Bảo hiểm nhạn thọ người thụ hưởng là gì năm 2024

Như vậy, người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm nhạn thọ người thụ hưởng là gì năm 2024

Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không? (Hình từ Internet)

Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không?

Căn cứ quy định khoản 26 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
26. Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, người thụ hưởng không bắt buộc phải là người thân của bên mua bảo hiểm. Người thụ hưởng có thể là cá nhân, tổ chức bất kì nào đó được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết cho người được bảo hiểm thì người thụ hưởng có được nhận tiền bảo hiểm không?

Căn cứ quy định Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
đ) Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
2. Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Như vậy, trường hợp người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết cho người được bảo hiểm thì người thụ hưởng có sẽ không được nhận tiền bảo hiểm, trừ trường hợp:

Có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

là một thuật ngữ rất quen thuộc, thường được nhắc đến khi tham gia bất kỳ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nào. Vậy người thụ hưởng là gì? Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nên chọn người thụ hưởng là ai?

Xem nhanh

Người thụ hưởng là cá nhân hoặc tổ chức có quyền nhận số tiền bồi thường và các quyền lợi khác từ công ty bảo hiểm theo thỏa thuận, nếu người được bảo hiểm không may gặp phải rủi ro tử vong theo quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có thể là bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc bất kỳ ai được người mua bảo hiểm chỉ định nhận quyền lợi, ghi rõ trong hợp đồng.

Ví dụ: Chồng mua bảo hiểm nhân thọ cho vợ và chỉ định người thụ hưởng là con trai, thì lúc này chồng chính là bên mua bảo hiểm, chịu trách nhiệm đóng phí; vợ là người được bảo hiểm. Nếu chẳng may người vợ gặp phải rủi ro thì quyền lợi bảo hiểm sẽ được chi trả cho người con.

Bảo hiểm nhạn thọ người thụ hưởng là gì năm 2024

Người được bảo hiểm có thể là người thụ hưởng không phụ thuộc vào các thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi ký kết

\>>> Xem thêm các thuật ngữ bảo hiểm nhân thọ TẠI ĐÂY

2. Tầm quan trọng của người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Ý nghĩa lớn nhất của bảo hiểm nhân thọ là điểm tựa tài chính kịp thời trước các rủi ro như tai nạn, bệnh tật, tử vong… Trong trường hợp xấu nhất, người được bảo hiểm gặp phải biến cố, bảo hiểm nhân thọ sẽ là giải pháp thay thế nguồn thu nhập bị tổn thất, giúp người ở lại nhanh chóng vượt qua những mất mát, khó khăn để sớm ổn định cuộc sống sau này.

Nếu trong hợp đồng bảo hiểm, không chỉ định rõ người thụ hưởng là ai, quy trình bồi thường sẽ bị trì hoãn, đồng nghĩa các quyền lợi bảo hiểm sẽ không được chi trả kịp thời. Ngược lại, nếu người thụ hưởng bảo hiểm được xác định rõ ràng, họ có thể nhanh chóng yêu cầu bồi thường bảo hiểm và nhận được các quyền lợi như đã thỏa thuận để sớm khắc phục những tổn thất do rủi ro gây ra.

Bảo hiểm nhạn thọ người thụ hưởng là gì năm 2024

Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm: Hiểu sao cho đúng?

Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm giúp người tham gia bảo hiểm hiểu hơn về quyền lợi của mình. Do đó, trước khi tham gia bảo hiểm, bạn không nên bỏ qua tài liệu này. 1. Bảng minh họa quyền lợi bảo hiểm là gì? Bạn băn khoăn không…

Tầm quan trọng của người thụ hưởng càng thể hiện rõ hơn nếu người được bảo hiểm là trụ cột chính trong gia đình. Khi đó, số tiền được chi trả cho người thụ hưởng sẽ giúp họ vững bước, có động lực vượt qua khó khăn cũng như đảm bảo con đường học tập của con trẻ không bị gián đoạn, chu toàn cuộc sống cho gia đình, người thân.

3. Sự khác biệt giữa người thụ hưởng chính và dự phòng?

Trên thực tế, một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể có nhiều người thụ hưởng, nhưng chia thành hai đối tượng cơ bản: Người thụ hưởng chính và người thụ hưởng dự phòng.

  • Người thụ hưởng chính: Là cá nhân, tổ chức… đầu tiên sẽ nhận được số tiền bồi thường khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro tử vong.
  • Người thụ hưởng dự phòng: Còn gọi là người thụ hưởng bảo hiểm thứ cấp, là những cá nhân hoặc tổ chức… sẽ nhận được số tiền bồi thường nếu người thụ hưởng chính đã qua đời, mất tích hoặc từ chối thừa kế tại thời điểm khoản tiền bồi thường được chi trả.

Bảo hiểm nhạn thọ người thụ hưởng là gì năm 2024

Sau những sự kiện lớn như kết hôn, ly dị, sinh con hoặc qua đời, danh sách người thụ hưởng dự phòng cần phải được xem xét và cập nhật.

4. Các tiêu chí chọn người thụ hưởng bảo hiểm là gì?

Để đảm bảo trao tài sản đúng người trong trường hợp không may rủi ro xảy ra, chủ hợp đồng nên quan tâm các điều sau khi lựa chọn người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ:

  • Người được bảo hiểm và người thụ hưởng nên có quan hệ huyết thống với nhau. Theo đó, người thụ hưởng nên là người thân trong gia đình (vợ/chồng/con cái/cha/mẹ,…), để tránh các tranh chấp pháp lý có thể xảy ra giữa gia đình chủ hợp đồng và người thụ hưởng sau này.
  • Ưu tiên chọn người thụ hưởng từ 18 tuổi trở lên. Theo quy định trên hợp đồng bảo hiểm, người thụ hưởng dưới 18 tuổi không thể nhận quyền lợi cho đến khi đủ tuổi. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn để con là người thụ hưởng trên hợp đồng, thì phải đáp ứng được số tuổi quy định. Hoặc có thể chỉ định người giám hộ hợp pháp là ai để quản lý số tiền thừa kế, đến khi trẻ đủ tuổi thành niên.
  • Lựa chọn người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ dựa trên hoàn cảnh, nhu cầu của họ trong tương lai. Từ đó có quyết định chính xác sản phẩm bảo hiểm của mình có thực sự phù hợp với họ không. Hiểu đơn giản là, khi cha hoặc mẹ tham gia một hợp đồng bảo hiểm và chỉ định con cái là người thụ hưởng chính thì nên chọn sản phẩm có quyền lợi đáo hạn định kỳ, để đảm bảo an tâm tài chính cho con vững bước tiếp tục cuộc sống và con đường học vấn, trong trường hợp không may cha hoặc mẹ qua đời.
  • Khi chọn người thụ hưởng chính, hãy cân nhắc ai sẽ là người có khả năng chịu trách nhiệm lo các chi phí (khoản nợ, khoản thế chấp nhà, phí tang lễ…) hay cho trường hợp cần chi trả cấp bách.

5. Một số câu hỏi khác thường gặp về người thụ hưởng

Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến trong quá trình chỉ định người thụ hưởng bảo hiểm:

Người được bảo hiểm có thể là người thụ hưởng không?

Như đã đề cập phía trên, người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.

Nếu người thụ hưởng chết trước người được bảo hiểm thì sao?

Theo quy định về người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ, nếu người thụ hưởng chính qua đời trước người được bảo hiểm thì sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền bồi thường nào. Số tiền này được chuyển giao cho người thụ hưởng dự phòng (nếu có).

Thay đổi người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhiều lần được không?

Câu trả lời là được. Nhưng, người thực hiện việc này phải là bên mua bảo hiểm và khi thay đổi cần thông báo bằng văn bản cho công ty bảo hiểm.

Quy định về người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ có cho phép nhiều người thụ hưởng cùng lúc trong 01 hợp đồng không?

Đây là vấn đề được nhiều người thắc mắc, nhất là các gia đình có từ 2 con trở lên. Theo đó, chủ hợp đồng có quyền chỉ định một hoặc nhiều thụ hưởng bảo hiểm trong 01 hợp đồng.

Tuy nhiên, cần phải xác định tỷ lệ phần trăm quyền lợi phải trả cho mỗi người. Tổng tỷ lệ phân chia không được vượt quá 100% tổng số tiền bảo hiểm.

Bảo hiểm nhạn thọ người thụ hưởng là gì năm 2024

Để tránh xảy ra tranh chấp trong trường hợp có nhiều người thụ hưởng cùng một hợp đồng, thì tỷ lệ thụ hưởng phải được phân chia rõ ràng.

Trong trường hợp người thụ hưởng bị tội hình sự, họ có được nhận quyền lợi không?

Người thụ hưởng phạm tội hình sự sẽ không được nhận số tiền đền bù. Thay vào đó, số tiền này sẽ được chia cho những người thụ hưởng còn lại trong hợp đồng bảo hiểm.

Làm thế nào để người thụ hưởng nhận được quyền lợi từ công ty bảo hiểm?

Tùy vào quy định của mỗi công ty bảo hiểm, để nhận được quyền lợi, người thụ hưởng cần chuẩn bị một số loại giấy tờ như sau:

  • Giấy chứng tử của người được bảo hiểm.
  • Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (hoặc một bản sao).
  • Đơn yêu cầu bồi thường (từ công ty bảo hiểm).
  • Giấy chứng tử của người thụ hưởng chính (nếu là người thụ hưởng dự phòng).

Trường hợp nào người thụ hưởng bảo hiểm không được chi trả?

Người thụ hưởng bảo hiểm không được công ty bảo hiểm chi trả trong các trường hợp sau:

  • Người được bảo hiểm (cố ý) tự tử hay tự gây thương tật cho bản thân.
  • Các trường hợp loại trừ như xảy ra chiến tranh, khủng bố, nổi loạn, bạo loạn, bạo động, phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ…

Điều gì xảy ra nếu bạn không chọn người thụ hưởng?

Nếu bạn không chọn người thụ hưởng bảo hiểm, thì số tiền bảo hiểm sẽ được chi trả cho người kết hôn hợp pháp của bạn (vợ/chồng) hoặc chuyển sang các loại tài sản khác như bất động sản, quỹ đầu tư.

Tuy nhiên để nhận được quyền lợi, gia đình cần phải thực hiện các chứng từ, di chúc, thủ tục theo yêu cầu của công ty. Thời gian để hoàn thành thủ tục có thể mất từ 1 – 2 năm. Nếu thủ tục gặp vấn đề về thiếu sót hoặc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên thì thời gian giải quyết có thể kéo dài hơn rất nhiều.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về người thụ hưởng bảo hiểm nhân thọ. Lưu ý, để tránh trường hợp bị từ chối yêu cầu bồi thường do sai lệch thông tin, chủ hợp đồng cần đảm bảo cung cấp các giấy tờ cần thiết, thông tin cá nhân của người thụ hưởng chính xác.