Phạm vi hành nghề của luật sư là gì

Ngày hỏi:15/06/2018

Phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập. Tôi hiện đang sinh sống và công tác tại Đồng Tháp. Để phục vụ cho công việc, tôi có thắc mắc mong Ban biên tập có thể giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Trong năm 2002, phạm vi hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Tôi mong sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

Duy Anh (duy_anh***@gmail.com)

Trong năm 2002, phạm vi hành nghề luật sư được quy định tại Điều 14 Pháp lệnh luật sư năm 2001 như sau:

1. Luật sư hành nghề trong phạm vi sau đây:

a) Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự;

b) Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính;

c) Tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp;

d) Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức;

đ) Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng) để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật;

e) Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

2. Luật sư được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Việc luật sư hành nghề ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là nội dung quy định về phạm vi hành nghề luật sư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh luật sư năm 2001.

Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Phạm vi hành nghề của luật sư là gì

Khái quát về Nghề Luật sư. Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, trong đó con người vận dụng các tri thức, kỹ năng qua đào tạo để làm ra những sản phẩm,

Kiến thức của bạn:

     Khái quát về Nghề Luật sư.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Nghề luật được hiểu như thế nào?

     Nghề luật là nghề liên quan đến luật, có thể kể ra nhiều công việc khác cũng được gọi là nghề luật như: luật sư, chấp hành viên, điều tra viên, giám định viên, chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, giáo viên dạy luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật,… trong các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan công an, cơ quan hành chính Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu…Có thể thấy nghề luật thật phong phú, đa dạng và trong xã hội pháp quyền, tất cả các nghề luật đều cần được tôn vinh một cách xứng đáng bởi nghề luật là nghề cao cả để bảo vệ lẽ công bằng, lẽ phải.

2. Khái niệm về Nghề Luật sư

     Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động, trong đó con người vận dụng các tri thức, kỹ năng qua đào tạo để làm ra những sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tính chất hay tinh thần phục vụ nhu cầu của xã hội.

     Nghề luật là một nghề trong xã hội pháp quyền, gắn liền với Nhà nước và pháp luật, trong đó người hành nghề luật thực hiện các chuyên môn khác nhau gắn với pháp luật. Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó luật sư có quyền tự do trong phương thức hành nghề, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng một cách độc lập theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Phạm vi hành nghề của luật sư là gì

Khái quát về Nghề Luật sư

3. Đặc điểm của Nghề Luật sư

     a. Về lĩnh vực hành nghề

     Nghề Luật sư là nghề luật, với sự đề cao vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội. Nghề luật có các đặc trưng khác biệt so với các nghề nghiệp khác. Trước hết, nghề luật gắn liền với việc thực thi quyền lực Nhà nước, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ quan, tổ chức, gắn với hoạt động sáng tạo, áp dụng, thực thi, vận dụng pháp luật, là nghề lao động trí óc độc lập và chỉ tuân theo luật pháp, là nghề sử dụng kiến thức tổng hợp của nhiều khoa học khác nhau. Nghề luật là nghề đòi hỏi bản lĩnh kiên định, lòng dũng cảm, tính trung thực, đạo đức trong sáng và nghề đòi hỏi sử dụng nhiều kỹ năng nghề nghiệp thành thạo và chuẩn xác.

     Khi xã hội phát triển với sự phân công lao động xã hội ở mức độ ngày càng sâu sắc đã xuất hiện những nghề nghiệp độc lập liên quan đến luật pháp. Nhiều nghề luật cụ thể ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của luật pháp. Nghề luật bao gồm các nghề làm luật, xây dựng pháp luật – lập pháp, lập quy; nghề bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý với tư cách độc lập nhân danh Nhà nước – trong lĩnh vực tư pháp; nghề luật thực thi pháp luật với tư cách nhân danh cơ quan, cá nhân có thẩm quyền – trong lĩnh vực hành pháp; nghề làm công tác bổ trợ tư pháp;nghề làm công tác hành chính – tư pháp. Trong hệ thống các nghề nghiệp và chức danh nghề, Nghề Luật sư là một nghề luật, trong đó Luật sư hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp.

     b. Về chức năng xã hội và nhân văn

     Nghề Luật sư là nghề bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bảo vệ quyền con người, góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội. Nghề Luật sư có tính nhân văn sâu sắc, Luật sư hành nghề không phải chỉ vì mục tiêu kinh tế đơn thuần, Nghề Luật sư còn có sứ mệnh cao cả, thực hiện chức năng xã hội – nghề nghiệp gắn với số phận con người. Bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, Luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

     Nghề Luật sư có tính nhân văn sâu sắc bởi về phương diện lịch sử, Nghề Luật sư xuất hiện gắn liền với nhu cầu và xuất phát tự nhiên nhằm minh oan cho bạn bè, người thân bị giai cấp thống trị bắt giam vô cớ và trừng phạt một cách độc đoán. Mặt khác, Nghề Luật sư xuất phát từ quyền lợi của nhân dân bị áp bức nên nhân dân đồng tình ủng hộ và dần dần thu hút nhiều người tham gia bào chữa trước tòa. Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, vị trí, vai trò của Luật sư và Nghề Luật sư ngày càng được đề cao, Luật sư góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công lý và thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử của Tòa án theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.

     c. Về đối tượng khách thể nghề nghiệp

     Nghề Luật sư là nghề có tính chất dịch vụ, cung cấp dịch vụ pháp lý gắn liền với hệ thống tư pháp. So với các nghề nghiệp khác, Nghề Luật sư không trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ thông thường, mà cung cấp dịch vụ pháp lý cho các khách hàng. Dịch vụ pháp lý là dịch vụ đặc biệt trong xã hội gắn với quyền lực Nhà nước, thực thi pháp luật, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân, gắn liền với thực hiện quyền tư pháp.

     Khác với dịch vụ pháp lý của các chức danh khác, dịch vụ pháp lý của Luật sư là dịch vụ pháp lý tư, phân biệt với dịch vụ pháp lý công. Dịch vụ pháp lý công là dịch vụ pháp lý của Nhà nước. Dịch vụ pháp lý của Luật sư là dịch vụ chuyên nghiệp, bởi đây là công việc chuyên làm theo sự phân công lao động xã hội đối với Nghề Luật sư. Dịch vụ pháp lý của Luật sư có phạm vi rộng, bao hàm toàn bộ các lĩnh vực pháp luật từ tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng đến cung cấp các dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng trong mọi lĩnh vực pháp luật.

     d. Về quản lý đối với nghề nghiệp Luật sư

     Nghề Luật sư là nghề luật trong đó Luật sư có phương thức hành nghề tự do. Luật sư hành nghề dựa trên kiến thức pháp luật và kỹ năng, thể hiện vai trò cá nhân, uy tín và đạo đức nghề nghiệp. Chính vì vậy, quản lý đối với Nghề Luật sư có nguyên tắc đặc thù. Tính đặc thù ở chỗ Nghề Luật sư là nghề của những người có hiểu biết pháp luật, có tính độc lập cao và luôn muốn tự do trong phương thức hành nghề của mình, mặt khác Nhà nước và xã hội cũng đòi hỏi họ phải gương mẫu, tự giác chấp hành pháp luật.

     Theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam, Nghề Luật sư và Luật sư được quản lý chặt chẽ không chỉ bằng pháp luật mà còn bằng hệ thống quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với Luật sư và Nghề Luật sư, đồng thời pháp luật về Luật sư còn quy định Luật sư phải tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của Luật sư. Hai hệ thống này phối hợp chặt chẽ với nhau điều chỉnh đối với Nghề Luật sư tạo thành nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước và tự quản đối với Luật sư và Nghề Luật sư. Nguyên tắc quản lý trên đảm bảo cho Nghề Luật sư phát triển đúng hướng, đạt mục đích nghề nghiệp của người hành nghề, đồng thời đạt được mục đích và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội liên quan đến Luật sư và Nghề Luật sư.

     e. Về đặc thù nghề nghiệp Luật sư

     Nghề Luật sư là nghề gắn với số phận con người và sự thực thi pháp luật nên pháp luật quy định rất chặt chẽ về tiêu chuẩn và điều kiện để một người có thể trở thành Luật sư và hành nghề Luật sư. Người muốn hành nghề luật phải được công nhận là Luật sư. Nghề Luật sư là một nghề đặc biệt và mang những đặc thù sau đây:

  • Nghề Luật sư đòi hỏi những người hành nghề phải có trình độ chuyên môn và có tính chuyên nghiệp cao. Kiến thức chuyên môn sâu về pháp luật là cơ sở để Luật sư hành nghề.
  • Luật sư hành nghề độc lập và tự chịu trách nhiệm cá nhân trước khách hàng về hoạt động nghề nghiệp của mình. Tính độc lập là cơ sở quan trọng trong hoạt động nghề nghiệp của Luật sư.
  • Luật sư là một nghề không chỉ đòi hỏi về chuyên môn cao mà còn đòi hỏi người hành nghề phải có tư cách đạo đức tốt. Luật sư mang trên mình niềm tin mà xã hội và khách hàng ủy thác. Sự tin cậy đôi khi có thể bị lạm dụng và sự lạm dụng này sẽ hạ thấp danh dự nghề nghiệp, xói mòn niềm tin vào công lý và pháp luật. Quy tắc đạo đức nghề nghiệp góp phần khắc phục sự mất cân bằng và giải quyết những xung đột về quyền lợi có thể xảy ra.

     Tham khảo thêm tại “Học viện Tư pháp, Giáo trình Luật sư và Nghề Luật sư, NXB Tư pháp, 2017”.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về khái quát về nghề luật sư:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về khái quát về nghề luật sư hoặc các vấn đề khác liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

     Liên kết ngoài tham khảo: