Phân tích ngày về -- chính hữu

  • Nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh: Thác là thể phách, còn là tinh anh

  • Xuân Quỳnh, một cõi tình thơ còn sống mãi

Trong làng thơ Việt Nam, Chính Hữu là một trường hợp đáng để nhiều người mơ ước. Tuy viết ít nhưng thời kỳ nào, ông cũng có những bài thơ rất hay, mang đậm hơi thở thời đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông chỉ công bố 3 tập thơ với khoảng gần 50 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như một gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến.

Phân tích ngày về -- chính hữu

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926 tại thành phố Vinh, Nghệ An. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, gia nhập Trung đoàn Thủ đô và có mặt trong chiến dịch Việt Bắc với tư cách Chính trị viên Đại đội.

Nhà thơ Chính Hữu đã về cõi vĩnh hằng ngày 27/11/2007 với tâm thế thanh thản của người đã dâng hiến hết mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật và thống nhất đất nước.


Nhà thơ Vũ Quần Phương đã từng nhận xét: Chính Hữu là “nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm”. Sắc xanh áo lính đã gắn bó với Chính Hữu trong suốt con đường thơ của ông và nói đến thơ ông là nói đến những trang thơ về người lính.


Năm 1947, tác phẩm đầu tay của ông, bài thơ Ngày về ra đời"Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa/ Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng/ Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng/ Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm”. Hình ảnh người chiến sĩ hiện lên thật đẹp và lãng mạn, mang màu sắc của những anh hùng xưa. Bài thơ “Ngày về” đã trở thành một dấu mốc quan trọng, ghi lại dấu ấn ngày đầu Chính Hữu đến với thơ ca cách mạng.


Sau “Ngày về”, đặc biệt là từ khi trở thành một chiến sĩ thực thụ, ông viết chân thực hơn, qua những vần thơ gắn liền với cuộc sống chiến đấu của người lính, như: “Giá từng thước đất”, “Thư nhà”, “Ngọn đèn đứng gác”... Trong đó, nổi tiếng nhất là bài “Đồng chí” viết năm 1948.


Người lính trong thơ Chính Hữu là những anh vệ quốc đoàn, những chiến sĩ Ðiện Biên... Những con người vừa rời cuốc cày bước vào chiến trận được nhà thơ khắc họa ở nét đời thường, đời sống tình cảm mộc mạc mà chân thành, sâu lắng với đồng đội, với quê hương: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá/ Anh với tôi đôi người xa lạ/ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau/ Súng bên súng, đầu sát bên đầu/ Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ...”.


Phân tích ngày về -- chính hữu

Tình đồng chí, đồng đội in đậm trong những trang thơ kháng chiến của Chính Hữu.


Với “Đồng chí”, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc. “Đồng chí” cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết từ bên trong.


Với Chính Hữu, khi viết về người lính, ông luôn luôn ở vị trí người trong cuộc không phải vì ông cũng là người chiến sĩ mà hơn thế, tâm hồn ông như đã thuộc về họ. Ông giãi bày niềm hạnh phúc thực sự: Sung sướng bao nhiêu/ Tôi là đồng đội/ Của những người đi vô tận hôm nay”.


Và ước muốn “Cuộc đời anh, cho tôi chia một nửa/ Nửa giọt mồ hôi vạt áo còn đầm/Nửa dãy Trường Sơn thác ghềnh vất vả/ Nửa bát cơm hạt muối nhọc nhằn”...


Sau chiến tranh, những bài thơ Chính Hữu vẫn đầy ắp hoài niệm. Tuy nhiên, sự hoài niệm, nỗi nhớ trong thơ Chính Hữu là sự “nhớ lại và suy nghĩ”, sự chiêm nghiệm thâm trầm về cuộc đời. “Những ngày niên thiếu”, “Lá rụng về cội”, “Tiếng ngân”... và đặc biệt “Người bộ hành lặng lẽ” ông viết khi ở tuổi 70 là bài thơ tiêu biểu cho phong cách ấy, như một sự đúc kết sâu sắc của cuộc đời một con người hơn nửa thế kỷ cầm súng và cầm bút muốn gửi gắm lại cho thế hệ con cháu, mai sau.


Nói về thơ mình, nói về nghề, Chính Hữu từng tâm sự: "Thơ phải ngắn ở câu chữ, nhưng phải dài ở sự ngân vang". Và sự "xuất hiện" của con người thi nhân ở ông cũng lặng lẽ, khiêm nhường, bởi tính từ khi bài thơ “Ðồng chí” nổi tiếng đầu tiên ra đời (năm 1948), đến tập thơ cuối cùng “Tuyển tập Chính Hữu” (NXB Văn học 1998) xuất bản, tất cả chỉ có ba tập thơ với khoảng hơn 50 bài được công bố. Nhưng "Quý hồ tinh bất quý hồ đa", sự nghiệp sáng tác của Chính Hữu đã chứng minh điều đó, khi tên tuổi ông trở thành không thể thiếu trong đội ngũ nhà văn - chiến sĩ với một phong cách riêng, không trộn lẫn.


Nhà thơ Chính Hữu đã từ giã cõi đời nhưng những vần thơ sáng đẹp của ông vẫn luôn là bài ca bất hủ về hình ảnh người chiến sĩ, hình ảnh một dân tộc, một thời đại gian khổ, hào hùng và lãng mạn với thời gian.



TTTL/TTXVN


Phân tích ngày về -- chính hữu

Nhà văn Nam Cao vẫn ở trong tâm trí chúng ta

Vào ngày này cách đây 99 năm, ngày 29/10/1915, nhà văn Nam Cao - một trong những nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam tiêu biểu nhất thế kỷ XX, đã chào đời.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Chính Hữu,
  • nhà thơ,
  • người lính,
  • kháng chiến,

Nhưng trước đó một năm, 1947, ông đã có một bài thơ thoát thai từ lời nhạc cho bài hát Ngày về của nhạc sĩ Lương Hữu Trác. Ngày về xứng đáng là bài thơ đặc sắc của Chính Hữu góp cho thơ ca kháng chiến chống Pháp và nền thơ hiện đại của đất nước.

Chàng trai Trần Đình Đắc (tên thật của ông) xuất thân ở Hà Tĩnh nhưng học tại Hà Nội, và khi cuộc kháng chiến nổ ra năm 1946 ông đã gia nhập Trung đoàn thủ đô chiến đấu và sau đó rút lên Việt Bắc. Có một câu thơ của ông viết về Hà Nội thời tạm chiếm rất gợi: "Mái buồn nghe sấu rụng". Cả một lớp thanh niên mang hào khí Thăng Long đi vào cuộc trường chinh gian khổ nhưng mang theo một tâm hồn bay bổng, kiêu hùng.

Giữa núi rừng âm u, trong giai đoạn còn phải cầm cự với kẻ thù, nhưng "những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng, hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm" vẫn háo hức mong chờ ngày trở về chiến thắng giữa lòng Hà Nội. Và họ tin tưởng ngày về đó sẽ đến, nhất định đến. Ngày về đã đến sau đó bảy năm, nhưng Ngày về có một thời bị lãng quên trong im lặng. Bây giờ lùi xa 60 năm rồi, đọc lại những câu thơ hào hùng và hào hoa một thời trai trẻ của đời người, của chế độ vẫn còn xúc động sâu xa, vẫn còn lay động bầu máu nóng những người trai đất Việt.

Thơ Chính Hữu không nhiều về lượng. Cả đời thơ hơn nửa thế kỷ của ông chỉ in ba tập (Đầu súng trăng treo, 1966; Thơ Chính Hữu, 1997; Tuyển tập Chính Hữu, 1998). Nhưng chỉ cần một tập đầu tiên thôi đã ghi dấu thơ của ông vào cả nền thơ. Những bài thơ viết từ chiến hào, từ kinh nghiệm máu xương đồng chí đồng bào, ít lời mà nặng ý, nặng tứ, đủ sức ngấm sâu vào tâm người đọc.

Thơ ông nói cái động bằng một tâm thế tĩnh, cái tĩnh của một con người biết sống và biết chiêm nghiệm cái sống của mình để chưng cất thành thơ. Ngoài Ngày về, Đồng chí, Chính Hữu còn có những bài thơ đáng nhớ Thư nhà, Ngọn đèn đứng gác, Duyệt binh, Hai người bộ hành... Gia tài thơ đáng giá đó đã mang lại cho ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 2, năm 2000).

Vĩnh biệt ông, ngày về (27-11-2007). Người bộ hành Chính Hữu chắc đã thanh thản vì mười năm trước ông đã có bài thơ dặn lại người cháu nội 16 tháng tuổi: "Như một di truyền thế hệ/ Cháu sẽ yêu, như ông bà, như cha mẹ/ Dưới gió, dưới mây/ Những phố, những cây/ Dù ở nơi này/ Nay mai vắng vẻ/ Dáng hình ông".

PHẠM XUÂN NGUYÊN