Phương pháp dạy học bàn tay nặn bột ở tiểu học

A- ĐẶT VẤN ĐỀ

     1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

     Như chúng ta biết: nhân loại bước sang thế kỷ 21 đã được gần hai thập kỉ nay, cùng với sự phát triển sâu rộng của khoa học kĩ thuật là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, Việt Nam cũng đang trên đà phát triển. Trong công cuộc đổi mới này, giáo dục được coi là công cụ mạnh nhất để theo kịp với các nước phát triển trên thế giới.

     Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng và nhiều văn kiện khác của nhà nước, của Bộ Giáo dục- Đào tạo đều nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp là một nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cấp học và bậc học ở nước ta, nhằm đào tạo những con người tích cực, tự giác, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành trung ương khóa VIII về những giải pháp chủ yếu trong giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học".

     Từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại  vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, ....”.

     Trong nhiều năm qua, ngành Giáo dục Đào tạo nói chung đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy từ phương pháp dạy học cũ - thụ động “thầy đọc - trò chép” sang phương pháp giảng dạy tích cực - chủ động, sáng tạo theo hướng “phát huy trí lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm”. Cũng như các thế hệ thày giáo, cô giáo, tập thể giáo viên trường tiểu học Tân Định chúng tôi đã trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của ngành giáo dục đề ra bởi phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng nhằm truyền đạt kiến thức tới học sinh đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp, khoa học sẽ là con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực của người học. Mỗi cấp học, mỗi bộ môn đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Đây cũng chính là một trong những yếu tố, động lực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay.

     Trước yêu cầu cấp bách đó, chúng tôi đã không ngừng học hỏi để tìm ra  các biện pháp giảng dạy tốt nhất, giúp học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào học tập, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Những mong từ đó, học sinh thấy thích thú, yêu khoa học, say sưa thực hành các thí nghiệm và ham muốn khám phá tri thức nhân loại.

     “Bàn tay nặn bột" (tiếng Pháp: "La main à la pâte" ; tiếng Anh: Hands on) là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. “Bàn tay nặn bột” là một chương trình giáo dục tiên tiến, giúp đổi mới giáo dục khoa học chuyên sâu tại trường học ở Pháp.

     Được thành lập năm 1996 bởi giáo sư Georges Charpak, đạt giải Nobel vật lí năm 1992, Lena - nhà thiên văn học và Pierre Yves Quéré - nhà vật lí với sự hỗ trợ của Viện Hàn lâm Khoa học, “Bàn tay nặn bột” dựa trên một phương pháp tiếp cận mới đối với khoa học trong giảng dạy ở trường tiểu học và mẫu giáo.

     "Bàn tay nặn bột" chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra.

     Với một vấn đề khoa học đặt ra, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

     Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác, “Bàn tay nặn bột” luôn coi học sinh là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của giáo viên.

     2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

     Mục tiêu của “Bàn tay nặn bột” là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, “Bàn tay nặn bột” còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh.

     Và đây là một số đặc điểm quan trọng để phân biệt Bàn tay nặn bột với các phương pháp dạy học khác:

     - Phương pháp Bàn tay nặn bột chú trọng biểu tượng ban đầu của học sinh trước khi tiếp cận kiến thức mới.

     - Sự tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc giáo viên giúp học sinh tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã tìm ra chân lí (kiến thức): Đó là: Đặt giả thuyết (biểu tượng ban đầu), đặt câu hỏi khoa học, đề xuất phương án nghiên cứu và làm thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận.

     - Phương pháp Bàn tay nặn bột sử dụng vở thí nghiệm như là một phương tiện để rèn luyện ngôn ngữ viết cho học sinh trong quá trình học tập các kiến thức khoa học, tập làm quen với ghi chép một cách khoa học các thông tin thu nhận được trong giờ học.

     - Việc phát hiện kiến thức của học sinh thông qua quá trình tiến hành thực nghiệm sẽ được học sinh phân tích, suy luận, thảo luận chung và tranh luận với bạn, với giáo viên về những ý tưởng hay kết quả thực nghiệm (tức là bắt đầu từ đầu, giống như các nhà khoa học đã đi).

     Mặt khác, Bàn tay nặn bột còn có những ưu thế đặc biệt mà những phương pháp dạy học truyền thống khác không có:

     - Trong dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, học sinh là người chủ động học tập, tự xây dựng kiến thưc thông qua khám phá, thử nghiệm, thảo luận, hợp tác với bạn với sự định hướng giúp đỡ của giáo viên. Qua đó, học sinh nắm được kiến thức, phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo; phát triển năng lực quan sát, thực hành; kĩ năng làm việc hợp tác theo nhóm; góp phần phát triển năng lực của học sinh.

     - Bàn tay nặn bột còn chú ý nhiều tới rèn kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết để học sinh phát triển khả năng diễn đạt, ngôn ngữ khoa học.

     - Qua việc tích cực tham gia các hoạt động, qua các bước của phương pháp Bàn tay nặn bột, học sinh hình thành các tác phong và thói quen làm việc khoa học, thói quen độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong hành động, có lợi cho việc học tập và nghiên cứu sau này. Học sinh cũng dần được hình thành, bồi dưỡng óc tò mò, ham muốn khám phá, lòng yêu thích và say mê khoa học.

     Năm học 2018-2019 là năm học thứ 8 trường Tiểu học Tân Định thực hiện thí điểm dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Trong suốt những năm qua,  năm học nào Ban giám hiệu nhà trường cũng chỉ đạo triển khai dạy “Bàn tay nặn bột” ở tất cả các khối lớp, hàng năm quay băng và ghi hình các tiết dạy nặn bột lưu giữ tại phòng Đồ dùng thiết bị dạy học và gửi báo cáo về Phòng Giáo dục Đào tạo Quận. Nhà trường chúng tôi đã vinh dự nhiều lần đảm nhận xây dựng tiết dạy chuyên đề dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn khoa học ở tổ, khối, cấp trường. Nhưng làm thế nào để có thể hướng dẫn được các em tiến hành thí nghiệm theo phương pháp Bàn tay nặn bột một cách khoa học, vừa đảm bảo tính chính xác lại khắc sâu được nội dung bài học cho các em? Đó là điều mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ. Và tôi đã quyết định lựa chọn sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh thực hành thí nghiệm trong dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn khoa học lớp 5.

     3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

     Học sinh lớp 4-5 tham gia học tập theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” năm học 2018-2019.

     4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

     Để đạt được mục đích rèn đọc cho học sinh tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

     4.1. Nghiên cứu lý luận:

     - Đọc, thu thập và nghiên cứu các tài liệu như: sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo, các tập san báo Giáo dục thời đại, giờ dạy mẫu trên ti vi, sách. Thiết kế giảng dạy Khoa học lớp 4-5 và các tài liệu có liên quan.

     4.2. Nghiên cứu thực tế:

    - Phương pháp dạy thực nghiệm theo phương pháp Bàn tay nặn bột

    - Phương pháp trao đổi và toạ đàm với đồng nghiệp.

    - Phương pháp nhóm.

    - Phương pháp phỏng vấn.

    - Phương pháp trò chơi.

    - Phương pháp điều tra và thực hành thí nghiệm trực tiếp.

     5. PHẠM VI GIỚI HẠN

     Trong phạm vi giới hạn của sáng kiến, tôi nghiên cứu về phương pháp rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm trong dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột cho học sinh lớp 4-5 trong năm học 2016-2018.

  B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

     Được áp dụng trong thời gian gần đây, phương pháp Bàn tay nặn bột đã phần nào chứng minh được ưu điểm của nó bộc lộ qua tính sáng tạo, mạnh dạn, tự tin và chủ động của học sinh. Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thỏa thích nghiên cứu, phát hiện và trình bày ý kiến tự chủ của mình. Từ đó, sự thụ động “thầy đọc, trò chép” mất dần, thay vào đó là sự tự quan sát thực tế, học sinh tự rút ra kết luận và nhận biết bản chất vấn đề.

     “Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí nghiệm nghiên cứu, áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên. Chủ yếu là chú trọng đến việc hình thành các kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề của cuộc sống thông qua việc thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu. Theo kinh nghiệm, điều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của phương pháp giảng dạy Bàn tay nặn bột không chỉ ở đồ dùng giảng dạy và các phương tiện hỗ trợ, mà còn ở cách thức tổ chức một tiết dạy sao cho học sinh chiếm lĩnh được các khái niệm khoa học và kỹ thuật thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói. Hay nói cụ thể đó là phương pháp truyền đạt của giáo viên đến học sinh.

     Đây là các bước của tiến trình hoạt động dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”:

     Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

     Tình huống xuất phát hay nêu vấn đề do giáo viên đưa ra như một cách dẫn dắt vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ.

     Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.

     Làm bộc lộ quan điểm ban đầu để từ đó hình thành các câu hỏi của học sinh là bước quan trọng, đặc trưng của Phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Trong bước này Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức mới. Để làm bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học có liên quan đến kiến thức mới của bài học. Khi yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu giáo viên có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức như lời nói, vẽ hoặc viết.

     Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

    - Đề xuất câu hỏi.

    Từ những khác biệt phong phú ban đầu của học sinh giáo viên giúp học sinh đề xuất các câu hỏi từ những khác biệt đó. Chú ý xoáy vào những quan niệm liên quan đến các kiến thức trọng tâm của bài học, hay mô đun kiến thức. Đây là bước khó khăn của giáo viên vì cần phải chọn lựa quan niệm ban đầu tiêu biểu trong các quan niệm của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học.

     - Đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu.

     Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế các phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó.

     Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.

     - Từ các phương án mà học sinh đưa ra, GV khéo léo lựa chọn phương án thích hợp và tối ưu nhất để học sinh thực hành nghiên cứu.

     - Lưu ý:

+ Nếu làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trên vật thật. Nếu không có vật thật thì cho học sinh quan sát mô hình, tranh ảnh.

+ Đối với phương pháp quan sát, GV cho học sinh quan sát vật thật trước, sau đó cho học sinh quan sát tranh khoa học, mô hình, phóng to những đặc điểm không thể quan sát rõ trên vật thật.

+ Học sinh phải tự đề xuất được các phương án thực nghiệm và tự tiến hành các thí nghiệm. Vì vậy các phương án phải đơn giản, dụng cụ, đồ vật phải gần gũi với học sinh, dễ tìm kiếm trong đời sống hàng ngày.

     Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

     Sau khi thực hiện các thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên kiến thức chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.

     Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại quan niệm ban đầu. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch thì chính học sinh là người tự phát hiện ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động, những thay đổi giúp học sinh khắc sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn.

     Tôi nhận thấy, trong 5 bước của dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, bước nào cũng quan trọng, có sự liên quan, mắt xích với nhau nhưng Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu được coi là khâu chủ chốt của tiết dạy. Học sinh phải tự mình tìm tòi khám phá nội dung bài học qua các thí nghiệm, tìm câu trả lời cho các nghi vấn, thắc mắc để rồi cuối cùng tổng hợp kết quả và rút ra kết luận.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC

 CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HIỆN NAY

     Mặc dù đã được các cấp, các ngành quan tâm, tập huấn rất nhiều về vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong đó có dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột nhưng thực sự vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

     Về phía người dạy, một nguyên nhân chủ quan là một số thầy cô chưa thu hút được học sinh, khiến các em không hào hứng với việc phát biểu xây dựng bài. Bên cạnh đó, những hạn chế về năng lực, phương pháp, nghệ thuật giảng dạy và cả sự nhiệt tình ở các thầy cô giáo vô tình đã làm cho sự lười biếng, ỷ lại của các học sinh càng tăng thêm. Và thực tế, trong các tiết khoa học, các thầy cô chưa giành thời gian để học sinh được chủ động tiến hành các thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của các thày các cô, nếu có làm thí nghiệm thì đó cũng chỉ là việc thực hiện “qua quýt” cho xong để tìm ra nội dung bài học. Một số thày cô hay chăng chưa đủ tự tin, vững vàng để giải đáp những băn khoăn, thắc mắc mà các em đưa ra. Bản thân các em lại ít được làm thí nghiệm, nếu có thì cũng chưa thực sự được làm một “nhà khoa học” độc lập để thực hiện công việc “nghiên cứu” của mình. Nội dung bài học chưa được khắc sâu, kiến thức chưa chắc.

     Về phía học sinh, năng lực thực hành của các em còn hạn chế, không đồng đều. Chính vì vậy, kết quả học tập đạt được chưa cao.

     Về cấu trúc chương trình: Thực tế nội dung chương trình môn khoa học lớp 4 gồm 3 chủ đề với 70 bài dạy bao gồm:

- Con người và sức khỏe ( 19 bài ).

- Vật chất và năng lượng ( 37 bài ).

- Thực vật và động vật ( 14 bài ).

     Trong đó, các bài có thể dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột:

TT

Bài

Tiết theo PPCT

Mức độ sử dụng

Đồ dùng dạy học tối thiểu cần có

1

Trao đổi chất ở
người (t1)

Tiết  2

Những thứ con người nhận và thải ra môi trường

Sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.

2

Trao đổi chất ở
người (t2)

Tiết 3

Những thứ con người nhận và thải ra môi trường

Tranh về các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất (trang 8- sgk)
Sơ đồ mối liên hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất

3

Nước có tính chất gì?

Tiết 20

Cả bài

Cốc, thìa, một số dụng cụ đựng nước có hình dạng khác nhau, tấm kính, khăn bông, khay đựng nước, muối, đường, cát.

4

Ba thể của nước

Tiết 21

Cả bài

Đá lạnh, muối, nước lọc, nước sôi, ống nghiệm, cốc, đĩa, nhiệt kế

5

Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?

Tiết 22

Cả bài

Tranh SGK (Không có phần ghi chú dưới tranh), Tranh bầu trời có mây đen và mưa, Tài liệu nói về sự hình thành mây, mưa.

6

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong TN

Tiết 23

HĐ1và HĐ3

Tranh phóng to trang 48, sơ đồ vòng tuần hoàn của nước(không có phần chú thích)

7

Nước bị ô nhiễm

Tiết 25

Thế nào là nước bị ô nhiễm

Kính hiển vi, chai đựng nước, bông, phễu

8

Một số cách làm
sạch nước

Tiết 27

HĐ1và HĐ2

Nước đục, một số chai nhựa trong, giấy lọc, cát, than bột.

9

Làm thế nào để biết có không khí?

Tiết 30

Cả bài

Túi ni lông,chai rỗng, miếng bọt biển, chậu đựng nước, quả địa cầu.

10

Không khí có những tính chất gì?

Tiết 31

Cả bài

Cốc thủy tinh rỗng, thìa,bóng bóng có hình dạng khác nhau, bơm tiêm, quả bóng.

11

Không khí gồm những TP nào?

Tiết 32

Cả bài

Lọ thủy tinh, nến, đế kê lọ, nước vôi trong, chậu thủy tinh.

12

Không khí cần cho
sự cháy.

Tiết 35

Cả bài

Lọ thủy tinh, nến,đế của lọ thủy tinh.

13

Không khí cần cho
sự sống

Tiết 36

Cả bài

Lọ thủy tinh, một con dế, hai cây nhỏ trồng trong chậu, dụng cụ để bơm không khí vào bể cá.

14

Tại sao có gió?

Tiết 37

Sự chuyển động của không khí

Chong chóng, hộp đối lưu

15

Âm thanh

Tiết 41

Cả bài

ống bơ, thước kẻ, sỏi,trống, dùi nhỏ.

16

Sự lan truyền âm thanh

Tiết 42

Âm thanh truyền qua một số chất

Trống, dùi nhỏ, bao bóng, điện thoại, lọ thủy tinh đựng nước, vụn gấy

17

Ánh sáng

Tiết 45

Cả bài

Đèn bin, tấm bìa, hộp đen, ni lông, tấm gỗ,

18

Bóng tối

Tiết 46

Cả bài

Đèn bin, vỏ hộp bằng sắt, cốc thủy tinh, quyển sách.

19

Ánh sáng cần cho
sự sống

Tiết 47

HĐ4

Tranh phóng to trang 94,95

20

Nóng lạnh và
nhiệt độ

Tiết 50+51

Cả bài

Cốc thủy tinh, nước sôi, nước nguội, nước đá, nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt độ không khí, chậu đựng nước.

21

Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

Tiết 52

Cả bài

Cốc, thìa, soong, giấy báo, nhiệt kế, nước nóng .

22

Ôn tập: Vật chất và năng lượng.

Tiết 55+56

HĐ2,3

Tranh trang 111, cốc thủy tinh, nước lạnh, khăn bông.

23

Thực vật cần gì
để sống?

Tiết 57

Cả bài

Các tranh ở trang 114,115

24

Nhu cầu không khí của thực vật.

Tiết 60

Quá trình hô hấp và quang hợp của cây

Các tranh ở trang 120,121

25

Trao đổi chất ở
thực vật

Tiết 61

Các chất thực vật lấy và thải ra môi trường

Tranh vẽ trang 122, sơ đồvề sự trao đổi khí, trao đổi thức ăn ở thực vật

26

Động vật cần gì
để sống?

Tiết 62

Những yếu tố cần cho sự sống của động vật

Một số hộp bằng nhựa hay bằng kính , một số con chuột còn sống, nước ,thức ăn của chuột, đĩa, bìa , đắp đậy hộp.

27

Bài

Tiết theo PPCT

Mức độ sử dụng

Đồ dùng dạy học tối thiểu cần có

28

Trao đổi chất ở
động vật.

Tiết 64

Các chất động vật lấy và thải ra môi trường

Tranh trang 128, Sơ đồ trao đổi chất ở động vật.

     Còn chương trình môn khoa học lớp 5 thì gồm 4 chủ đề  (thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên) cũng với 70 bài dạy bao gồm:

- Con người và sức khỏe ( 21 bài ).

- Vật chất và năng lượng ( 29 bài ).

- Thực vật và động vật ( 11 bài ).

- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( 9 bài).

     Nhưng chỉ có một số bài (hoặc một số phần trong bài dạy) có thể áp dụng dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột:

TT

Bài

Tiết theo PPCT

Mức độ

sử dụng

Đồ dùng dạy học tối thiểu

cần có

1

Thủy tinh

Tiết 29

Tính chất và công dụng của thủy tinh

Cốc, chén, lọ,..thủy tinh

2

Cao su

Tiết 30

Tính chất của cao su

Bóng, sợi dây bằng cao su; nước sôi, nước lạnh, xăng, nến, bật lửa.

3

Chất dẻo

Tiết 31

Tính chất và công dụng của chất dẻo

Các đồ dùng bằng nhựa

4

Sự chuyển thể
của chất

Tiết 35

Cả bài

Nến, nước đá, giá đỡ.

5

Hỗn hợp

Tiết 36

Cả bài

Muối, mì chính, hạt tiêu, xi măng,cát, thìa, li nhựa.

6

Dung dịch

Tiết 37

Cả bài

Cốc, thìa, nước lọc, muối, giá đỡ

7

Sự biến đổi hóa học

T38,39

Cả bài

Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn, nến, đường.

8

Lắp mạch điện
đơn giản

T46,47

Cả bài

Pin, bóng đèn

9

Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa

Tiết 51

Cả bài

Thông tin và hình số 1 SGK trang 106

10

Cây con mọc lên
từ hạt

Tiết 53

Cấu tạo của hạt

Ươm một số hạt lạc hoặc đậu xanh, đậu đen

11

Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ

Tiết 54

Nơi cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

Ngọn mía, củ khoai tây, củ gừng, riềng, hành, tỏi

     Việc dạy học các bài không được thường xuyên, liên tục cũng làm cản trở thói quen thực hành thí nghiệm trong các em học sinh.

CHƯƠNG 3:  CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:

     Biện pháp 1. Chuẩn bị thí nghiệm:

     Thí nghiệm nói chung phải kích thích được hứng thú óc sáng tạo của học sinh. Trước mỗi bài dạy thực nghiệm, tôi luôn luôn có ý thức chuẩn bị rất kĩ:

     1.1. Xem trước nội dung bài dạy, dự kiến trước các tình huống, các thí nghiệm có thể học sinh sẽ nêu ra trong tiết dạy, chuẩn bị câu trả lời cho các tình huống đó. Theo tôi, các thí nghiệm được tiến hành phải được hiểu rõ mục đích, các điều kiện thí nghiệm, yếu tố thí nghiệm và yếu tố đối chứng.

     1.2. Đối với những thí nghiệm cần đến độ an toàn và chính xác, tôi chủ động tiến hành trước để có thao tác chuẩn chính xác, kiểm chứng trước tính đúng đắn của sách giáo khoa và những hiểu biết trên thực tế của bản thân.

     Ví dụ: Thí nghiệm chứng minh tính chất hòa tan của nước Dự kiến tình huống của học sinh: Nước hòa tan đường, dấm, xăng , dầu….

                                     (Bài “Nước có tính chất gì?”- Khoa học 4)

     Thí nghiệm kiểm tra:

+ Nước hòa tan đường, dấm…học sinh tự tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận: Nước có hòa tan đường, dấm.

+ Nước có hòa tan hay không hòa tan xăng dầu?

Tôi đã bí mật tiến hành thí nghiệm kiểm chứng trước khi bắt đầu tết dạy: Sau khi hòa nước trong xăng dầu, tôi đã châm lửa đốt trên đĩa xăng…Hiện tượng: Nếu lửa cháy -> chứng tỏ nước không hòa tan xăng ( vì xăng nhẹ nên nổi trên mặt nước); Nếu lửa không cháy -> chứng tỏ nước đã hòa tan xăng…

Mặt khác, để thí nghiệm đảm bảo chắc chắn thành công, thuyết phục cao trước các em học sinh, tôi dự kiến các phương án khi tiến hành đốt lửa:

* Nếu lượng xăng vừa phải, cho học sinh quan sát ngọn lửa cháy đến khi hết xăng.

* Nếu lượng xăng ( do quá trình thực hành, học sinh đổ quá nhiều xăng), tôi sẽ chủ động đỏ bớt xăng, pha thêm nước…

* Nếu khi đốt cháy, ngọn lửa quá to -> phương án: dùng vật thấm nước có bề mặt rộng như khăn, vải bông…dập lửa.

Ví dụ: Thí nghiệm nhận biết hỗn hợp: Dự kiến tình huống của học sinh: Nước chanh là một hỗn hợp…. (Bài “Hỗn hợp”- Khoa học 5)

Thí nghiệm kiểm tra:

+ Hòa tan nước, đường, chanh (lọc bỏ tép chanh và hạt chanh trong cốc nước đường)…học sinh tự tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận: Nước chanh là một hỗn hợp.

Giáo viên phân tích:

? Trong hỗn hợp nước chanh, những chất nào được trộn lẫn với nhau? (đường, nước, nước chanh)

? Những chất trộn lẫn này có hòa tan hay không hòa tan hết? (hòa tan hết)

? Khi hòa tan hết, nước có vị gì? (vị chua của nước cốt chanh, vị ngọt của đường hòa tan)

     1.3. Đặc điểm của dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột là học tập và làm thí nghiệm theo nhóm. Tôi đã lựa chọn và chia nhóm HS cho phù hợp tâm sinh lí của từng nhóm (có cả nam và nữ, có cả HS đại trà và HS năng khiếu). Ở lớp, tôi thường chia 4 nhóm, mỗi nhóm từ 6 -> 8 học sinh, các nhóm đều có học sinh nam và nữ, trình độ tương đương nhau để đảm bảo sự suy nghĩ đồng đều, có sự ganh đua trong quá trình tham gia học tập, phát biểu và tiến hành thí nghiệm. Và điều quan trọng là các nhóm đều có học sinh có năng khiếu về thực hành để hướng dẫn và giúp các bạn khác hoàn thành thí nghiệm.

      1.4. Bằng mọi cách, tôi luôn chuẩn bị đủ các thí nghiệm cho mỗi nhóm (tất nhiên là chỉ chuẩn bị cho các thí nghiệm sử dụng trong tiết học đó mà thôi ). Tôi cố gắng tạo ra các đồ dùng có thể sử dụng nhiều lần và sử dụng cho nhiều thí nghiệm khác nhau. Chẳng hạn, thí nghiệm với ống bơ, chai nhựa, lon bia, ni lông, vải, có thể sử dụng trong các bài: Âm thanh, Sự lan truyền âm thanh, Nước có những tính chất gì?, Không khí có những thành phần nào? (Khoa học 4). Thí nghiệm với cát, sỏi, xi măng, cốc thủy tinh, đường có thể sử dụng cho các bài: Thủy tinh, Hỗn hợp, Dung dịch (Khoa học 5)

     1.5. Chuẩn bị đủ các vật liệu, dụng cụ chung cho mỗi nhóm HS cần sử dụng ( nếu có hóa chất hoặc các chất gây cháy, nổ như xăng dầu, đồ dùng dễ vỡ, để đảm bảo an toàn, tôi để vào dụng cụ riêng để dễ bảo quản và tiết kiệm hóa chất, tiết kiệm thời gian chuẩn bị). Ví dụ trong bài dạy “ Nước có những tính chất gì?” (Khoa học 4), tôi chuẩn bị 1 lọ xăng dự kiến  tình huống học sinh đưa ra: Nước có hòa tan hay không hòa tan xăng dầu….. Trong bài dạy “Đá vôi”, tôi chuẩn bị cho các con cả đá cuội và đá vôi (đề phòng trường hợp các con chưa thể phân biệt chính xác đá vôi và đá cuội); dụng cụ tôi vôi bằng thủy tinh an toàn, dễ quan sát cho quá trình thực hiện. Trong bài“Thủy tinh”(Khoa học 5), tôi để riêng một lọ axít dự kiến tình huống học sinh đưa ra: Thủy tinh bị axít ăn mòn…

     1.6. Bên cạnh đó, bản thân tôi còn phải tìm tòi, học hỏi thêm các kiến thức ở đồng nghiệp, các cán bộ quản lí trong nhà trường, đọc thêm các thông tin trong sách báo, qua mạng Internet để chuẩn bị đủ các kiến thức liên quan để tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc cho học sinh trong quá trình tiến hành thí nghiệm. Biển học là mênh mông và con đường đến với kiến thức là vô hạn. Tôi luôn tự nhắc nhở mình phải không ngừng học hỏi để nâng cao tri thức và sự hiểu biết bản thân, phấn đấu là một kho kiến thức trước các em, để các em phải thật tự hào và ngưỡng mộ về cô giáo của mình. Tuy vậy, nếu có vấn đề chưa thật chắc chắn, tôi sẽ hẹn tiếp tục cùng nghiên cứu và trả lời các em vào dịp khác.

     1.7. Tôi cũng chuẩn bị một tâm lí thoải mái trước khi thực hành (tránh cáu gắt, bực bội …) vì theo tôi Khoa học là môn học rèn con người có tính kiên nhẫn, trầm tĩnh, kiên trì và tự tin .

     1.8. Ngoài ra, tôi còn chuẩn bị  đủ trang phục cho buổi thí nghiệm (quần áo, găng tay.... nếu cần), lường trước các sự cố xảy ra ngoài ý muốn, chuẩn bị các phương án đề phòng ( phương án dập lửa khi tiến hành thí nghiệm với xăng dầu, thí nghiệm đốt cháy cao su (sử dụng sợi dây cao su dài để khi đốt cháy không bị nóng), phương án thực hành tính chất thủy tinh khi bị va đập mạnh …..). Tôi cũng nhắc nhở học sinh thực hiện đúng nội qui khi làm thí nghiệm (không được tiến hành thí nghiệm bừa bãi, hay nghịch vô ý thức trong khi làm thí nghiệm…mục đích để bảo đảm an toàn khi thí nghiệm) và có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh khu vực thí nghiệm. Với những thí nghiệm có đồ dùng bằng thủy tinh, tôi luôn lưu ý các em cẩn thận trong quá trình sử dụng.

     1.9. Về phía học sinh : Lớp học Bàn tay nặn bột thường chia thành 4 nhóm ( mỗi nhóm sử dụng 01 bộ đồ dùng thí nghiệm ). Tôi yêu cầu các em:

     - Nghiên cứu trước nội dung bài học, nắm rõ các đối tượng cần tiến hành thí nghiệm có trong bài học hôm đó. Chẳng hạn: thí nghiệm với nước (Trong bài: Nước có những  tính chất gì?); thí nghiệm với không khí (Trong bài: Không khí có những tính chất gì?); thí nghiệm với những ngọn nến để tìm ra sự cháy trong không khí - Khoa học 4; thí nghiệm với thủy tinh ( Trong bài: Thủy tinh); thí nghiệm với cát, sỏi, xi măng hay gia vị, lạc vừng (Trong bài: Hỗn hợp); thí nghiệm đốt cháy cao su để chứng tỏ cao su dẫn nhiệt kém - Khoa học 5

     - Nhắc nhở các em học sinh tự tìm hiểu qua tranh ảnh, sách báo, đề xuất các thí nghiệm  tìm ra nội dung bài học. Nhờ có sự chuẩn bị và nghiên cứu trước bài học, các em học sinh của tôi đã đề xuất được nhiều thí nghiệm hay, phong phú: Thí nghiệm nước thấm qua bông, vải, sợi…., các thí nghiệm về sự lan truyền âm thanh, Không khí có những tính chất gì? - Khoa học 4..... Thí nghiệm ném bóng cao su xuống nền nhà hoặc ấn nhẹ lên bề mặt quả bóng để chứng tỏ rằng cao su có tính đàn hồi…., các thí nghiệm với đá vôi, phân biệt đá vôi với các loại đá khác, thí nghiệm phân biệt Dung dịch và Hỗn hợp….(Khoa học 5)

     - Các nhóm học sinh có nhiệm vụ giúp đỡ cô giáo chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm như chuẩn bị nước sạch, chai , xi lanh, cát, sỏi, sắp sẵn các bộ thí nghiệm cho từng nhóm. Cuối tiết học, các em lại có trách nhiệm thu gọn đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm của nhóm mình xếp vào phòng Đồ dùng của nhà trường theo quy định.

     1.10. Với mỗi bài học, tôi luôn xác định rõ mục đích từng thí nghiệm, lựa chọn các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho phù hợp. Các dụng cụ thí nghiệm mà tôi lựa chọn phải đơn giản, dễ làm, gần gũi với các em học sinh và chất lượng tốt, đảm bảo độ chính xác cao. Đôi khi, trong thực tế, không phải dụng cụ nào cũng phù hợp và hoạt động tốt, bản thân tôi đã phải tự tạo ra các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy.

     Chẳng hạn, dự đoán tình huống cho bài dạy: Nước có những tính chất gì?, tôi đã  để trong bộ dụng cụ thí nghiệm các nhóm 1 chai nước có dạng nhỏ giọt. Vậy là có nhóm học sinh đã sử dụng chai nước đó để tiến hành thí nghiệm về hình dạng của nước và đã có kết luận: Nước có dạng hình tròn. Các em đã chắc chắn và khẳng định ý kiến nhóm mình đưa ra là đúng và làm thí nghiệm chứng minh cho cô giáo và các bạn của mình bằng cách nhỏ giọt nước trong chai cho rơi xuống. Quả thật, nước có dạng hình tròn. Chỉ đến khi có nhóm bạn phát hiện ra rằng; giọt nước tiếp tục rơi cho đến khi xuống mặt phẳng, nó lại tan ra, không còn là hình tròn nữa. Lúc ấy, các em mới công nhận thực tế: Nước không có hình dạng nhất định – ( Khoa học 4 )

     Trong bài “ Dung dịch”, tôi đã chuẩn bị các chất lỏng có màu sắc khác nhau để các em có thể thí nghiệm tạo dung dịch ngay tại lớp. Tôi yêu cầu các em cho dung dịch mực đỏ vào cốc nước trắng (yêu cầu mực trong, không cặn). Để thí nghiệm thành công, tôi lựa chọn mực pelican). Lúc đầu, dung dịch mực và nước chưa hòa trộn ngay vào nhau, học sinh có em vội vàng kết luận: đây là hỗn hợp. Sau đó, có bạn học sinh phát hiện ra, hỗn hợp này chưa được khuấy đều. Tôi chỉ định học sinh này lấy khuấy đều dung dịch, học sinh cả lớp quan sát dòng mực chuyển động và hòa lẫn trong cốc nước, biến nước trong suốt dần dần thành màu của dung dịch. Tiếp tục khuấy đều, ta sẽ có một dung dịch mới mang màu sắc của dung dịch hòa tan. ( Khoa học 5 )

     1.11. Để kích thích thị của các em, tôi cũng hay chọn các đồ dùng thí nghiệm màu sắc tương phản “bắt mắt” giúp học sinh quan sát tốt hơn.

     Ví dụ: Trong bài “ Ánh sáng”, tôi đã chuẩn bị hệ thống ánh sáng có màu (đèn màu), sử dụng công tắc bật lên để các em theo dõi một cách thích thú. Trong bài “Bóng tối”, tôi đã sử dụng ánh sáng thật để các nhóm học sinh được pát hiện bóng của một vật ngay trên lớp bằng cách: cho các em đặt một đồ chơi cử động phía trước vật phát sáng rồi thực hành quan sát bóng của nó khi đồ vật cử động. Nhìn hình ảnh bóng đồ vật cử động, cả lớp học sinh của tôi đã reo lên một cách thích thú. ( Khoa học 4 )

     Theo tôi, một thí nghiệm thành công tức là phải được chuẩn bị kỹ, nếu cần phải làm đi làm lại trước nhiều lần, dự đoán các phương án xảy ra. Thí nghiệm khoa học phải thành công, không được phép thất bại để thuyết phục các em, thuyết phục người nghe, nếu không sẽ phá vỡ tiến trình bài học, làm học sinh thất vọng.

     Bởi vậy, trước khi tiến hành thí nghiệm, tôi luôn hướng dẫn các em chuẩn bị hệ thống câu hỏi bám sát những vấn đề cần quan tâm, hướng dẫn các em quan sát hiện tượng, phân tích kết quả thí nghiệm, vận dụng các kiến thức có liên quan để đi đến tri thức mới một cách logic.

     Biện pháp 2. Tiến hành thí nghiệm.

     2.1.  Đầu tiên, tôi cho các em lựa chọn dụng cụ, vật liệu làm thí nghiệm. Thí nghiệm với nội dung nào thì sử dụng các thiết bị phục vụ nội dung ấy.

     Tôi hướng dẫn cho nhóm trưởng phân công bạn trong nhóm thực hiện thí nghiệm, người giúp đỡ; yêu cầu các bạn thực hiện thí nghiệm để trả lời các câu hỏi mà nhóm mình đưa ra. Các em cũng có thể thay đổi phương án thí nghiệm nếu kết quả không phù hợp với vấn đề đặt ra.

     Ghi kết quả khám phá: yêu cầu ghi cẩn thận và chính xác kết quả mà cả nhóm quan sát và đánh giá.

     Chẳng hạn, trong bài “Nước có những tính chất gì?”, để thực hiện thí nghiệm tìm ra đặc điểm của nước khi chảy, các em phải tự lựa chọn đồ dùng: chai nước, tấm nhựa ( kính) trong…., các dụng cụ cho phù hợp, rồi phân công nhau trong nhóm: người thực hành đổ nước, người giữ tấm nhựa trong ở vị trí đặt nghiêng so với mặt bàn……

Còn ở Bài “Ánh sáng”:

     Khi nghiên cứu về đường truyền ánh sáng, đầu tiên, tôi yêu cầu các em tự lựa chọn dụng cụ thí nghiệm trong bộ thí nghiệm như đèn pin, đèn sạc, các đồ chơi có phát sáng….

     Để trả lời được vấn đề mà các em đưa ra: Ánh sáng được truyền đi như thế nào?, học sinh phải tự làm thí nghiệm, quan sát tìm tòi được những thông tin cần thiết cho quan niệm đường truyền của ánh sáng. Các em cho ánh sáng đèn  pin chiếu qua một ống nhỏ và quan sát rồi đi đến kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.

     Ở chương trình khoa học lớp 5, các em đòi hỏi phải nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong quá trình nhận biết thí nghiệm, lựa chọn đồ dùng khoa học phù hợp để tiến hành thí nghiệm tìm ra đặc điểm các sự vật hiện tượng khoa học. Trong bài “Dung dịch”, để thực hiện thí nghiệm tìm ra đặc điểm của dung dịch, các em phải tự lựa chọn đồ dùng, nguyên vật liệu: chai nước, đường ăn, chanh (quả)..…., rồi phân công nhau trong nhóm: người thực hành đổ nước, người khuấy đường cho hòa tan, bạn thì vắt chanh nhưng phải lọc bỏ hạt……

Còn ở Bài “Lắp mạch điện đơn giản”:

     Khi thực hành lắp mạch điện đơn giản, đầu tiên, tôi yêu cầu các em tự lựa chọn dụng cụ trong bộ lắp mạch điện như đèn pin, pin, đèn sạc, các đồ chơi có khả năng phát sáng….

     2.2. Thông báo kết quả làm việc

     Tôi cho các em tự cử đại diện nhóm mình lên mô tả lại những thí nghiệm đã làm, trình bày, giải thích những việc đã làm bằng lời hoặc bằng hình vẽ, nêu kết luận đã tìm thấy được. Các em phải tự phân công nhau trình bày, giải thích những thí nghiệm và tự mình tiến hành đúng những thí nghiệm trước tập thể các bạn.

Thí nghiệm tìm hiểu: Khi nào vật phát ra âm thanh?- Khoa học 4

- Cho các em học sinh xé những mẩu giấy vụn, rắc lên mặt trống

Trường hợp 1: Không gõ trống, trống không rung -> vụn giấy không chuyển động.

Trường hợp 2: Một học sinh gõ trống . Yêu cầu các em quan sát hiện tượng.

? Mặt trống có rung không?

? Các vụn giấy chuyển động như thế nào?

( mặt trống rung lên, vụn giấy nảy lên và rơi xuống vị trí khác khi trống kêu)

  Trường hợp 3: Học sinh gõ mạnh hơn.

? Trống kêu như thế nào?

? Vụn giấy chuyển động ra sao?

( vụn giấy chuyển động nhanh hơn, trống kêu to hơn)

-> Kết luận: Âm thanh phát ra nhờ sự rung động các vật

Thí nghiệm phân biệt: Dung dịch và Hỗn hợp?- Khoa học 5

- Cho các em học sinh thực hành tạo Dung dịch và Hỗn hợp: thí nghiệm với hỗn hợp: đường, chanh, nước…

Thí nghiệm: vắt chanh trong nước, khuấy đều. Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét:

Trường hợp 1: đường tan, hạt chanh và các tép chanh không tan -> Hỗn hợp.

Trường hợp 2: Nếu lọc bỏ hạt và tép chanh trước khi cho vào cốc nước, đường tan, nước cốt chanh tan-> tạo thành nước có vị ngọt và chua, khác với nước ban đầu -> Dung dịch.

-> Kết luận:

+ Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hòa tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hòa tan vào nhau được gọi là dung dịch.

+ Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau có thể tạo thành một hỗn hợp. Trong hỗn hợp, mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.

     Biện pháp 3. Trò chơi trong thí nghiệm:

     Để tập trung sự chú ý của các em vào bài học, tôi đã nghĩ ra cách đưa chủ đề bài học vào các thí nghiệm, trò chơi một cách hấp dẫn. Từ đó, các em sẽ bị cuốn theo sức hấp dẫn đó và một khi đã tạo được sự hứng thú thì các em sẽ mạnh dạn hơn. Sự sáng tạo từ đó sẽ được các em phát huy tối đa chứ không còn rụt rè như khi bị hỏi bài đột ngột đầy thụ động như trước nữa.

     Trong bài Không khí có những tính chất gì? , tôi đã gọi 4 học sinh lên bảng chơi trò thổi bong bóng. Rồi tôi bắt đầu gợi ý: “Các em có biết cái gì làm cho bong bóng căng lên không?”. Sau đó tôi cho các em đâm thủng các bong bóng đang căng hơi để các em tự thảo luận về tính chất của không khí.

     Hay với một nhóm khác, tôi cho các em dùng ống bơm kim tiêm (không có kim) rồi hướng dẫn các em tự rút không khí vào ống, dùng một tay bịt đầu rồi thả cần đẩy để tự khám phá sự nén lại của không khí. Sau khi tự làm thí nghiệm, quan sát, các em thảo luận, đặt câu hỏi theo nhóm. Sau đó, tôi cho các em trình bày các ý kiến, nếu em nào trình bày chưa đúng với kiến thức cần cung cấp thì tôi gọi thêm những học sinh nhóm khác cho đến khi nào đúng.

     Trong bài “ Âm thanh”, tôi cho các em chuẩn bị một số vật dụng như ống bơ, thước kẻ, sỏi, bút, phấn, yêu cầu các em trình bày các cách làm để tạo ra âm thanh. Vì yêu thích các trò chơi và mong muốn được làm thí nghiệm, các nhóm đã phấn khởi xung phong trình bày nhiều cách làm khác nhau.

+ Cho hòn sỏi vào ống bơ và lắc mạnh

+ Dùng thước gõ vào thành ống bơ

+ Dùng 2 hòn sỏi cọ vào nhau

+ Dùng bút cho vào ống bơ rồi lắc….

     Khi thực hành bài “ Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”, tôi đã để chung một số các loài hoa (cả hoa thật và tranh ảnh) rồi gọi một nhóm 8 học sinh lên bảng chơi trò “Hái hoa”. Nhiệm vụ của các em là phải tìm ra được những loài hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc có nhụy (hoa cái) hoặc loài hoa có cả nhị và nhụy.  

     Đây là câu hỏi có nội dung không thật gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em (vì các em là những HS ở khu vực nội thành, ít khi được tiếp xúc với các loài hoa, quả..). Sau một thời gian các em phân vân, tôi bắt đầu gợi ý cho các em: “Các em có biết nhị nhụy hoa khác nhau ở chỗ nào không?” Sau đó tôi cho các em quan sát, tiến hành thí nghiệm (tách cánh hoa, nhị, nhụy hoa) và phân loại các loại hoa theo yêu cầu. Khi các em trình bày ý kiến, nếu em nào trình bày chưa đúng với kiến thức cần cung cấp thì tôi gọi thêm những học sinh nhóm khác cho đến khi nào có câu trả lời đúng mới thôi.

Hoa có cả nhị và nhụy: Hoa phượng, hoa dong riềng, hoa dâm bụt, hoa sen, hoa mận, hoa sen, hoa đào, hoa mơ…

Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái): hoa bầu, hoa bí, hoa mướp, hoa dưa chuột, hoa dưa lê…

     Trong bài “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”, tôi cho các em chuẩn bị một số loại củ quả: củ khoai tây, ngọn mía, cây rau ngót, cây sống đời, củ gừng, của hành.….yêu cầu các em quan sát và tìm xem chồi có thể mọc lên từ vị trí nào của thân cây, củ. Vì yêu thích các trò chơi và mong muốn được làm thí nghiệm, các nhóm đã phấn khởi xung phong trình bày và chỉ rõ vào vật thật nơi chồi mọc ra:

+ Củ khoai tây: chồi mọc ở chỗ lõm

+ Ngọn mía: chồi mọc ra từ nách lá

+ Cây rau ngót: chồi mọc ra từ nách lá

+ Cây sống đời: chồi mọc ra từ mép lá

+ Củ gừng: chồi mọc ra từ chỗ lõm trên bề mặt củ…

     Trong bài “Đá vôi”, để tìm hiểu xem đá vôi cứng hơn hay mềm hơn đá cuội, tôi cho các em học sinh lấy đá vôi cọ sát lên hòn đá cuội rồi lấy đá cuội cọ sát lên hòn đá vôi. Trong quá trình thực hành thí nghiệm, các em sẽ thấy: chỗ cọ sát ở hòn đá vôi có những vụn bột trắng rơi ra, đó là do đá vôi đã bị mài mòn, còn chỗ cọ sát của hòn đá cuội có màu trắng, đó là vụn của đá vôi. Từ đó học sinh đưa ra kết luận: Đá vôi mềm hơn đá cuội.

     Biện pháp 4. Các thí nghiệm tiến hành phải đi từ dễ đến khó:

     Ở lớp 4-5, các thí nghiệm khoa học phức tạp hơn nhiều so với các lớp dưới. Đặc biệt, các bài học trong chương “Vật chất và năng lượng”, thí nghiệm đòi hỏi phải có sự chọn lọc, không phải thí nghiệm nào cũng tiến hành một cách dàn trải, vô thức. Thí nghiệm vừa phải phục vụ cho nội dung bài học. Đó còn phải là thí nghiệm tiêu biểu, đặc trưng, một thí nghiệm chứng minh cho nhiều tính chất. Nhưng những thí nghiệm như thế này luôn đòi hỏi nhiều thao tác kĩ xảo, óc tư duy, sáng tạo. Trong cùng một thời gian tiến hành trên lớp, các em chưa thể phát hiện được ngay. Bằng vốn kiến thức và tâm huyết bản thân, người giáo viên phải khéo léo gợi mở các em bằng hệ thống câu hỏi, nếu cần thiết có thể bắt đầu từ những vấn đề xuất phát để đến được cái đích của bài học.

     Áp dụng cách dạy này, tôi đã thành công ở bài dạy: Không khí cần cho sự cháy?- Khoa học 4

      Thí nghiệm 1:  Chuẩn bị: 2 cây nến cùng loại, 1 lọ nhỏ, 1 lọ lớn hơn.

      Giáo viên cho học sinh nêu tên các dụng cụ thí nghiệm và cho biết có gì giống nhau, có gì khác nhau. Học sinh đã nêu được có 2 cây nến giống nhau và 2 cái lọ khác nhau một cái to, một cái nhỏ. Sau đó giáo viên tiến hành thí nghiệm:

          - Cho học sinh thực hành đốt cháy 2 cây nến, để 2 cây nến cháy một lúc, quan sát và nhận xét (Hai cây nến vẫn cháy bình thường )

          - Giáo viên úp lọ nhỏ lên cây nến thứ nhất và lọ lớn lên cây nến thứ hai.

          Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng gì xảy ra?

           - Ngọn nến thứ nhất tắt rất nhanh.

           - Ngọn nến thứ hai cháy một lúc rồi tắt.

          Giáo viên cho học sinh giải thích hiện tượng:

              1 - Vì sao cây nến thứ nhất tắt nhanh hơn cây nến thứ hai?

( Vì lọ ở cây nến thứ nhất nhỏ hơn lọ ở cây nến thứ hai )

              2 - Vì sao lọ ở cây nến thứ hai lớn hơn thì cây nến này sẽ cháy lâu hơn?

( Vì lọ lớn hơn sẽ chứa nhiều ô-xi hơn )

      Học sinh sẽ dùng kiến thức ở bài 32 “ Không khí gồm những thành phần nào?” để giải thích hiện tượng, rút ra kết luận.

      Trong phần này, nếu chúng ta không làm thí nghiệm mà chỉ cho học sinh xem tranh, thì các em khó có thể nhận xét hiện tượng để rút ra điều cần nhớ. Khi làm thí nghiệm, tôi đã dặc biệt lưu ý các thao tác thực hành như: Khi đốt 2 cây nến, nên dùng 2 cây nến cùng loại, để nó cháy một lúc cho học sinh quan sát, sau đó úp hai lọ cùng một lúc lên hai ngọn nến để học sinh dễ dàng so sánh thời gian cháy.

          Thí nghiệm 2: Dùng ống phi hở hai đầu úp lên một cây nến đang cháy, xem cây nến còn cháy được bao lâu.

          Thay đế gắn cây nến. Tại sao nến không tắt?

          Học sinh giải thích hiện tượng: Vì lúc đầu cây nến không được cung cấp không khí có nguồn ô-xi nên mới bị tắt.

     Trong chương trình Khoa học 5, bài “Sự biến đổi hóa học” là một bài học khó, dễ gây nhầm lẫn khi phân biệt giữa biến đổi hóa học và biến đổi lí học. Tôi đã cho các em tìm hiểu kĩ về Vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học.

      Thí nghiệm: 

     Chuẩn bị: một ít giấm, một que tăm, một mảnh giấy, diêm và nến.

     Cho học sinh thực hành rót giấm vào chén nhỏ

     Yêu cầu học sinh các nhóm viết bức thư mật của nhóm mình cho nhóm khác (một cách bí mật)

     Yêu cầu các nhóm gửi bức thư mật đến nhóm mình gửi

     Giáo viên gọi các nhóm đọc bức thư mà nhóm mình nhận được.

     Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến về vấn đề: Làm thế nào để người nhận có thể đọc được  những bức thư như thế này?            

       Học sinh sẽ sử dụng kiến thức đã học để tiếp tục thí nghiệm, giải thích hiện tượng, rút ra kết luận.

       Trong phần này, nếu chúng ta không làm thí nghiệm mà chỉ cho học sinh xem thư rồi đọc, có thể các em sẽ không đọc được, nếu có thì các em cũng không thể nhận xét hiện tượng để rút ra điều cần nhớ. Tôi đã cho các em làm thí nghiệm: đốt lửa và hơ bức thư lên ngọn lửa. (Để đảm bảo an toàn, tôi cho các em châm lửa và hơ lửa trên nến).

     Hiện tượng: giấm viết khô đi và bức thư sẽ hiện ra. Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hóa học? Học sinh giải thích hiện tượng: đó là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy.

Vậy: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra khi nào? (Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.)

     Khi phân biệt bê tông với hỗn hợp xi măng, cát, sỏi…. Tôi cho các em nhận xét hỗn hợp xi măng, cát sỏi…. Học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy các chất được trộn lẫn: cát, sỏi, xi măng…. vẫn giữ nguyên tính chất của nó. Đây là sự biến đổi lí học. Nhưng khi trộn bê tông, ta cho nước vào hỗn hợp thì một trong những chất đó là xi măng đã bị biển đổi thành chất khác, không còn là chất bột mịn như ban đầu-> Kết luận: Đây là sự biến đổi hóa học (đồng thời cũng khẳng định và phân biệt: bê tông không là hỗn hợp)

     Như vậy, vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc định hướng, gợi ý, giúp đỡ các em tự khám phá, tự đặt ra các câu hỏi để học sinh hiểu rõ được câu hỏi và vấn đề cần giải quyết của bài học, từ đó đề xuất các phương án thực nghiệm hợp lí.

     Để phát huy hiệu quả các thí nghiệm, học sinh phải tự tìm tòi kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Điều vô cùng quan trọng là giáo viên phải biết kết hợp các vấn đề, thí nghiệm mà các em đưa ra với hệ thống câu hỏi dẫn dắt, đưa các em vào bài học với hệ thống các thí nghiệm tìm hiểu ở các mức độ khác nhau từ dễ đến khó.

     Hệ thống câu hỏi trong bài: Làm thế nào để biết có không khí?

+ Trong bao ni lông căng phồng có gì?

+ Trong chai rỗng có gì?

+ Những chỗ rỗng bên trong miếng bọt biển có gì?

+ Những chỗ rỗng bên trong hòn gạch có gì?

+ Các quả bong bóng, cái bơm tiêm, cái bơm xe đạp và cho các em trả lời các câu hỏi:

+ Trong các quả bong bóng có gì?

+ Trong cái bơm tiêm có gì? Điều đó chứng tỏ không khí có ở đâu?

+ Khi bơm mực em thấy có hiện tượng gì xảy ra? Điều đó chứng tỏ điều gì?

     Và đây là một số câu hỏi trong thí nghiệm tìm hiểu về sự thay đổi hình dạng, kích thước của bóng tối ( Bài “ Bóng tối”)- Khoa học 4

Thí nghiệm: Chiếu ánh đèn vào chiếc bút chì dựng thẳng trên mặt bàn và quan sát bóng của chiếc bút:

Câu hỏi: Làm thế nào để bóng một vật thay đổi?

? Làm thế nào để bóng một vật to hơn?

? Làm thế nào để bóng một vật ngán hơn?

? Làm thế nào để bóng một vật ngả sang bên trái?

? Làm thế nào để bóng một vật ngả sang bên phải?....

Các em học sinh sẽ tự thay đổi vị trí vật chiếu sáng ( ánh đèn)  để phát hiện ra sự thay đổi bóng của vật ( bút chì) và rút ra kết luận đúng.

     Đây là hệ thống câu hỏi trong bài: Xi măng - Khoa học 5

+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?

+ Xi măng có tính chất gì?

+ Xi măng được dùng để làm gì?

+ Vữa xi măng do nguyên vật liệu nào tạo thành?

+ Vữa xi măng có tính chất gì? Vữa xi măng dùng để làm gì?

+ Bê tông do các vật liệu nào tạo thành? Bê tông có ứng dụng gì?

+ Bê tông cốt thép là gì? Bê tông cốt thép dùng để làm gì ?

+ Cần lưu ý gì khi sử dụng vữa xi măng ?

+ Cần bảo quản xi măng như thế nào ? Tại sao ?

     Hệ thống câu hỏi trong bài:  Dung dịch 

+ Dung dịch có màu gì, vị gì?

+ Dung dịch có tính chất gì?

+ Dung dịch có mùi không?

+ Dung dịch có hình dạng không?

+ Dung dịch có từ đâu ?

+ Dung dịch có hòa tan trong nước không ?

+ Dung dịch có trong suốt hay không ?

+ Nếu để trong không khí ẩm thì dung dịch sẽ như thế nào ?

+ Dung dịch làm từ gì ?Dung dịch được hình thành như thế nào ?

+ Uống dung dịch vào thì sẽ như thế nào ?

+ Ta có thể tách các chất trong dung dịch được không ?

     Hệ thống câu hỏi có liên quan đến tính chất đá vôi trong bài:  Đá vôi 

+ Đá vôi có cứng không ?

+ Đá vôi và đá thường, đá nào cứng hơn ?

+ Đá vôi khi gặp chất lỏng sẽ phản ứng như thế nào ?

+ Đá vôi có phản ứng gì với các chất khác ?

+ Đá vôi dùng để làm gì ?

     Bên cạnh áp dụng những biện pháp cơ bản nêu trên, theo tôi, người giáo viên còn cần phải:

     - Theo thời gian, dần dần hướng cho các em học sinh chiếm lĩnh các khái niệm và tiến trình khoa học. Các em học sinh phải tự đưa ra dự đoán, tự đặt ra câu hỏi, tự tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận đúng. Các em làm chủ quá trình tìm tòi kiến thức của mình, làm chủ những thí nghiệm mà các em tiến hành, khiến cho các kiến thức được khắc sâu, giúp nhớ lâu bài học.

     - Trong quá trình thực hành thí nghiệm, thày cô phải giúp các em diễn đạt đúng đắn và chính xác nhất những ý tưởng của mình. (Chúng ta chấp nhận ngôn ngữ của học sinh song cần hướng cho các em có được ngôn từ chính xác)

      - Hướng dẫn các em ghi chép hoạt động khoa học theo một tiến trình đồng bộ: tiến hành thí nghiệm nào thì đồng thời ghi cách tiến hành và kết luận của thí nghiệm đó. Người giáo viên cố gắng làm phong phú các vấn đề nêu ra của học sinh và khuyến khích các em thắc mắc, cổ vũ các em nêu vấn đề và đưa ra những ý kiến bình luận, tạo điều kiện cho các em được tự chủ và tranh luận để hiểu biết khoa học.

     Trong các bài dạy, tôi luôn đặt câu hỏi: Vì sao? cho mỗi thí nghiệm mà các em tiến hành. Tôi còn hỏi các em: Bạn nào có cách tiến hành khác? để động viên các em phát biểu, trình bày ý kiến của riêng mình, buộc các em phải nhập cuộc vào bài học, làm cho tiết học sôi nổi, hấp dẫn với các em.

     Thí nghiệm tìm hiểu về vật cho ánh sáng truyền qua và vật không cho ánh sáng truyền qua: Các em đã sôi nổi thực hành thí nghiệm ngay với cả những đồ dùng học tập xung quanh các em như chiếc thước kẻ làm bằng nhựa trong, hộp bút, quyển vở. Và rồi cuối cùng, các em đưa ra kết luận: Ánh sáng có thể truyền qua nhựa trong, không truyền qua hộp bút, quyển vở.

     - Trong quá trình trao đổi và lập luận, các em học sinh biết chia sẻ với nhau những ý tưởng của mình. Như vậy, chúng sẽ biết nghe người khác, hiểu người khác, tôn trọng người khác và biết bảo vệ ý kiến của mình.

     Cuối cùng, người giáo viên phải hết sức lưu ý: các em học sinh của chúng ta đang nghiên cứu tìm tòi bằng các hoạt động của trí tuệ, hoạt động bàn tay và các giác quan, có sự hỗ trợ của các dụng cụ .Với t­ư cách là nhà nghiên cứu, những mò mẫm của các em có thể không đi đ­ược đến kết quả đúng. Nh­ưng tất cả phải đều đư­ợc giáo viên trân trọng và khuyến khích, động viên.

Sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột để dạy kiến thức :

Cấu tạo bên trong hạt đậu.

BÀI: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

KHOA HỌC LỚP 5-TUẦN 27

            Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề .

- Giáo viên đưa ra một vài hạt đậu (loại đậu hạt lớn nhằm mục đích để cho học sinh dễ quan sát.)

- Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề : Theo em trong hạt đậu có gì? ( Đây là b1 nêu vấn đề )

Bước 2: Làm bộc lộ biểu tượng ban đầu của học sinh.

-VD : Làm bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh thì giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:

- Trong hạt đậu có những gì ? Em hãy suy nghĩ và vẽ vào vở thí nghiệm hình vẽ mô tả bên trong hạt đậu, học sinh phải có nhiệm vụ đó và có thể mô tả bằng hình vẽ, có thể mô tả bằng lời.

- Tức là đối với học sinh khả năng viết còn hạn chế thì học sinh có thể nói, có thể vẽ…

- Trong thời gian học sinh vẽ các ý kiến của mình vào vở thí nghiệm, giáo viên tranh thủ quan sát nhanh để tìm ra các hình vẽ (Các biểu tượng ban đầu) khác nhau.

- Giáo viên chú ý không nhất thiết để ý tới các hình vẽ đúng và cần phải chú trọng đến các hình vẽ chưa đúng, thiếu…vì đây là biểu tượng ban đầu ngây thơ của các em.

Ví dụ:

H1: Trong hạt đậu có nhiều hạt nhỏ.

H2: Trong hạt đậu có cây con với lá và rễ.

H3. Trong hạt đậu có cây đậu nở hoa và có nhiều hạt đậu khác.

H4. Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ có rễ.

H5, 7, 9.Trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ.

H6,8. Trong hạt đậu có một cây đậu nhỏ với đầy đủ thân lá, rễ.

       Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi.

( Đây là bước hoàn toàn mới ).

+ Nhóm biểu tượng một : Biểu tượng  hình vẽ của học sinh đều cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ khác.

+ Nhóm biểu tượng hai : Hình vẽ của học sinh đều cho rằng: Trong hạt đậu đều có một  câu đậu con với đầy đủ các bộ phận bên trong (Tức là học sinh biểu hiện bằng  hình vẽ đó )

+ Nhóm biểu tượng ba : Hình vẽ của học sinh trong hạt đậu có một cây đậu con có đầy đủ các bộ phận đã nở hoa, ngoài ra còn có nhiều hạt đậu khác( Tức là học sinh thể hiện trong hình vẽ là như vậy )

+ Nhóm biểu tượng bốn: Hình vẽ của học sinh cho rằng trong hạt đậu có nhiều hạt đậu nhỏ đang mọc rễ.

(Lưu ý: Các nhóm biểu tượng trên chỉ là một phương án. Có thể học sinh ghép các hình vẽ của bạnđều chấp nhận được)

Từ các hiểu biết ban đầu của học sinh .

     *Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi nghi vấn xung quanh các vấn đề:

Cấu tạo bên trong của hạt đậu

- Đây là vấn đề hoàn toàn học sinh tự làm chứ cô giáo không có hướng dẫn ở đây. Và khi đặt ra câu hỏi đó thì học sinh đề xuất phương án thực hiện.

- Khi đặt ra câu hỏi rồi, khi đề ra hình vẽ rồi thì bây giờ học sinh phải đề ra cách thực hiện để kiểm chứng xem giả thuyết,dự đoán,tưởng tượng  của mình có đúng không.

- Các nhóm đưa ra giả thuyết như vậy, bây giờ: Phải đề xuất phương án kiểm tra thực hành thí nghiệm xem những phương án nào là phương án đúng.

*Học sinh  đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu :

+ Phương án thứ nhất : bổ hạt đậu ra ( Ở đây chúng ta chú ý là tách hạt đậu ra để tránh cái thay đổi cấu tạo bên trong hạt đậu. Tức là tách hạt đậu ra để quan sát bên trong)

+ Phương án thứ hai : xem hình vẽ trong sách giáo khoa.

+ Phương án thứ ba : xem tranh vẽ khoa học chụp hình cấu tạo bên trong hạt đậu.

+ Phương án thứ tư : Đi điều tra phỏng vấn .
Tóm lại là tất cả các phương án này là học sinh phải nêu ra và học sinh sẽ chọn phương án nào tối ưu nhất trong các phương án nói trên.

Bước 4 : Tiến hành thực nghiệm tìm tòi :

- Trong các phương án đưa ra thì chúng ta thấy là phương án tách hạt đậu ra là phương án tối ưu nhất.

- Giáo viên phải khéo léo nhận xét các phương án trên đều có lí nhưng tất cả phải thực hiện theo phương án tách hạt đậu ra để quan sát cấu tạo bên trong hạt đậu.

- Vì vậy sau khi thảo luận các nhóm thì chúng ta sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất là : Học sinh phải tiến hành tách hạt đậu ra để quan sát.

Tóm lại : Giáo viên đưa ra hình ảnh chính xác nhất để cho học sinh so sánh với ý kiến của mình. Sau đó học sinh tự điểu chỉnh các thuật ngữ  khoa học cần ghi chú thích trong hình vẽ mà các em đã làm chưa đúng. (Tức là giáo viên đưa ra một kiến thức chuẩn để học sinh tự điều chỉnh )

Bước 5 : Kết luận kiến thức

- Sau khi học sinh đã tự đưa ra kiến thức, giáo viên đưa ra kiến thức chuẩn thì bước 5 là bước kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

- Giáo viên giới thiệu cấu tạo bên trong hạt đậu với hình vẽ khoa học có sẵn hoặc hình vẽ tự vẽ, nếu trường hợp không có tranh vẽ in sẵn giáo viên lưu ý học sinh về một số thuật ngữ khoa học về những nhầm lẫn mà các em chưa gọi đúng tên khoa học trong quá trình quan sát hình vẽ.

- Sau khi quan sát rồi thì giáo viên yêu cầu học sinh vẽ lại hình vẽ đã quan sát và ghi chú thích các bộ phận bên trong của hạt đậu.

- Nếu học sinh chưa chú thích đúng hình vẽ quan sát thì giáo viên đừng vội chỉnh sửa ngôn ngữ. Học sinh quan sát gì,chú thích gì thì đó là quyền của học sinh, giáo viên không chỉnh sửa.

- Qua việc quan sát thì học sinh tự làm việc đó.

- Sau khi cả lớp thực hiện xong quan sát hình vẽ, chú thích xong hình vẽ thì giáo viên cho học sinh quan sát thêm một bức tranh phóng to cấu tạo bên trong của hạt đậu có chú thích và phóng lên màn hình máy chiếu, clip về cây lớn lên từ hạt ( nguồn Ngô Lan) …vv… hoặc cho học sinh quan sát hình vẽ trong sách giáo khoa.

     IV. GIÁO ÁN BÀI DẠY THỰC NGHIỆM

     BÀI : NƯỚC CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ?

     (KHOA HỌC LỚP 4 - BÀI 20)

I. Mục tiêu Sau khi học, HS biết:

+ Kiến thức:  Hiểu được các tính chất của nước: Nước không có màu, không có mùi, không có vị, nước có thể chảy lan ra mọi phía, hòa tan một số chất và thấm qua một số vật.

+ Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng quan sát, thực hành làm các thí nghiệm để tìm ra những tính chất của nước.

II. Phương pháp thí nghiệm sử dụng:  PP thí nghiệm, PP Bàn tay nặn bột

III. Dụng cụ thí nghiệm và tài liệu học tập: mỗi nhóm: 2 chai nước, 1 chai không có nước, 2-3 cốc trong suốt có hình dạng khác nhau, khay nhựa, bột canh, cát, sỏi...1 miếng vải, 1 miếng mút, 1 miếng bọt biển, túi ni long các cỡ to nhỏ khác nhau......

GV: máy chiếu, giáo án điện tử...

IV. Các hoạt động dạy và học :

TG

Nội dung

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

PT

1-2’

Ổn định tổ chức

- Yêu cầu cả lớp hát

- Hát tập thể: Cho tôi đi làm mưa với

SL1

5-6’

I. Tình huống xuất phát :

- Trò chơi: Truyền điện

- Quan sát, theo dõi

- Tuyên dương, thưởng, phạt sau trò chơi.

- ? Giới thiệu bài mới

- Học sinh chơi trò chơi.

- Theo dõi

SL2

3’

10’

II. Nêu ý kiến ban đầu của học sinh

- Yêu cầu hs ghi dự đoán ban đầu về tính chất của nước vào vở thí nghiệm?

- Y/c HS trao đổi ý kiến với các bạn trong nhóm.

- Y/c các nhóm trình bày

- Các nhóm trao đổi những băn khoăn, các vấn đề chưa hiểu của nhóm mình.

- Định hướng học sinh tìm hiểu về một số dự đoán tính chất của nước-> Ghi bảng

Học sinh viết câu trả lời vào vở thí nghiệm

- Đại diện nhóm trình bày

- HS quan sát, theo dõi

SL3

5-7’

IV. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu

- Y/c các nhóm thảo luận đề xuất thí nghiệm nghiên cứu.

+ Các nhóm nêu cách tiến hành

+ GV nhận xét, lưu ý hs độ an toàn, giữ vệ sinh chung…

+ Yêu cầu hs làm thí nghiệm và rút ra kết luận, ghi vào bảng nhóm.

* GV quan sát, giúp đỡ HS.

- HS thảo luận.

- Đại diện nêu ( 1-2 nhóm)

- làm thí nghiệm theo nhóm.

10’

VI. Kết luận kiến thức mới

- Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm trước lớp

- Y/c HS rút ra những tính chất của nước.

- Đối chiếu kết luận với vở thí nghiệm ban đầu.

- GV chốt, chiếu các tính chất của nước => Y/c 1HS đọc

- Giới thiệu, ghi bảng tên bài học: Nước có những tính chất gì?

- Đại diện các nhóm báo cáo

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- 1-2 HS trả lời

- 3-4 HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS đọc

- Ghi vở

SL 5

4’

VII. Liên hệ-Củng cố

- GV giới thiệu một vài ứng dụng  tính chất của nước.

- ? Dựa trên tính chất nào của nước  để làm ra các vật dụng đó?

- GV nhận xét giờ học, dặn dò tiết sau.

- Kết thúc giờ học : video- HS hát.

- 1-2 HS trả lời

- 1-2 HS

- 1-2 HS

SL 6

video

     GIÁO ÁN BÀI DẠY THỰC NGHIỆM

     BÀI : CAO SU

     (KHOA HỌC LỚP 5 – TUẦN 15)

     I.Mục tiêu:

     Sau bài học, HS biết:

     Tiến hành thí nghiệm để tìm ra các tính chất đặc trưng của cao su.

     Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo cao su.

     Nêu công dụng và cách bảo quản một số đồ dùng bằng cao su.

     II. Đồ dùng dạy học:

     Máy chếu

     Một số đồ dùng bằng cao su: quả bóng, dây chun, miếng cao su…

     Một số đồ dùng khác: cốc, khay, đền cồn, mạch điện, nước, nước nóng, xăng….

     III. Các hoạt động dạy học:

TG

Nội dung

Hoạt động của thày

Hoạt động của trò

PT

5-6’

1. Tình huống xuất phát:

- GV đưa quả bóng chuyền.

? Đây là đồ vật gì ?

Làm bằng chất liệu gì ?

- GV tổ chức trò chơi Truyền điện.

? Kể tên các đồ vật làm từ cao su ?

-Tổng kết trò chơi

- HSTL

- HS chơi

- HS lắng nghe và làm theo yêu cầu.

Quả bóng cao su

SL1

9-10’

2.Nêu ý kiến ban đầu của HS

- Yêu cầu HS viết vào vở thí nghiệm những suy đoán ban đầu của HS về tính chất cao su.

- Yêu cầu HS tổng hợp ý kiến vào bảng nhóm.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

( Nhóm trình bày sau chỉ nêu những ý kiến khác với nhóm trình bày trước)

- GV chốt, định hướng cho HS

- Ghi bảng: Cao su

+ tính đàn hồi

+ sự thay đổi khi cung cấp năng lượng

+ tính cách điện, cách nhiệt

+ tính hòa tan

- HS viết vào vở thí nghiệm.

- HS thảo luận nhóm.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS lắng nghe

- HS quan sát, lắng nghe.

SL2

9-10’

3. Đề xuất câu hỏi

- Yêu cầu HS đặt câu hỏi xoay quanh các tính chất cao su (đã định hướng ở trên)

- Yêu cầu HS dự kiến phương án trả lời

- Gọi đại diện 1 nhóm có nhiều câu hỏi nhất trình bày

- HS làm việc theo nhóm, viết câu hỏi và dự kiến câu trả lời vào bảng nhóm.

- Nhóm còn lại bổ sung

SL3

19-20’

4. Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu

- Yêu cầu HS dự kiến phương án tiến hành.

- GV chốt: làm thí nghiệm.

- Tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm theo nhóm:

+ nêu thí nghiệm

+ Thực hành làm thí nghiệm

+ Rút ra kết luận, ghi vào bảng nhóm.

- GV quan sát, giúp đỡ học sinh.

- HS thảo luận, thực hành thí nghiệm theo nhóm.

9-10’

5. Kết luận kiến thức mới:

- Gọi đại diện nhóm lên báo cáo kết quả trước lớp (theo quy trình lần lượt từng tính chất)

- Gọi đại diện các nhóm còn lại bổ sung các thí nghiệm khác.

- Nếu nhóm thực hành chưa đúng, GV cho HS các nhóm còn lại thảo luận và đưa ra cách làm đúng, nhanh nhất.

- Yêu cầu HS rút ra những tính chất cao su.

- Yêu cầu HS đối chiếu kết luận vừa rút ra với những dự kiến ban đầu.

- GV chốt, chiếu các tính chất của cao su-> Yêu cầu HS đọc

- Đại diện các nhóm báo cáo

- các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- 1-2 HS trả lời

- 3-4 HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS đọc

SL 4

3-4’

6. Liên hệ-Củng cố:

- Chiếu hình ảnh một số đồ vật được làm từ cao su.

- Yêu cầu HS nêu một số tính chất của cao su được ứng dụng làm ra các vật dụng (HS đã được quan sát hình ảnh)

- GV giới thiệu 2 loại cao su: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo.

? Để bảo quản đồ dùng bằng cao su, ta cần làm như thế nào?

- Giáo dục HS ý thức bảo quản đồ dùng bằng cao su.

- Nhận xét giờ học, dặn dò bài sau.

- Kết thúc giờ học: HS hát.

- HS  quan sát.

- 2-3 HS trả lời

- HS quan sát

- 1-2 HS trả lời

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Hát tập thể

SL 5-7

SL8

CHƯƠNG 4:  HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

     Qua việc áp dụng những biệnpháp rèn kĩ năng thực hành cho học sinh, được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã tiến hành tương đối thường xuyên với các bài dạy nặn bột lớp 4-5 và thực sự chu đáo nên sau hai năm học, theo chủ quan đánh giá của tôi thì đã thu được một số kết quả sau:

     + Tỷ lệ học sinh lớp 4-5 tiếp thu và hiểu bài ngay tại lớp tăng lên rõ rệt, tỷ lệ hoàn thành tốt tăng, giảm tỷ lệ học sinh hoàn thành và không có học sinh chưa hoàn thành môn khoa học. Điều đáng kể hơn cả là tính năng động và khả năng tự lập của các em thể hiện khá rõ rệt. Các em biết tự mình thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau, thời gian đảm bảo, các em còn biết lựa chọn cả những thí nghiệm mang tính tổng hợp khá nhiều kiến thức. Trong giờ học, khoảng cách giữa cô và trò được thu hẹp. Học sinh mạnh dạn trình bày quan điểm và lập trường của mình, mở rộng giao tiếp và tư duy của các em.

     Về phía giáo viên: Tập thể giáo viên nhà trường không còn xa lạ với việc dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Các tổ khối chuyên môn trong trường đều có giáo viên cốt cán trong dạy học theo phương pháp mới. Nhà trường cũng đã tổ chức thành công được nhiều chuyên đề, đóng góp ý kiến khi tham dự các chuyên đề trường bạn. Bản thân tôi càng dạy càng thấy say mê với phương pháp dạy học mới, được hòa mình trong công tác nghiên cứu khoa học cùng với các em học sinh, cũng tư duy, tìm tòi, nghiên cứu và sáng tạo. Và sau mỗi lần dạy, tôi lại thấy mình có thêm nhiều kinh nghiệm, trưởng thành hơn trong đổi mới dạy và học, tự tin, sẵn sáng đón nhận và tiếp thu phương pháp dạy học tiên tiến.

     Có được kết quả như vậy, bên cạnh tính ưu việt của “Bàn tay nặn bột” đem lại, sự nỗ lực của giáo viên, ý thức vươn lên trong học tập của học sinh còn có sự chỉ đạo đúng hướng, nhiệt tình, sát sao của lãnh đạo các cấp. Giờ học nặn bột giờ đây không còn là giờ dạy khó, ngược lại các bài khoa học luôn làm cho các em phấn khởi, thích thú và tự tin trong học tập.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH DẠY BƯỚC TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT:

     Điểm đặc biệt của phương pháp này là trong quá trình học sinh phát biểu, giáo viên không được ngắt lời các em và tuyệt đối không được nhận xét là ý kiến của em đúng hay sai ngay lúc đó mà phải chờ đến khi kết thúc bài học mới tập cho các em cách kết luận đầy đủ và chính xác nhất. Trong quá trình làm thí nghiệm, người giáo viên không được gợi ý cách làm, chỉ nêu vấn đề, đặt câu hỏi để các em tự phản bác những vấn đề mà các em nhận ra là chưa đúng, rồi tìm phương án thí nghiệm khác thay thế cho kết quả chính xác hơn.

     Khi dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột, không cần thiết phải sử dụng sách giáo khoa. Với những bài thể hiện nội dung bài học ở đề bài, người giáo viên không nêu tên bài học trong phần giới thiệu bài. Ví dụ Bài học: Nước có tính chất gì? Không khí có tính chất gì? Xi măng; Nhôm; Thủy tinh?.... Và đặc biệt, tùy từng bài, chúng ta lựa chọn hoạt động phù hợp với phương pháp Bàn tay nặn bột để áp dụng, không nhất thiết hoạt động nào cũng áp dụng phương pháp này. Trong bài: “Xi măng”: Hoạt động tìm hiểu về công dụng của bê tông không áp dụng dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột. Bài “Đá vôi” chỉ áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở Thí nghiệm chứng minh các tính chất của đá vôi.

     Ở lớp 4- 5, môn khoa học khá trừu tượng, đòi hỏi HS phải quan sát, phân tích được các hiện tượng. Nhưng cũng như ở lớp 1, bài học làm quen với khoa học của các em khá đơn giản, như: Cho các em làm quen với bút chì, bút màu, giấy màu, đất nặn… Cuối cùng, vấn đề cốt lõi ở đây vẫn là phương pháp tổ chức tiết dạy của giáo viên làm sao cho HS hình dung được các khái niệm về đồ vật một cách ngắn gọn, súc tích, nhớ lâu nhất và đặc biệt là khi nhắc đến một đồ vật nào đấy các em có đủ ngôn ngữ và tư duy về nó để diễn đạt suôn sẻ.

C. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ:

     Qua việc thực hiện đổi mới phương pháp “Bàn tay nặn bột”, tôi nhận thấy: Đây là phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành các kiến thức cho học sinh một cách vững chắc. Với phương pháp này, giáo viên có vai trò hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự tìm hiểu, thí nghiệm, thảo luận nhóm và đưa ra kết luận. Cách dạy phương pháp “Bàn tay nặn bột” đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nghiên cứu cùng với sự hỗ trợ thực hành của các thiết bị dạy học. Vận dụng tốt phương pháp này sẽ cho học sinh hiểu được bản chất của các hiện tượng tự nhiên, giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu các kiến thức về khoa học tự nhiên, vật chất năng lượng trong chương trình bậc tiểu học nói chung và khoa học lớp 4-5 nói riêng, giúp hình thành thế giới quan khoa học và niềm say mê, sáng tạo cho học sinh.

     Phương pháp của chương trình “Bàn tay nặn bột” cũng là một trong những phương pháp dạy học tiên tiến. Phương pháp này giúp cho trẻ em tự phát hiện được vấn đề, có nghĩa là nhu cầu học sẽ có thể xuất phát từ cho chính các em, có thể sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của lứa tuổi Tiểu học.

     Để phương pháp này có tính khả thi, tôi thiết nghĩ:

1. Về phía giáo viên :

- Cần phải nâng cao công tác tự học để có kiến thức sâu rộng, tìm hiểu kĩ các phương pháp dạy học.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng tốt kiểu dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột và vận dụng cho phù hợp.

-  Để tiết dạy tốn ít thời gian, người giáo viên cần giải quyết ít vấn đề trong một lần thí nghiệm.

- Sử dụng phương pháp này thường xuyên để rèn thói quen cho HS.

- Rèn cho HS có kĩ năng diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, mạch lạc để đảm bảo thời gian.

- Trong quá trình thực nghiệm, giáo viên cần có mặt kịp thời nhằm giúp nhóm trình bày ý tưởng, có thể điều chỉnh kịp thời để tránh thất bại nhiều lần.

- Những vấn đề chưa cần thiết giải quyết trong tiết học giáo viên hẹn dịp khác.

- Với PPBTNB, giáo viên hoàn toàn có quyền tự chủ trên cơ sở sách giáo khoa, trên cơ sở chương trình quy định và sách giáo khoa chỉ là một kênh tham khảo.

- Người giáo viên có quyền thiết kế lại trật tự của sách giáo khoa đó theo một chủ đề để phục vụ cho việc dạy học theo PPBTNB.

 - Về dụng cụ thí nghiệm: Người giáo viên cần tận dụng những nguyên vật liệu rẻ tiền có sẵn ở địa phương để phục vụ cho việc giảng dạy.

- Tổ chức cho học sinh nhiều hơn những buổi đi điều tra, thăm quan, dã ngoại (có thể kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường)

2. Về phía học sinh:

- Nói cho các em biết rõ hơn về phương pháp dạy học mới.

- Tạo một thói quen khi học tập với phương pháp Bàn tay nặn bột.

- Khuyến khích học sinh đại trà trình bày ý kiến cá nhân.

Khuyến nghị:

Hiện nay, sĩ số học sinh đông ảnh hưởng đến việc tổ chức hình thức dạy học theo nhóm. Các cấp lãnh đạo cần có biện pháp giảm số lượng học sinh / lớp cho phù hợp với dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột.

- Sắp xếp bàn ghế phù hợp để có thể bố trí nhóm học sinh từ 6 - 8 em.

- Cơ sở vật chất: cần có chỗ dành riêng để vật liệu thí nghiệm.

     Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức cho học sinh thực hành thí nghiệm trong dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột môn Khoa học lớp 5. Tôi tha thiết mong muốn phương pháp “Bàn tay nặn bột” sớm được áp dụng rộng rãi, trở thành một phương pháp dạy học quen thuộc trong các nhà trường Tiểu học trên đất nước Việt Nam yêu quý. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị nguồn nhân lực đủ sức mạnh cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, thúc đẩy nhanh chóng việc đất nước chúng ta hội nhập với các cường quốc trên thế giới.