Phần tích mô hình Kim tự tháp học tập của Franklin

Cho dù là học ngoại ngữ, cách chơi 1 nhạc cụ mới hay 1 môn thể thao, ai trong chúng ta cũng thấy được lợi ích từ học gia tốc(1). Tuy vậy, thời gian trong ngày lại không có nhiều và sự thực thì cốt lõi để học nhanh cũng không phải là dành nhiều thời gian hơn mà là tối đa hóa hiệu quả thời gian học tập.

Ví dụ so sánh nước và xô

Hãy tưởng tượng bạn đang đổ đầy nước vào 1 chiếc xô. Hầu hết những cái xô bình thường đều có thể giữ nước trong xô cho tới khi chúng bị tràn. Nhưng thực tế thì đó lại không phải là cách hoạt động của não bộ. Hầu hết thông tin đi vào bộ não thật ra lại dần dần đi ra. Thay vì xem não giống như 1 cái xô thì ta nên so sánh nó giống 1 cái xô bị thủng lỗ chỗ.

Phần tích mô hình Kim tự tháp học tập của Franklin

Cho dù ví dụ trên đây nghe có vẻ tiêu cực nhưng nó lại là điều hoàn toàn bình thường. Nếu không sở hữu khả năng ghi nhớ hình ảnh(2) từ khi sinh ra thì não chúng ta không được thiết kế để ghi nhớ mọi thông tin mà nó thu nhận.

Làm sao để ghi nhớ 90% mọi điều bạn học?

Quá trình nghiên cứu kim tự tháp học tập Learning Pyramid trong những năm 1960s – chủ yếu được thực hiện bởi Viện NTL tại Bethel, Maine – đã vạch ra cách học tập của con người. Nghiên cứu chỉ ra rằng con người có thể nhớ được:

  • 5% những gì họ được học từ các bài giảng (những giờ học trên lớp, đại học, cao đẳng…)
  • 10% những gì họ được học thông qua việc đọc (đọc sách, báo…)
  • 20% những gì học được thông qua hiệu ứng hình ảnh, âm thanh (ứng dụng, video)
  • 30% những gì học được bằng cách xem minh họa
  • 50% những gì học được khi tham gia vào các nhóm thảo luận
  • 75% những gì học được thông qua việc thực hành những gì đã được học
  • 90% những gì học được bằng cách áp dụng ngay lập tức (hoặc giảng lại cho người khác)

Hãy xem lại cách mà hầu hết chúng ta học tập. Điều đó có nghĩa là các phương pháp học tập không có tính tương tác như sách vở, các bài giảng trên lớp, xem video… dẫn tới 80 – 95% thông tin đi vào tai này và đi ra bằng tai kia.

Vấn đề cốt lõi được rút ra là thay vì tập trung não bộ để ghi nhớ thông tin nhiều hơn với các phương pháp “thụ động” thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào các phương pháp “tham dự” – phương pháp được chứng minh là hiệu quả hơn và mất ít thời gian hơn.

Điều này có nghĩa là

  • Nếu bạn đang học 1 ngôn ngữ mới, hãy thực hành nói chuyện với người bản địa và nhận phản hồi ngay tức thì (thay vì sử dụng các ứng dụng mobile)
  • Nếu bạn muốn có cơ thể đẹp, hãy tập luyện nhiều hơn (thay vì xem các video dạy workout trên YouTube)
  • Nếu bạn đang học chơi 1 nhạc cụ mới, hãy theo học 1 giáo viên âm nhạc

Cuối cùng thì vấn đề lại đưa ta tới câu hỏi lớn…

Thời gian hay tiền bạc?

Đã bao nhiêu lần bạn nghe ai đó nói: Tôi không có thời gian để làm việc này việc kia? Ai cũng tự ngụy biện rằng mình có quá ít thời gian nhưng thời gian được phân chia công bằng cho mọi người. Cho dù bạn là ai, ở đâu trên thế giới này thì mỗi ngày của bạn cũng chỉ có 24 tiếng. Mỗi 1 phút là độc nhất vô nhị và khi nó trôi qua thì bạn không bao giờ có thể lấy lại được – tiền thì lại khác. Như một câu nói kinh điển của Benjamin Franklin: “Bạn có thể trì hoãn chứ thời gian thì không”.

You may delay, but time will not – Benjamin Franklin

Ai cũng chỉ có 24 giờ 1 ngày, vậy chúng ta giải thích thế nào về thành công của những triệu phú trẻ bắt đầu từ bàn tay trắng hay những sinh viên vẫn đi học toàn thời gian mà từ mức không biết gì lại có thể từ nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha sau 3,5 tháng? Họ đã học cách để tối đa hóa hiệu quả.

Hãy cùng xem xét 1 ví dụ nhỏ. Người A dành 1 giờ học và nhớ được 90% còn người B học 9 giờ nhưng chỉ nhớ được 10%. Làm 1 phép tính đơn giản ta cũng biết được rằng người B mất nhiều thời gian hơn người A tới 9 lần trong khi lượng kiến thức có được cũng chỉ bằng nhau.

Phần tích mô hình Kim tự tháp học tập của Franklin

Tuy con số thực tế có thể xê dịch nhưng bài học thực sự đã rõ ràng. Cách để có nhiều thời gian hơn không phải là tập trung vào những “chiến thắng nhỏ”, như xem video hướng dẫn 5 phút trên YouTube thay vì video 15 phút, mà là “chiến thắng lớn”, như việc chọn 1 phương pháp hiệu quả nhất ngay từ đầu. Cũng như việc lựa chọn các công cụ miễn phí trong khi đầu tư vào 1 sản phẩm mất phí có thể tiết kiệm cho bạn hàng tháng, thậm chí là hàng năm trời, phải vật lộn, mắc lỗi sai liên tục.

Đó là việc tận dụng tốt nhất thời gian mình có bằng cách lựa chọn giải pháp mang lại hiệu quả cao nhất và nói không với tất cả các lựa chọn khác. Khả năng ghi nhớ kiến thức trong kỉ nguyên thông tin với rất nhiều điều khiến ta bị xao nhãng và mất tập trung là 1 kĩ năng cực kì quan trọng để đạt được bất kì mục tiêu nào nhanh chóng hơn. Học ghi nhớ nhiều thông tin hơn, chúng ta có thể mất ít thời gian học lại và tập trung vào những kiến thức mới. Thời gian vẫn cứ trôi đi và câu hỏi đặt ra là: chúng ta sẽ sử dụng nó như thế nào cho hiệu quả nhất?

Tác giả: Sean Kim

(1) Học gia tốc – Accelerated Learning (AL) là phương pháp học tập cấp tốc với tần suất học cao trong thời gian ngắn.
(2) Ghi nhớ hình ảnh – Photographic Memory hay còn gọi là Eidetic Memory là khả năng “chụp ảnh” thông tin và “gọi” lại hình ảnh từ bộ nhớ của não bộ chỉ sau 1 thời gian ngắn với độ chính xác cao mà không dùng tới bất kì 1 kỹ thuật ghi nhớ nào.

QTNS sưu tầm nguồn từ LifeHack

Sự phát triển của mô hình Kim tự tháp học tập (Learning pyramid) trong những năm 1960 - được phổ biến rộng rãi bởi Viện NTL ở Bethel, Maine đã chỉ ra cách thức mà nhân loại đã học như thế nào.

Khi nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng con người sẽ ghi nhớ được

  • 5% những gì họ học được thông qua giảng dạy (chẳng hạn ở trường Đại học hay Cao đẳng).

  • 10% những gì họ học được từ văn bản (chẳng hạn đọc sách, báo).

  • 20% những gì họ học được thông qua những hình ảnh minh họa (chẳng hạn như các ứng dụng hay video).

  • 30% những gì họ học được thông qua hiện vật trưng bày, triển lãm.

  • 50% những gì họ học được thông qua thảo luận nhóm.

  • 75% những gì họ học được thông qua thực hành.

  • 90% những gì họ học được nếu áp dụng ngay lập tức kiến thức đó.

Phần tích mô hình Kim tự tháp học tập của Franklin

Vậy thì, chúng ta cần học thế nào để có được hiệu quả cao nhất?

Sách vở, các bài giảng trên lớp, video... đều là những phương pháp học tập không có sự tương tác và kết quả là 80 - 95% kiến thức đi vào tai này nhưng lại rơi rụng ở tai kia.

Vấn đề ở đây là thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động như vậy thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng và nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn.

Điều này có nghĩa là

– Nếu bạn muốn học ngoại ngữ thì bạn cần tập trung nói chuyện với người bản địa và nhận phản hồi ngay lập tức từ phía họ thay vì học trên các ứng dụng di động.

– Nếu bạn muốn giữ dáng thì hãy luyện tập trực tiếp với các huấn luyện viên thể hình thay vì xem các video hướng dẫn trên YouTube.

– Nếu bạn muốn học cách chơi một nhạc cụ mới thì hãy học từ các giáo viên âm nhạc.

Điều này sẽ dẫn đến vấn đề như sau

Thời gian hay tiền bạc?

Đã rất nhiều lần bạn được nghe ai đó nói: “Tôi không có thời gian để làm việc X này…” phải không?

Trong tất cả mọi thứ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người thì thời gian là thứ công bằng nhất. Bất kể bạn là ai, ở đâu trên thế giới này, phấn đấu nhiều như thế nào thì bạn cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày mà thôi. Khác với tiền bạc, mỗi phút đều là duy nhất và khi nó trôi qua, bạn không thể lấy lại được. Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không - Benjamin Franklin

“Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không” – Benjamin Franklin

Vậy nếu tất cả chúng ta đều chỉ có 24 giờ mỗi ngày như nhau thì cần giải thích thế nào về sự thành công của những triệu phú trẻ tuổi cũng bắt đầu từ hai bàn tay trắng hay một sinh viên học toàn thời gian ở trường vẫn có thể thành thạo một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ chỉ trong 3 tháng rưỡi? Đó là vì họ đã biết cách tối ưu hóa hiệu suất thay vì chỉ tính hiệu quả.

Nếu bạn còn thấy khó hiểu về kết luận trên thì hãy tham khảo ví dụ sau đây

Chẳng hạn, một anh A dành 1 tiếng đồng hồ để học ngoại ngữ và ghi nhớ được 90% lượng kiến thức anh ta thu nạp được. Ngược lại, anh B dành 9 tiếng để học và chỉ ghi nhớ được 10% những gì đã học. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, chúng ta cũng có thể thấy rằng, mặc dù anh B dành hơn anh A 9 lần thời lượng học nhưng lượng kiến thức ghi nhớ được thì chỉ tương đương.

Khoan hãy bàn về những con số trên mà hãy cùng rút ra bài học cho chính mình. Cách để có thêm nhiều thời gian hơn không phải là nỗ lực cho những lợi ích nhỏ mà hãy chạy theo những lợi ích lớn hơn. Thay vì dành thời gian xem các video trên YouTube, bạn có thể lựa chọn một phương pháp học tập hiệu quả nhất ngay từ đầu. Hoặc liên tục thay đổi các phương án thay thế miễn phí thay vì phải đầu tư vào một giải pháp tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc.

Thời gian là hữu hạn, bạn nên tập trung phần lớn thời gian để áp dụng phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất và nói không với những thứ còn lại

Khả năng ghi nhớ nhiều kiến thức trong thời đại lượng thông tin quá nhiều và quá “nhiễu” là một kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn dễ dàng đạt được bất cứ mục tiêu nào một cách nhanh chóng. Bằng cách học ghi nhớ nhiều thông tin mỗi ngày, bạn sẽ chỉ phải dành ra chút ít thời gian để ôn lại những kiến thức cũ và có nhiều thời gian hơn để học cái mới.

Tất cả chúng ta đều đang mất dần đi thời gian còn lại của bản thân và ngày hôm nay chính là lúc mà bạn trẻ trung và sung sức nhất trong suốt quãng đời còn lại. Câu hỏi đặt ra là: Bạn sẽ sử dụng quỹ thời gian đó như thế nào là tốt nhấtt