví dụ câu có sử dụng từ vựng đã đã được chấp nhận (trích trong từ điển, sách báo).
  4. Phân biệt loại từ (part of speech) và các từ trong cùng gia đình (family words). Cấu tạo từ (word formation): suffix, prefix, conversion và compound.
  5. Người học Viết câu có sử dụng từ/cụm từ mới.  
  6. Người học Nói câu có sử dụng từ/cụm từ mới.
  7. Lặp lại bước 5 và 6 nhiều lần sẽ hiểu cách sử dụng từ vựng.  


Học từ vựng cần sự kiên nhẫn và yêu thích. Không thể học từ vựng một cách vội vàng. Người học nên sử dụng từ điển giấy để học từ vựng vừa để rèn tính kiên nhẫn, cần chú ý đến nguồn gốc của từ. Sử dụng sách có các từ đồng nghĩa, trái nghĩa (synonyms, antonyms, thesaurus) sẽ giúp ta nâng cao vốn từ nhanh. Lập một sổ tay (handy notebook) ghi chép lại các từ mà mình thấy hay, cần học phát hiện được khi nói, đọc.
 

Đọc sách báo, tài liệu bằng tiếng anh sẽ giúp tăng vốn từ vựng nhanh chóng, cả thụ động và chủ động. Phương pháp này gọi là extensive reading.
 

Ví dụ (example): từ provocative

Provocative (adj) /prəˈvɒk.ə.tɪv/: (1) causing thought about interesting subject or (2) intentionally causing an angry reaction and (3) behavior or clothing that causes sexual desire

The programme will take a detailed and provocative look at the problem of homelessness.

In a deliberately provocative speech, she criticized the whole system of government.

She slowly leaned forward in a provocative way.

Family words: provocatively (adv)
 

Người học viết câu (Learner’s sentences):

His essay about education is quite provocative

Her cut-off jeans are so provocative that most men in the village dream of her.
 

Câu nói (learner talks):

What a provocative speech! You’re a born leader.

Trên đây là cách học từ vựng nói chung. Nếu muốn nâng cao từ vựng theo lĩnh vực hay trình độ thì cần phân loại theo mục đích đó. Ví dụ người học muốn nâng cao từ vựng từ trình độ cơ bản đến nâng cao như trong thang trình độ của Châu Âu từ A1 đến C2 thì người học cần đọc và học các từ vựng trong tài liệu đã được phân loại tương ứng. Cần chú ý rằng trong mọi tài liệu luôn luôn có sự xen kẻ từ vựng ở mọi mức độ, nhưng khi học ở mức cao thì tỉ lệ từ vựng khó/dễ sẽ tăng lên. Một cách khác là từ vựng sử dụng chia theo cấp học: mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học, cao học.
 

Với từ vựng theo chủ đề hay lĩnh vực cũng tương tự. Người học chọn lựa tài liệu để học theo lĩnh vực yêu cầu. Trong mỗi lĩnh vực cũng có thể phân chia theo cấp độ.


Eduway hi vọng các bạn sẽ thực hành để tiến bộ. Vì tất cả chúng ta đều phải thực hành để học (learning by doing).

Video liên quan

Chủ đề