Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ năm 2024

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh khá phổ biến hiện nay. Đây là bệnh thường gặp ở những những người làm việc ngồi lâu, có cường độ lao động cao và thường xuyên có nhiều tác động ở vùng đầu cổ.

1. Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng, về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ năm 2024

Thực tế trên cột sống bao gồm 7 đốt sống cổ (từ C1-C7). Thoái hóa đốt sống cổ là cách gọi của tình trạng thoái hóa cột sống ở các đốt sống cổ. Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở 3 đốt C5-C6-C7, vì đây là nơi chịu áp lực lớn nhất từ trong lượng của phần đầu.

Thoái hóa là tình trạng bị lắng đọng canxi quá nhiều gây chèn ép đến hệ thống dây chằng đốt sống. Từ đó, làm cho các lỗ của rễ thần kinh bị thu hẹp và dần hình thành thoái hóa. Đây được xem như một bệnh lý mãn tính, khó có thể chữa dứt điểm. Bệnh xuất hiện đa phần do sự lão hóa của thời gian vậy nên thường gặp ở đối tượng người lớn tuổi.

2. Nguyên nhân, giải pháp

Thoái hóa đốt sống cổ được đanh giá là một bệnh lý nguy hiểm và cần được chú ý. Khi mới xuất hiện có thể chỉ là những cơn đau bình thường và không kéo dài. Nhưng nếu để tiếp diễn và không điều trị sẽ khiến cho sụn khớp bị biến dạng, đĩa đệm và các mô cũng bị ảnh hưởng. Nặng hơn nữa có thể làm mất khả năng vận động của người bệnh. Một số biến chứng rõ rệt có thể nhắc tới như:

– Thoát vị đĩa đệm vùng cổ. Đĩa đệm có vai trò nâng đỡ và giảm ma sát khi vận động. Thoái hóa không được điều trị sẽ gây tổn thương đến đĩa đệm và làm rách bao xơ làm nhân nhầy tràn ra ngoài. Lượng nhân nhầy này sẽ chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và dây chằng khiến đau nhức kéo dài.

– Hội chứng cổ ngực: thoái hóa các đốt sống cổ sẽ làm đầu, cổ và ngực bị tác động nhiều nhất. Khi trở nặng người bệnh sẽ thường xuyên đau nhức vùng xương ức và lan ra cả vùng tim gây nhiều nguy hiểm.

– Hẹp ống sống cổ.

– Rối loạn tiền đình: gây đau đầu, khó chịu và buồn nôn.

Để có thể ngăn ngừa các biến chứng trên, người bệnh cần chú trọng hơn về tình hình sức khỏe.

3. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ sao cho hiệu quả?

Các bệnh lý về xương khớp thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng khôn lường. Vì vậy, mỗi chúng ta đều cần chủ động đi thăm khám để nhận tư vấn điều trị sớm. Những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống cổ phổ biến hiện nay được áp dụng là:

3.1. Trị thoái hóa cột sống cổ bằng các mẹo dân gian

Trường hợp thoái hóa khi ở giai đoạn mới khởi phát người bệnh có thể tham khảo các mẹo dân gian để trị bệnh. Một số mẹo đơn giản có thể kể tới như:

– Dùng cây xương rồng: sử dụng một đoạn ngắn của cây xương rồng, bỏ gai rửa sạch và để ráo nước. Đập dập xương rồng cùng muối hạt rồi cho hỗn hợp vào khăn rồi chườm lên vùng bị thoái hóa.

– Sử dụng lá lốt. Cần chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch để cho ráo nước rồi xay nhuyễn (chỉ lấy phần nước cốt). Hòa nước lá lốt với sữa tươi và hâm nóng, sử dụng 2 lần/ngày. Nên sử dụng đều đặn từ 1 tuần trở đi để thấy được hiệu quả.

Phác đồ điều trị thoái hóa cột sống cổ năm 2024

– Bài thuốc từ cây ngải cứu. Một nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo rồi cho vào chảo đảo đều cùng muối hạt cho đến khi nóng. Cho hỗn hợp vừa đảo vào khăn sạch rồi chườm lên vị trí bị thoái hóa từ 15 phút. Lưu ý: Các bài thuốc dân gian đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên thông thường, chúng chỉ có tác dụng nhất định và phải thực hiện lâu dài, cũng không nên quá lạm dụng. Nên sử dụng các mẹo này như một biện pháp hỗ trợ bên cạnh các phương pháp khác.

3.2. Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc tây được xem là biện pháp thu lại hiệu quả nhanh chóng và nhiều người lựa chọn. Thực tế thì không có loại thuốc nào có thể trị dứt điểm bệnh lý này. Các loại thuốc đa phần được sử dụng để hạn chế triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển.

– Thuốc giảm đau

– Thuốc kháng viêm: sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

– Thuốc giãn cơ: được chỉ định khi bệnh nhân bị co cơ, tê bì khó chịu.

– Thuốc chống động kinh: sử dụng khi bệnh nhân bị xuất hiện các biến chứng liên quan tới dây thần kinh.

Lưu ý tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ này có thể ảnh hưởng đến tim, gan, thận và dạ dày bệnh nhân. Ngoài ra, khi thuốc hết tác dụng tình trạng bệnh hoàn toàn có thể xuất hiện lại. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

Trong một số trường hợp áp dụng cả hai phương pháp trên nhưng không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Để tránh tình trạng bệnh nặng và khó kiểm soát thì chính bản thân người bệnh phải chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Khi được phát hiện sớm bệnh sẽ có cơ hội tốt hơn trong việc điều trị và hạn chế phát triển.

Thoái hóa đốt sống cổ không nên ăn gì?

Một số nhóm thực phẩm người bị thoái hóa cột sống cổ nên kiêng ăn bao gồm:.

2.1 Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ đóng hộp. Nhóm thực phẩm chiên xào, cay nóng luôn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. ... .

2.2 Thực phẩm giàu chất đạm. ... .

2.3 Muối và đường. ... .

2.4 Bột mì trắng. ... .

2.5 Rượu bia, thuốc lá.

Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ngủ như thế nào?

Theo Tiến sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho người thoái hóa đốt sống cổ, vì tư thế này giúp duy trì các đường cong tự nhiên của cột sống, hạn chế chèn ép dây thần kinh.

Hội chứng cột sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ trong tiếng Anh là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác.