Phải chăng ngày nay vào đại học la con đường lập thân duy nhất của thanh niên

Trong xã hội ngày nay, bằng cấp có vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn muốn có được một công việc tốt, thu nhập ổn định. Nhiều bậc cha mẹ ra sức đốc thúc con cái mình học tập để có thể vào được một trường đại học tốt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến cho rằng “vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. Theo bạn thì bạn thấy có đúng không?

Xã hội ngày càng phát triển, cứ mỗi phút trôi qua có cả trăm công trình nghiên cứu ra đời và để làm chủ công nghệ, làm chủ cuộc sống của mình không còn cách nào khác là con người phải học. Mà đại học theo nhiều người thì đó là con đường duy nhất để tiến thân. Đại học ở đây đó là cấp đào tạo sau bậc trung học phổ thông, chuyên về nghiên cứu chuyên sâu, hoặc đào tạo nghề. Sinh viên sau khi đào tạo qua cấp bậc này sẽ được cấp chứng chỉ hoặc bằng cấp chứng nhận.

Thực tế, mong muốn vào đại học chính là ước mơ của rất nhiều bậc cha mẹ cũng như các bạn học sinh. Bởi lẽ quan niệm truyền thống của nước ta, bố mẹ quanh năm vất vả cũng chỉ mong muốn con có được cái chữ “ấm bụng”. Vì thế dù có bất cứ giá nào vẫn mong con cái được học hành nên người, thoát khỏi đói nghèo. Quan điểm này không sai thậm chí còn rất đúng với xã hội hiện tại. Khi mà từ nhà ra phố đâu đâu cũng thấy gia đình có các con học đại học. Nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng treo thưởng “khủng” chỉ cần con bước được vào cánh cửa đại học. Các công ty lớn cũng trả lương cho người có bằng cấp cao hơn hẳn với lao động phổ thông. Điều đó phần nào cho thấy đại học thực sự là có giá trị đối với cuộc sống. Thay vì phải mất vài chục năm loay hoay tìm cho mình một con đường thì họ chỉ cần có 4-5 năm để hiện thực hóa giấc mơ của chính mình. Đại học cũng là môi trường để con người trải nghiệm và thực hành tốt nhất trước khi bước vào đời. Nói cách khác nó chính là một nền tảng vững chắc để ta tiếp thu khoa học. Thế nhưng liệu đó có phải là con đường duy nhất hay không?

Quan niệm đại học là con đường để người ta tiến tới thành công nhanh nhất là có nhưng nó không phải là duy nhất. Tại sao lại thế? Trong một xã hội phát triển như hiện tại tuy tri thức có đóng góp vô cùng quan trọng song nó càng cần hơn những người có kinh nghiệm thực tiễn và có ý chí phấn đấu. Một phép so sánh đơn giản thế này. Có một công ty nọ trong quá trình tuyển dụng, các nhà phỏng vấn đã loại đi hồ sơ của những ứng cử viên có bằng cấp đại học mà lựa chọn một ứng cử viên chỉ có bằng phổ thông. Rất nhiều người thắc mắc vì sao lại thế thì ông giám đốc trả lời : “Chúng tôi cần những người có kinh nghiệm thực tế hơn là kiến thức sách vở”. Điều đó không có nghĩa là họ coi thường bằng cấp mà chỉ đơn giản họ cần những ngượ có thể bắt tay vào làm việc ngay thay vì phải mất tiền bạc công sức để đào tạo ứng viên.

Trong cuộc sống hàng ngày, cũng có rất nhiều tấm gương những người không có bằng cấp đại học chính quy nhưng vẫn vươn lên để gặt hái cho mình nhiều thành công vang dội. Thay vì bỏ công sức tiền bạc 4-5 năm học đại học họ lựa chọn cho mình con đường lập nghiệp bươn chải rất sớm. Và sau ngần ấy năm khi bạn bè ra trường kiếm việc họ đã có cho mình một vốn tích lũy kha khá về tài chính và kinh nghiệm. Hoặc những tấm gương tỷ phú trên thế giới cũng có rất nhiều người không có bằng đại học. Có thể kể đến như Mark – Zuckerberg nhà sáng lập mạng xã hội Facebook lớn nhất toàn cầu, anh đã từ bỏ đại học Havard để đi theo con đường riêng của mình. Để rồi giờ đây đạt được một vị trí mà ai cũng hằng ao ước. Hay tỉ phú nhà sáng lập tập đoàn Microsofl tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới – Bill Gates, người đàn ông này dừng quá trình học tại đại học Havard để theo đuổi đam mê của mình và giờ đây trong tay ông nắm giữ gần 100 tỷ đô la Mỹ. Điều đó cho thấy rằng đại học không phải là con đường duy nhất để con người vươn tới ước mơ. Có chăng nó chính là con đường ngắn nhất mà thôi.

Một người học đại học có thể có bằng xuất sắc nhưng không có ý chí cũng khó mà thành tài được. Ngược lại một con người có kinh nghiệm, hiểu biết nhưng không có bằng cấp cũng không thể tiến xa được. Trong xã hội ngày nay rất cần những người vừa được đào tạo bài bản qua trường lớp vừa có trải nghiệm cuộc sống. Bởi hai yếu tố đó cộng hưởng lại sẽ ra chiếc chìa khóa của thành công.

Con người sinh ra không ai không có cho mình một ước mơ dù là nhỏ bé hay to lớn. Bạn có thể vào đại học cũng tốt nhưng không có điều kiện để theo đuổi nó cũng không sao. Song điều quan trọng là chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, học hỏi và trau dồi kiến thức để hoàn thiện mình. Bởi nó mới là nền tảng đưa bạn đến với thành công nhanh nhất.

Vào đại có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của thanh niên? Nêu suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.

Đại học là bậc học sau phổ thông giúp người học đi chuyên sâu vào một vấn đề khoa học nào đó. Có được tấm bằng đại học, người học có cơ hội tìm được việc làm tốt, có thu nhập ổn định,… Chính vì vậy, nảy sinh một quan niệm : Vào đại học là cách lập thân duy nhất của thanh niên. Có phải vậy chăng?

Thực tế cho thấy, đa số những người có bằng đại học đều thực sự tìm được công việc phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân, có được thu nhập ổn định. Tuy nhiên, cũng có một thực tế khác cho thấy rằng : không vào đại học tuổi trẻ vẫn có tương lai.         

Thứ nhất, bởi không học đại học, chúng ta vẫn có thể tự học hoặc học nghề. Vì nhiều lí do khác nhau mà có những thanh niên không đủ điều kiện đi học đại học. Nhưng họ tự học để bù đắp vào những thiệt thòi vốn có. Nhà văn M.Gorki trước khi nổi tiếng ông không hề được học trong bất kì trường đại học nào. Và cũng không ai thắc mắc rằng Bác Hồ đã qua những trường đại học nào mà thành thạo nhiều thứ tiếng trên thế giới, có được vốn văn hóa uyên thâm đến vậy? … Không học văn hóa, chúng ta vẫn có thể học nghề. Trong những năm trở lại đây, tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang xảy ra ở nước ta. Chúng ta cần lắm những người thơ giỏi, có tay nghề cao và vì thế, những người thực sự tâm huyết với nghề nghiệp không bao giờ lo lắng.

  •  Hai đứa trẻ - Thạch Lam
  •  Ngữ cảnh

Không chỉ vậy, vào đại học cũng chưa phải là tấm vé chắc chắn đưa mọi thanh niên lên chuyến tàu tương lai tốt nhất. Có điều này bởi nếu vào đại học nhưng bạn không cố gắng, nỗ lực thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải. Thực tế cho thấy có những thanh niên sau khi đỗ đại học trở nên biếng nhác, đua đòi, sa vào các tệ nạn xã hội,.. Hậu quả của nó là những sinh viên bị đuổi học, bị đình chỉ học, lưu ban, thi lại,..

Như vậy, đại học chỉ là một con đường – dù đó là con đường tốt nhất – trong nhiều con đường để thanh niên tiến vào tương lai. Điều quan trọng là dù lựa chọn con đường nào thì chúng ta cũng nỗ lực và cố gắng.

Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay

Bài Làm

Một số đề văn nghị luận khác:

1. Mở bài

  • Tình hình hiện nay: Ngày nay, mỗi năm cứ vào kỳ thi tuyển sinh đại học, cả nước lại rộn ràng náo nức không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình.
  • Dẫn vấn đề: Phải chăng con đường vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ hiện nay?

2. Thân bài

a) Giải thích

– Giải thích từ ngữ:

  • Giáo dục đại học là giai đoạn giáo dục thường diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học, và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp.
  • Duy nhất: muốn nói đến sự lựa chọn đầu tiên và cuối cùng.

– Nội dung câu nói: Học đại học có phải là con đường lập nghiệp duy nhất của giới trẻ hiện nay?

b) Bàn luận

(1) Vào đại học, con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước:

– Vì sao lại như vậy?

  • Khẳng định nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế tri thức phát triển trên nền tảng tri thức của hiện đại vế tất cả mọi phương diện.
  • Tri thức tạo nên những năng xuất khổng lồ cho sản xuất, tri thức tạo ra những phương thức quản lí mới. Phải có tri thức chuyên nghành mới có thể tham gia vào hoạt động sản xuất và các dịch vụ xã hội.
  • Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, các bậc cha mẹ thường mong để chữ lại cho con như một tài sản quan trọng.
  • Tuối trẻ là thời kì tốt nhất cho cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học hiện đại.
  • Sau khi học xong bậc trung học, tiếp tục vào đại học việc học là một sự phát triển liên tục.

– Làm thế nào để vào được đại học? Vào đại học là con đường tiến thân đẹp đẽ và rất đáng mơ ước, vì thế mỗi học sinh cần:

  • Phải coi trọng con đường tiến thân vào đại học là con đường đẹp đẽ, phải coi đó như là một giấc mơ đẹp. Phải tập trung công sức cho việc học để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học.
  • Có những gia đình nghèo, mẹ buôn thúng bán bưng nhưng quyết tâm hết sức cho con vào đại học.

– Tuy nhiên, không phải bất kì ai sau khi học xong trung học, cũng phải vào đại học. Có nhiều lí do:

  • Hoàn cảnh gia đình khó khăn: nhà nghèo, cha mẹ già yếu, bệnh tật.
  • Một số nguyên nhân chủ quan: sức khỏe không tốt, không đủ trình độ…

(2) Có phải con đường vào đại học là con đường tiến thân duy nhất hay không?

– Trước hết không nên coi con đường vào đại học là phải đạt được bằng bất cứ giá nào:

  • Tìm mọi cách quay cóp trong thi cử, chấp nhận mọi đánh đổi để vào đại học.
  • Chấp nhận một ngành học không phù hợp với sở trường, sẵn sàng bỏ dở giữa chừng.

(3) Con đường tiến thân khác?

  • Nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn: có thể tạm gác lại việc học để kiếm một việc làm, vừa làm việc vừa học để sẵn sàng khi có điều kiện thì thi vào một trường đại học nào đó mà mình thích.
  • Nếu chưa đủ năng lực có thể chọn học một ngành chuyên môn ở cấp độ thấp hơn, sau khi học xong, sẽ thi tiếp hoặc học liên thông lên bậc đại học. Thời gian học sẽ kéo dài nhưng vững chắc.
  • Chọn một nghề chuyên môn, học tốt nghề ấy trở nên một người thợ lành nghề trong nghiệp của mình. Đây là một xu hướng rất tốt, giải quyết một tình trạng mâu thuẫn rất vô lí trong nước ta hiện nay: thầy nhiều nhưng thợ ít, số công nhân lành nghề hầu như không nhiều bằng số kĩ sư tốt nghiệp từ các trường đại học.
  • Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải coi việc học là công việc suốt đời, phải không ngừng bổ sung kiến thức để nâng cao kiến thức. Trên thế giới cũng như trong nước có những tấm gương thành đạt từ con đường tự học.

c) Bài học nhận thức và hành động

  • Nhận thức: Vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất.
  • Hành động: Là học sinh, cần xác định được sở trường sở đoản, niềm yêu thích, năng lực bản thân để nỗ lực theo đuổi khát vọng và ước mơ. Có như vậy, con đường đến với thành công sẽ được rút ngắn.

3. Kết bài

  • Hãy coi chuyện vào đại học là một niềm mong ước đẹp đẽ, tập trung mọi công sức và cố gắng để thực hiện niềm mong ước đó.
  • Tuy nhiên, đó không phải là tất cả mục đích của cuộc đời. Đó chỉ là một con đường trong rất nhiều con đường đi đến sự thành công ở đời.