Phản biện báo cáo thực tập là gì

Hầu hết các bạn sinh viên năm cuối đều phải hoàn thành kỳ thực tập của mình và báo cáo thực tập chính là ăn bản tổng kết lại những kỹ năng, kinh nghiệm mà các bạn tích lũy được sau nhiều tháng thực tập. Bài viết dưới đây, TopCV sẽ hướng dẫn bạn cách viết báo cáo thực tập hoàn hảo nhất.

Báo cáo thực tập là gì?

Báo cáo thực tập là bản tổng kết lại những kỹ năng, trải nghiệm và bài học trong quá trình sinh viên tham gia kỳ thực tập tại một cơ quan, hay doanh nghiệp nào đó.

Báo cáo thực tập cũng là một bài tập quan trọng bắt buộc phải có để sinh viên có thể thành công tốt nghiệp ra trường. Việc trình bày báo cáo thực tập tốt sẽ giúp bạn ghi điểm trong mắt giảng viên của mình cũng như với công ty, doanh nghiệp nơi bạn tham gia kỳ thực tập.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin thực tập chuẩn cho sinh viên

Phản biện báo cáo thực tập là gì
Báo cáo thực tập gần như là bắt buộc đối với sinh viên sắp tốt nghiệp

Cách viết báo cáo thực tập

Một báo cáo thực tập đạt yêu cầu sẽ có bố cục, nội dung và bìa báo cáo thực tập tốt nghiệp được trình bày rõ ràng, đơn giản nhưng vẫn đẹp mắt. Hãy tham khảo những lưu ý sau của TopCV để nắm được cách thực hiện một bản báo cáo thực tập “chuẩn chỉnh” nhé!

Bước 1: Lời mở đầu báo cáo thực tập

Lời mở đầu báo cáo thực tập được đánh giá là vô cùng quan trọng bởi đây sẽ là những câu chữ đầu tiên được đọc. Vì vậy bạn hãy lưu ý trau chuốt cho phần này, viết súc tích, ngắn gọn nhưng vẫn nêu ra đầy đủ những nội dung cần xuất hiện như:

  • Lý do chọn đề tài
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Phạm vi nghiên cứu
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Cấu trúc đề tài

Bước 2: Tóm tắt những ý cần nêu trong báo cáo thực tập

Sau đây TopCV sẽ gợi ý cho bạnh cách sắp xếp ý và cách trình bày báo cáo thực tập hoàn hảo nhé:

Chương 1: Tổng quan về cơ sở thực tập

Trong phần này bạn cần trình bày thông tin về cơ quan, doanh nghiệp mà bạn thực tập một cách khái quát nhất. Phần này chỉ nên trình bày ngắn gọn trong khoảng 2 trang giấy, không nên trình bày quá lan man, dài dòng. Các thông tin này bao gồm:

  • Tên, địa chỉ đầy đủ.
  • Lịch sử hình thành và phát triển.
  • Cơ cấu tổ chức (đoạn này bạn cần phải vẽ sơ đồ tổ chức).
  • Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động.
  • Quy mô, năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ....

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trong phần cơ sở lý thuyết bạn cần ghi tóm tắt những kinh nghiệm, kiến thức đã học được trong quá trình thực tập để áp dụng giải quyết các vấn đề được đề cập đến trong báo cáo.

Chương 3: Nội dung thực tập tại cơ quan/đơn vị tiếp nhận

Đây là chương có nội dung vô cùng quan trọng và chiếm phần lớn số điểm trong báo cáo thực tập tốt nghiệp của bạn. Trong chương 3, bạn cần trình bày cụ thể các nội dung sau:

  • Mô tả công việc bạn được giao tại đơn vị công tác
  • Phương thức bạn làm việc tại đơn vị thực tập
  • Quy trình thực hiện công việc
  • Kết quả bạn đạt được trong thời gian thực tập
  • Kết quả khảo sát, thu thập tài liệu thực tế
  • Cuối cùng là phân tích và xử lý số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Đây chính là phần sẽ nhận được số điểm lớn nhất trong báo cáo thực tập. Thầy cô hướng dẫn sẽ dựa vào phần tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm và bài học bạn rút ra trong quá trình thực tập để đưa ra đánh giá chính xác, chính vì vậy bạn hãy trình bày chăm chút cho chương này hơn nhé. Một số nội dung bạn cần trình bày trong chương 4: Kết quả nghiên cứu như sau:

  • Những điểm phù hợp giữa chương trình đào tạo ngành học với hoạt động thực tế của đơn vị thực tập
  • Những điểm chưa phù hợp giữa chương trình đào tạo và quá trình thực tế
  • Đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Phần này nằm cuối của báo cáo. Bạn chỉ nên trình bày trong khoảng 2 trang giấy và bao gồm các nội dung chính sau:

  • Tóm tắt lại những việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập
  • Trình bày điểm mạnh và hạn chế của vấn đề thực tập tại công ty
  • Ý kiến cá nhân sau khi hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
  • Những điều học hỏi được sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp.
  • Nguyện vọng của bản thân sau khi hoàn thành chương trình thực tập tốt nghiệp
Phản biện báo cáo thực tập là gì
Một báo cáo thực tập cần đảm bảo đầy đủ các nội dung nêu trên

Bước 3: Kết luận báo cáo thực tập

Đây là phần chốt lại cuối cùng của báo cáo thực tập. Phần này bạn bắt buộc phải trình bày một cách ấn tượng.

Nếu như trong phần mở đầu bạn cần phải trau chuốt để thu hút được sự chú ý của thầy cô hướng dẫn thì phần kết luận báo cáo thực tập sẽ giúp bạn nhấn mạnh lại được toàn bộ nội dung quan trọng trong báo cáo thực tập và để lại ấn tượng với người đọc.

Tùy thuộc vào độ dài của bản báo cáo và các nội dung mà bạn đã trình bày trong bản báo cáo để đưa ra lời kết luận ngắn gọn, súc tích và phù hợp nhất.

Bước 4: Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập

Lời cảm ơn trong báo cáo thực tập được trình bày đơn giản nhưng cũng không kém phần trang trọng.

Lời cảm ơn ở đây không chỉ thể hiện sự cảm ơn với thầy cô hướng dẫn, mà còn thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới nhà trường, tới các thầy cô giáo đã dạy dỗ bạn trong nhiều năm học tại trường. Ngoài ra, bạn cũng cần thể hiện sự biết ơn sâu sắc tới những đồng nghiệp trong doanh nghiệp, cơ quan đã tạo điều kiện và từng bước hướng dẫn bạn trong suốt quá trình thực tập.

Phản biện báo cáo thực tập là gì
Hãy gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho bạn trong quá trình học tập, công tác

Bước 5: Bìa báo cáo thực tập

Sau khi nội dung đã hoàn tất, bạn cần phải chú ý đến bìa ngoài của báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mẫu bìa báo cáo thực tập đẹp phải đơn giản, tinh tế nhưng cũng phải đúng chuẩn để gây ấn tượng tốt với những vị giám khảo.

Bìa báo cáo thực tập thường được trình bày bằng khung viền đơn giản nhưng trang trọng, phổ biến nhất là kiểu đường kẻ song song hai bên, một đường lớn và một đường nhỏ. Hãy chú ý căn chỉnh bài sách có đường viền dư hợp lý để lúc đóng sách không bị đóng vào phần khung của bìa nhé.

Phản biện báo cáo thực tập là gì
Một số mẫu bìa báo cáo thực tập
Phản biện báo cáo thực tập là gì
Một số mẫu bìa báo cáo thực tập
Phản biện báo cáo thực tập là gì
Một số mẫu bìa báo cáo thực tập

Bài viết trên đây TopCV đã hướng dẫn bạn cách trình bày báo cáo thực tập chi tiết nhất. Bạn có thể áp dụng cách trình bày này cho các mẫu báo cáo thực tập thuộc các chuyên ngành khác nhau.

>> Bạn đã tốt nghiệp và đang tìm kiếm một cơ hội việc làm cho bản thân? Đừng chần chừ tạo cho mình một chiếc CV hoàn hảo trên TopCV và ứng tuyển vào những vị trí công việc với quyền lợi hấp dẫn nhé!

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Tác giảThông điệp
LuanVan

Admin

Phản biện báo cáo thực tập là gì

Tổng số bài gửi : 801


Join date : 06/01/2012
Đến từ : Việt Nam


Phản biện báo cáo thực tập là gì
Phản biện báo cáo thực tập là gì
Tiêu đề: Kinh nghiệm làm báo cáo thực tập và luận văn tốt nghiệp   
Phản biện báo cáo thực tập là gì
27/10/2012, 8:00 pm

Giai đoạn chuẩn bị tốt nghiệp bên cạnh chương trình học tăng lên khủng bố, đi sâu vào các môn chuyên ngành và 1 lô các hoạt động khác... thì các em sẽ cần chuẩn bị đi Thực tập, Kiến tập tại các cơ quan, doanh nghiệp liên quan - rồi sau đó về báo cáo, tổng kết với nhà trường, kết thúc bởi luận văn, chuyên đề, đồ án và thi tốt nghiệp. Những kinh nghiệmnày của anh thực ra là đã "mốc meo" 2, 3 năm nay rồi. Ngày xưa học bằng"trình" và "tiết", còn bây giờ thay thế bởi tín chỉ. Giáo trình, nội dung học cũng khác. Tuy nhiên, với sự nhiệt tình và tình yêu vô bờ bến dành cho các thần dân trong bang hội, LĐ xin chắp bút viết àh gõ đôi dòng hướng dẫn ha.

I.Báo cáo thực tập:

- Trước tiên là tìm được nơi để mà thực tập cái đã. Có 2 cách: hoặc là nhờ người quen giới thiệu cho nơi thực tập, hoặc là tự mình vác hồ sơ đi"xin thực tập" (cái này phải nhờ thực lực và may mắn nữa). Kém lắm, ko tự tìm được thì mới nhờ nhà trường giới thiệu cho thôi. Bởi vì khi ấy đều là những chỗ mà thầy, cô giáo có quan hệ giới thiệu vào. Và gần như năm nào cũng đưa SV vào đó nên họ nhẵn mặt rồi. Hên thì họ ném cho mấy cái báo cáo, luận văn cũ mà xài - xui thì họ chán đến tận cổ, thôi tụi bay đừng đến nữa, mệt tiu... Chỗ nào cũng được, miễn là phải phù hợp vớichuyên ngành, và có điều kiện để tìm kiếm thông tin, tài liệu cần thiếtlà được.- Note: Nhiều người cứ cố tìm chỗ thực tậpchắc chắn để sau này xin vào làm luôn. Nói thật là trừ những chỗ quan hệ quen bit, hoặc rất tự tin ở thực lực của mình ra - thì tốt nhất đừng hi vọng hão huyền điều này. Tỉ lệ % thành công rất thấp.- Tiếp theo, khi có chỗ rồi e sẽ đến "thực tập" tại đó. Lại có 2 tình huống xảy ra: Nếu là cty nhỏ, nhiều việc - họ muốn e tham gia trực tiếp vào công việc, giống như 1 nhân viên thử việc vậy. Ngày làm việc 8 tiếng, phải chạy đôn, chạy đáo, cuối tháng nhận lương (thử việc)... blahblah... Nếu là cty lớn, ít việc - họ nói thẳng ra là e đến cũng được, ko đến cũng chả sao. Thậm chí từ đầu đến cuối đợt thực tập e đến điểm danh 2 lần, 1 cho buổi đầu tiên trình diện và 2 cho buổi cuối cùng đến xin chữ ký, con dấu xác nhận thế là đủ.- Note: Nên tranh thủ gây cảm tình với mọing trong cty, sẵn sàng để làm những việc ngoài chuyên ngành, ngoài khả năng, thậm chí chỉ là đến pha trà, dọn dẹp phòng mỗi ngày thôi cũng được. Nếu ko chuẩn bị sẵn tâm lý ấy, e sẽ bị sốc - vì đơn giản là, từ môi trường học tập ra thực tế cuộc sống rất khác nhau. Muốn làm thầy, trước tiên phải học làm thợ cho tốt. Cuộc sống ko "hồng hào", cũng chẳng"xám xịt" - miễn là e xác định đúng với thực tế, và sẵn sàng theo đuổi,thế là được rồi.- Vấn đề tài liệu thì có mấy nguồn như thế này:1. Sách, báo, internet:nếu cty đó có website thì tìm hiểu ở đó, nếu ko có thì... Google. E sẽ phải thử dùng với rất nhiều từ khóa có thể nghĩ ra được thì mới đủ tư liệu. Thậm chí là phải link từ trang nọ sang trang kia tít mù rồi mới

thấy cái mà mình cần tìm. A gợi ý là dùng những trang như: http://www.hapi.gov.vn (Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội); http://www.nhungtrangvang.com.vn

(Những trang vàng của VNPT); vietnamtradefair; diendandoanhnghiep; ... và những trang tìm kiếm doanh nghiệp, rao vặt khác để bit được thông tincơ bản và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.2. Người quen:Thiết lập quan hệ với những người trong phòng, và trong cty (đặc biệt là phòng hành chính) và nhờ họ kiếm tài liệu cho. Đôi khi tìm họ nói chuyện phiếm, tiện thể lồng thông tin mình cần hỏi vào trong (ví dụ: ctymình thành lập lâu chưa chị, hình như mình kinh doanh chủ yếu cái này phải ko, nghe nói lĩnh vực này giờ đang khó khăn, nhiều cạnh tranh...). Trong cty có 1 tuýp người, làm việc chẳng được bao nhiêu, nhưng lại "bíthết chuyện thiên hạ" - nôm na là giống mẹ Đốp, hoặc mõ rao ý. Chiếm cảmtình và buôn dưa lê với họ là có ối thứ mình cần. 3. Luận văn, báo cáo cũ:Nếu may mắn được người trong cty "vứt cho" mấy luận văn và báo cáo thựctập cũ của mấy người đi trước thì còn j bằng. Lúc ấy em chỉ cần copy, paste và chỉnh sửa tí xíu là ok.- Tùy theo từng giáo viên, có thể yêu cầu làm Nhật ký thực tập hàng tuần. Cuối kì thì làm Báo cáo thực tập có xác nhận của cơ quan ấy. Nên hỏi ý kiến và báo cáo thường xuyên để biết ý của thầy, cô. Và cũng nên chuẩn bị dần các giấy tờ liên quan: giấy khai sinh, CV, giấy giới thiệu,CMT, thẻ sinh viên... đề phòng họ yêu cầu.- Cuối cùng, là phần nội dung: Một Báo cáo thực tập thông thường gồm 3 phần.Phần 1- là những thông tin chung, cơ bản về doanh nghiệp (Lịch sử thành lập, cơ cấu nhân sự, ngành nghề kinh doanh...). Cái này sưu tầm từ nguồn Internet, phỏng vấn là chính, có thể "bịa"thêm 1 chút cho dài.Phần 2- là thực trạng hoạt động. Tùy chuyên ngành yêu cầu mà phân tích sâu hơn về mảng hoạt động ấy. Lưu ý là phần này sẽ cần thêm sơ đồ, biểu đồ và nhiều số liệu khác. Dứt khoát phải nhờ vả người quen, thầy cô và cty đó nhiều. Thậm chí là phải "bịa" nhiều, miễn là lúc sau đọc lại thấy tương đối hợp lý là được. (Chính xác thì họ cũng chẳng cho mình số liệu thực đâu, chỉ cần biết sườn rồi "phệt" thêm thôi).Phần 3- là kết luận và góp ý bổ sung. Nôm na là bên trên phân tích 1 vài điểmchưa được, bên dưới góp ý cải thiện những cái chưa được ấy. Có khi là bịa ra, có khi là tình trạng thật. Thôi, đến lúc đó rồi e tự biết làm thế nào.Note: Bản "Báo cáo thực tập" nhìn chung làviết khoảng 20 - 30 trang A4. Có thể (nên) dùng font chữ, khoảng cách dòng rộng rãi để thoáng mắt và... kéo dài số trang. Chú ý rằng, đây cũnglà nền tảng cho bản "Luận văn, chuyên đề tốt nghiệp" sau này. Nên làm tương đối tốt từ bây giờ, thì về sau nhàn hơn.

II. Luận văn tốt nghiệp:

Về cơ bản thì chỉ có SV xếp học lực loại khá trở lên mới được viết luận văn (hình như là bộ môn sẽ lấy chỉ tiêu từ trên cao xuống dần), những người ko đủ chuẩn sẽ phải chuyển sang viết chuyên đề. Dù luận văn hay chuyên đề thì bố cục cũng tương đối giống nhau, chỉ khác ở độ chuyên sâucủa nội dung mà thôi.Bản Luận văn của các em dựa trên chính Báo cáo thực tập ở trên. Tức là sau khi thực tập, tìm hiểu ở đó, e sẽ xây dựng 1 nội dung, chủ đề về chính cty đó. Ví dụ: Anh thực tập ở cty Miwon, lại học chuyên ngành Thương mại quốc tế, môn chính là marketing quốc tế, vì vậy nội dung luậnvăn là "Giải pháp xâm nhập thị trường và marketing quốc tế của cty Miwon ở thị trường quốc tế"...Bố cục Luận văn gồm 3 phần chính:- Phần 1:Cơ sở lý luận về (nội dung đề tài). Cái này là chép từ trong sách ra vàcopy từ trên mạng xuống. Nó khô khan, nhưng dễ viết. Nhiều người văn kotốt lắm, ít ý tưởng cho nội dung chính... thì thường kéo dài phần này tới 1/2 tổng số trang giấy của luận văn. Cái đó chỉ là đối phó thôi, còntốt nhất là 3 phần phải tương đối bằng nhau.- Phần 2:Thực trạng về (nội dung đề tài) của doanh nghiệp. Phần này lại chia ra nhiều mục nhỏ hơn. Và chính là bản Báo cáo thực tập được bổ sung, chính lý với nhiều thông tin hơn. Ví dụ: I. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (1, 2, ...) - II. Thực trạng hoạt động (1, 2, ...) - III. Đánh giá chungvề...- Phần 3:Đề xuất giải pháp cho (nội dung đề tài) của doanh nghiệp: Đây là phần chốt và cũng là nơi để em phóng bút với vô vàn những ý tưởng, kế hoạch của mình đây. Có người thì chỉ viết văn dài lê thê, kiểu dự án trên giấy. Có người thì chi tiết hơn với số liệu, biểu đồ minh họa. Quan trọng nhất là các tư liệu đó (tất nhiên do e thêm thắt, bịa nhiều hơn sovới thực tế phải logic, đừng có cái sau mâu thuẫn với cái trước đôm đốp. Mẹonhỏ là khi phải phóng to hay thu nhỏ các con số thực tế, nên nhân hoặc chia với những số lẻ (6, 7) rồi sau đó làm tròn kết quả. Như thế những người phản biện họ sẽ ko đủ thời gian và kiên nhẫn để kiểm chứng từng con số trong luận văn của em.Có 1 gợi ý là, để tránh bị hỏi, phản biện nhiều, e nên lựa chọn những chủ đề... lạ hoắc. Kiểu như: phương án phát triển vũ khí hạt nhân, cải tiến xe tăng bọc thép hoặc thâm nhập thị trường châu Phi. Yên chí là thầy cô của chúng ta cũng ko "quảng đại kiến thức" đến mức độ biết hết những cái đó đâu. Quá trình thực tập và làm luận văn có thể kéo dài tới vài tháng, nhiều lúc cảm thấy như bế tắc, buông xuôi tất cả... Đó là khi em cần đến sự hỗtrợ, giúp đỡ của những người xung quanh: bạn bè, gia đình, giáo viên hướng dẫn. Tài liệu, nội dung làm việc nên sao lưu ra vài bản: trong máy, email, sổ sách, usb... đề phòng trường hợp rủi ro bị hỏng, mất. Nguồn tham khảo ngoại trừ thư viện, internet, e có thể tham khảo các hàng photocopy và "chợ luận văn" ở trường KTQD. Có khi may mắn tìm được cả cuốn luận văn của anh chị khóa trước với nội dung gần tương tự của mình. Các giáo viên hướng dẫn, nếu ko ghét học trò quá thì đều cho mượn 1vài cuốn sách, tài liệu tham khảo. Nói chung là cứ sưu tập và sưu tập, đọc và đọc, viết và viết... cứ thế thôi.Hoàn thiện Luận văn rồi đến phần chỉnh lý và đem in. Mang ra những khu vực photo chuyên nghiệp ở trường Giao Thông, KTQD... họ làm pro lắm. Thường là họ sẽ chỉnh lại các dấu chấm, phẩy, canh lề, font chữ, size chữ, khoảng cách dòng... đặc biệt là phần Mục lục (miễn phí). Sau đó là cho e lựa chọn loại bìa để in (dập nổi, chìm, chữ vàng, nền xanh, đỏ...). Thường là sẽ phải in vài quyền: 1 cho giáo viên hướng dẫn, 2 chobộ môn, 1 cho mình, 1... dự phòng.Tiếp nữa là xem lịch bảo vệ và lựa chọn hình thức bảo vệ bằng giấy in A0hay slide bằng power point. Nếu làm slide sẽ có lợi thế về màu sắc, hiệu ứng nhưng chi phí hơi cao, nên rủ mấy bạn trong cùng ca, buổi đó góp tiền thuê máy chiếu. Nếu in giấy thì chỉ tối đa 3, 4 tờ là hết chỗ treo. Và cũng chỉ để in biểu đồ, sơ đồ là chính thôi.Trong khi bảo vệ, họ chỉ dành cho mình khoảng 10 - 15 phút để nói, nên tốt nhất là tập nói nhanh, vào các nội dung chính, đừng lan man. (Hồi đấy mình cứ tự tin vào khả năng diễn thuyết của mình lắm, thế mà vù cái gần hết thời gian, đoạn cuối phải nói như máy mới đủ nội dung. Chậc chậc!). Trước hội đồng 3, 4 thầy cô và nhiều bạn bè, người xem khác, nói chung ai chả run. Nhưng thôi... cứ cố lên em ạh, rồi sẽ ổn thôi mà.Thông thường mỗi GV phản biện sẽ hỏi 2, 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ ngắn, nên e bắt buộc phải nắm rất vững bài thuyết trình, luận văn của mình, dự đoán trước những câu hỏi và trả lời liên quan. Chỗ nào ko bit thì đánh trống lảng sang vấn đề khác. Nếu họ cứ xoáy lại thì... đành phải thừa nhận thẳng thắn "Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên e chưa thể làm sáng tỏ vấn đề này. Hi vọng là trong thời gian tới, e sẽ trả lờitốt câu hỏi này của thầy/cô. Cám ơn thầy/cô đã nhắc nhở". Kinhnghiệm của anh là với những câu kết bằng lời cám ơn thế này, người ta sẽ ko đôi co nữa, quên đi những sai lầm của mình và thậm chí "khán giả" còn vỗ tay khen ngợi nữa. Và 1 mẹo nữa là - chuẩn bị sẵn 1 vài "lỗ hổng" (kiểu vô tình đầy cố ý), chỉ chờ thầy cô hỏi vào đó tức là sập bẫy rồi. "Kiếm củi 3 năm, thiêu 1 giờ" - ấy, chuẩn bị thì lâu, chứ thuyết trình xong thì nhanh. Rồi còn lại chỉ có chờ kết quả. Nói chung điểm luận văn luôn cao hơn chuyên đề, trường kinh tế thì chấm điểm dễ hơn trường kỹ thuật, GV quý thì điểm tốt, ghét thì điểm xấu... blah blah... Và 1 vấn đề nhạy cảm nữa là - chuyện "đi" thầy, cô giáo. Với xã hội và học tập hiện nay, điều này là ko tránh khỏi. Nếu GV tốt thì chỉ cần hộp bánh, cân hoa quả là xong, còn GV xấu thì - tiền chẳng bit bao nhiêu mới đủ. Vì nó là thực tế khách quan nên a khuyên là e đừng cố chống đối nó. Đếnlúc "ra đời", làm việc sau này, e sẽ còn gặp nhiều chuyện tệ hơn thế. Nên cứ nghĩ về nó bình thường thôi.Nói thì nói vậy, nhưng sinh viên nào chả muốn tìm chỗ thực tập nhân tiệnđi làm luôn. Đẹp nhất là được làm tại chỗ mình thực tập... Haiz, thôi được, LĐ sẽ chỉ tiếp 1 mẹo nữa vậy.E phải thực sự nghĩ rằng mình đang đi tìm việc, ko phải là tìm chỗ thực tập đâu nhé. Có nghĩa là e phải chuẩn bị hồ sơ, chuẩn bị tâm lý... như người đi tìm kiếm việc làm thật sự. Sau đó tìm kiếm và nộp hồ sơ vào những cty mà mình cảm thấy có thể "trúng tuyển". Khi gặp nhà tuyển dụng hãy nói rằng: "Elà sinh viên năm cuối, đang trong giai đoạn thực tập, chuẩn bị ra trường. Nhưng e ko muốn lãng phí thời gian khi chỉ tìm tài liệu thực tập. E muốn được làm việc. Hãy cho e cơ hội được làm việc như những nhânviên thực thụ". Đấy là câu nói thể hiện quyết tâm và ý định nghiêm túc của mình. Sau đó nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn e như những nhân viên khác - nào là kĩ năng, kinh nghiệm của e; điểm mạnh, điểm yếu; mong muốn, nguyện vọng trong công việc; rồi e muốn nhận mức lương như thế nào... Nếu trúng tuyển e sẽ đi làm, tất nhiên, nhận công việc được giao phó, hoàn thành và nhận lương như những nhân viên thử việc khác. Cuối cùng chỉ cần dựa trên thực tế làm việc, bổ sung số liệu là có thể viết báo cáo, luận văn được rồi.Điều quan trọng nhất là Tâm lý - Quyết tâm - Sự nghiêm túc - và May mắnnữa. Có 1 điều a vẫn nhắc đi nhắc lại rằng, kinh nghiệm chỉ là những đúc kết của từng cá nhân, cũng có nghĩa là ko hoàn toàn đúng trong mọi

trường hợp. Tuy nhiên vẫn có giá trị tham khảo. Chúc các e thành công !

Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Phản biện báo cáo thực tập là gì
 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Phản biện báo cáo thực tập là gì


Page 2