Phạm tội nhiều lần là như thế nào năm 2024

Trước đây, trong BLHS năm 1999, có đưa ra tình tiết phạm tội nhiều lần được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 (các tình tiết tăng nặng TNHS). Hiện nay, tại BLHS 2015 sử dụng cụm từ “Phạm tội hai lần trở lên" tại điểm g khoản 1 Điều 51. Tuy nhiên, cả BLHS 1999 và 2015 vẫn không nêu ra khái niệm cụ thể đối với phạm tội nhiều lần là như thế nào. Nhưng thông qua một số văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan tư pháp trung ương hướng dẫn trong các tội cụ thể như sau:

Ví dụ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 thì quy định là phạm tội hai lần được hiểu là phạm cùng một tội, từ 02 lần trở lên, nhưng những lần trước chưa bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội danh đó.

Bạn xem thêm TẠI ĐÂY;

Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Căn cứ khoản 1 Điều 53 Bộ luật hình sự 2015.

Đặc điểm

Xét về bản chất của tình tiết "Phạm tội nhiều lần" nay là “Phạm tội 02 lần trở lên” có các đặc điểm sau:

- Thứ nhất: phạm tội 02 lần trở lên là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau

Ví dụ: bạn trộm cắp tài sản ở cửa hàng A lần 1 không bị phát hiện, sau đó bạn tiếp tục trộm tại cửa hành B và bị phát hiện (lưu ý: không hạn chế có thể hơn hai lần bạn mới bị phát hiện). Lúc này bạn sẽ căn cứ điểm g khoản 1 Điều 52 thì bạn sẽ có tình tiết tăng nặng phạm tội hai lần trở lên để định khung hình phạt….

- Thứ hai: Xét riêng từng hành vi phạm tội riêng lẽ thì mỗi hành vi ấy đã đủ các yếu tố cấu thành một tội phạm độc lập.

- Thứ ba: các hành vi phạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, như: Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án... và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án.

- Thứ tư: Là tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng Bộ luật hình sự (cùng là tội trộm cắp, hiếp dâm...), có thể cùng một khoản, cũng có thể phạm tội ở các khoản khác nhau của cùng một điều luật.

- Thứ năm: Nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

(Tham khảo: Phạm Thị Hồng Đào - moj.gov.vn)

– Một là, người đó đã bị kết án. Người đã bị kết án là người có bản án kết tội của Toà án mà không phụ thuộc vào việc bản án đó có hiệu lực PL hay chưa.

Vì vậy, ngay từ khi tuyên án kết tội thứ nhất đối với một người mà người đó lại phạm tội mới theo quy định tại khoản 1 điều 53 thì được coi là tái phạm (quy định này không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội).

– Hai là, người bị kết án chưa được xoá án tích. Điều này có nghĩa là điều kiện bắt buộc là việc kết án đó phải phát sinh án tích và án tích chưa được xoá, mà người đó lại phạm tội mới thì mới xem là tái phạm.

– Ba là, phạm tội mới do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Để xác định tái phạm, luật hình sự quy định tội phạm mới được thực hiện phải thuộc một số trường hợp phạm tội nhất định như phạm tội mới do cố ý, hoặc tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do vô ý, thể hiện nhân thân của người phạm tội không chịu tiếp thu các biện pháp cải tạo giáo dục của pháp luật. Hiện nay BLHS 2015 không sử dụng thuật ngữ phạm tội nhiều lần nữa mà chuyển qua là phạm tội hai lần trở lên. Bản chất hai thuật ngữ này như nhau, sở dĩ nhà làm luật sử dụng thuật ngữ phạm tội hai lần trở lên nhằm thống nhất với quy định “số hóa” với các quy định khác trong Bộ luật này. Phạm tội hai lần trở lên có thể hiểu là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp, mà mỗi hành vi đấy đã đủ các yếu tố để cấu thành một tội phạm độc lập.

Thông qua một số văn bản hướng dẫn từ phía các cơ quan tư pháp trung ương, giáo trình luật hình sự, tình tiết này được giải thích như sau:

Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BNV ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS thì: “... tình tiết "Phạm tội nhiều lần" quy định tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a... mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại, nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản.”.

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, do nhà xuất bản Công an nhân dân, 2001, tại trang 214 “Phạm tội nhiều lần là trường hợp thực hiện tội phạm mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử. Hành vi phạm tội trong trường hợp này là sự lặp lại tội đã phạm trước đó nên có mức độ nguy hiểm cao hơn trường hợp bình thường.”

Đối với hành vi của A có thể thấy khi chiếm đoạt được tài sản gồm hiện vật, tiền và giấy tờ, thẻ ATM có giá trị tức là A đã chiếm hữu được số tài sản đó. Hành vi mở sổ và biết được mật khẩu để rút tiền là liên tục đối với hành vi trộm cắp và lúc B chưa phát hiện mình bị mất tài sản và lúc này B không thể kiểm soát được tài khoản ngân hàng. Do đó, việc A rút tiền khi biết được mật khẩu sau khi trộm cắp tài sản khi chủ nhân chưa thể quản lý tài sản thì không phải chịu tình tiết tăng nặng phạm tội 2 lần trở lên.

Phạm tội 2 lần trở lên là như thế nào?

"Phạm tội 02 lần trở lên" được hiểu là đã có từ 02 lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong số các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội và tội phạm khác nhau như thế nào?

Hành vi phạm tội không phân biệt giữa người không có năng lực trách nhiệm hình sự và người có năng lực trách nhiệm hình sự. Nhưng việc phạm tội của người không có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, một người có dấu hiệu phạm tội nhưng chưa chắc sẽ trở thành tội phạm.

Bị can phạm nhiều tội là gì?

Phạm nhiều tội là (Chủ thể) có nhiều hành vi phạm tội độc lập hoặc chỉ có một hành vi phạm tội và hành vi đã thực hiện đó thỏa mãn nhiều cấu thành tội phạm khác nhau (phạm nhiều tội khác nhau). Phạm nhiều tôi là vấn để của luật hình sự có liên quan trực tiếp đến vấn đề quyết định hình phạt.

Phạm tội liên tục là như thế nào?

Phạm tội liên tục là tội phạm được hình thành từ một loạt hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau và có tính liên tục, mà các hành vi đó cùng một mục đích chung, thống nhất, cùng xâm hại đến một khách thể và tổng hợp của những hành vi đó cấu thành một tội phạm độc lập.

Chủ đề