Phương pháp phòng trừ châu chấu gây hại

Giới thiệu phương pháp phòng trừ bọ trĩ và châu chấu hại lúa, cần lưu ý: đặc điểm nhận biết, điều kiện phát sinh gây hại, biện pháp phòng và trị sâu hại


1. Phòng trừ bọ trĩ

-  Đặc điểm nhận biết:

Bọ trĩ trưởng thành: Thân dài 1,5 – 1,8mm, màu nâu đỏ hoặc nâu đen.

Trứng hình bầu dục, dài 0,23mm, rộng 0,13mm, mới đẻ màu trắng sữa, sau chuyển thành màu vàng nhạt.

Bọ trĩ non đẫy sức dài khoảng 1mm màu vàng nhạt, hình dạng giống trưởng thành song không có cánh.

Cả bọ trĩ non và trưởng thành đều tập trung ở ngọn lá lúa chích hút dịch cây làm lá lúa xoăn lại, nếu mật độ cao bị nặng lá khô héo và chết - giảm năng suất.

-  Điều kiện phát sinh gây hại:

Nhiệt độ từ 15oC tăng lên 25oC thì mật độ bọ trĩ tăng dần. Khi nhiệt độ từ 25oC trở lên thì mật độ giảm xuống, nhất là khi nhiệt độ 27oC.

Lúa từ thời kỳ hồi xanh cho tới lúc đẻ nhánh thì số lượng bọ trĩ tăng dần và cao nhất, sau đó thì giảm dần.

Hàng năm ở miền Bắc bọ trĩ thường phát sinh gây hại nặng trên lúa xuân, nhất lá lúa xuân muộn thời kỳ lúa đẻ nhánh - con gái (tháng 3-4).

Ruộng thiếu nước khô hạn bọ trĩ hại nặng.

- Biện pháp phòng, trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại là ký chủ phụ của bọ trĩ.

Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun thuốc kịp thời.

Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Actara 25WP, Bassa, Mipcin, Midan, Nitox… phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

2. Phòng trừ châu chấu lúa

- Đặc điểm nhận biết:

Châu chấu trưởng thành: con cái thân dài 41mm, con đực 33mm, màu xanh vàng hoặc vàng nâu bóng.

Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm. Ổ trứng hình túi trong đó trứng xép xiên 2 hàng. Trứng đẻ thành ổ dưới đất có keo dính.

Châu chấu non màu xanh, râu sợi chỉ.

Châu chấu non và trưởng thành ăn khuyết lá lúa, mật độ cao ăn trụi lá làm cây sinh trưởng chận do mất diệp lục quang hợp - giảm năng suất. Khi lúa trỗ chín châu chấu ăn hạt lúa, gié lúa non và đạp gẫy rơi xuống làm giảm năng suất.

- Điều kiện phát sinh gây hại:

Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Trưởng thành thích ánh sáng đèn, ánh sáng lửa

Châu chấu phá hại lúa quanh năm, thường gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ, mạ mùa và lúa mùa sớm.

- Biện pháp phòng, trừ:

Vệ sinh đồng ruộng: dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng. Lấy bùn sơn phủ bờ ruộng hạn chế nơi trú ngụ và đẻ trứng của châu chấu.

Thời kỳ mạ và lúa còn con gái dùng vợt để bắt châu chấu.

Khi châu chấu phát sinh rộ, mật độ cao phun các loại thuốc như Sherpa 25EC, Fastac 5EC,.. tốt nhất phun vào giai đoạn châu chấu non mới nở, chưa có cánh.


52140-ntm.001635_phong-tru-botri-chau-chau-hai-lua.pdf

Dù rất bận rộn sau chuyến công tác đột xuất vào xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé để kiểm tra thực trạng châu chấu tre từ bên kia biên giới tràn sang, ông Bùi Ngọc Sơn, Chi cục Phó Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên), vẫn dành thời gian trao đổi với chúng tôi về thực trạng, diễn biến gây hại của loài châu chấu tre trên địa bàn.

Như thông tin ông Bùi Ngọc Sơn cung cấp, đợt xuất hiện, gây hại của châu chấu tre tại xã Sín Thầu lần này không phải lần đầu. Trước đó, từ năm 2015, châu chấu tre đã xuất hiện tại huyện Điện Biên. Sau đó, liên tiếp các năm từ 2016 đến 2019, châu chấu tre xuất hiện, gây hại tập trung tại năm huyện trên địa bàn tỉnh, gồm: Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ, với tổng diện tích nhiễm hơn 2.943 ha, trong đó có hơn 100 ha cây trồng là cây lương thực.

Trong những tháng đầu của năm 2020, châu chấu tre đã xuất hiện tại các huyện: Điện Biên, Mường Chà, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Nậm Pồ với diện tích 72 ha. Ngày 28-6, lại xuất hiện một đàn châu chấu tre di thực từ biên giới giáp Lào (khu vực cửa khẩu quốc tế Tây Trang) vào huyện Điện Biên, TP Điện Biên Phủ với số lượng lớn, di chuyển nhanh và gây hại hơn 90 ha tre, trúc, lúa nương.

Mới đây nhất, ngày 16-7, lại có một đàn châu chấu tre khổng lồ di thực từ hướng biên giới Lào và Trung Quốc vào ba bản thuộc xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), gồm: Tả Kố Khừ, Tá Miếu, Lỳ Mà Tá.

Do số lượng đàn lớn, mật độ dày (từ 200-300 con/m2) nên ngay khi vào địa bàn, châu chấu tre đã gây hại hơn 60 ha, trong đó có 40 ha cây rừng và 20 ha cây ngô đang giai đoạn phun râu, chín sáp.

 Trạm bảo vệ thực vật huyện Điện Biên Đông phun khói để diệt trừ châu chấu tre.

Kiểm tra thực địa, đoàn công tác Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh xác định, có 2 ha ngô bị thiệt hại hơn 70%; 3 ha bị thiệt hại từ 30-70% và 15 ha thiệt hại dưới 30%. Đến ngày 25-7, phần lớn đàn châu chấu tre lại di chuyển ngược về huyện Giang Thành (tỉnh Vân Nam - Trung Quốc); một phần di chuyển từ xã Sín Thầu sang xã Sen Thượng và huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu).

Hiện tại, mật độ đàn châu chấu trên địa bàn xã Sín Thầu thấp, chủ yếu trên cây họ tre, trúc; trên cây lương thực có nhưng không nhiều.

Ngay khi phát hiện châu chấu tre di thực vào địa bàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp, hỗ trợ các huyện có châu chấu tre tổ chức theo dõi, kiểm tra, nắm chắc diễn biến mức độ gây hại, đồng thời xác định chính xác thời gian châu chấu nở để phòng trừ ngay từ khi châu chấu đẻ trứng hoặc châu chấu non.

Về phía UBND các huyện có châu chấu tre cũng chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống, bố trí nguồn ngân sách ưu tiên tổ chức tập huấn, tuyên truyền và đặc biệt hỗ trợ vật tư phun phòng trừ kịp thời, bảo đảm an toàn, ngăn châu chấu tre tăng đàn nhanh chóng.

Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên, đến thời điểm này (ngày 27-7), toàn tỉnh đã phun thuốc hóa học diệt trừ châu chấu tre được 28,2 ha cho hiệu quả đạt từ 80-95%. Số diện tích còn lại chưa phun trừ vì châu chấu tre liên tục di chuyển đàn, chưa ổn định địa bàn cư trú.

Nhận định diễn biến, mức độ sinh trưởng, gây hại của châu chấu tre trong thời gian tới, ông Bùi Ngọc Sơn, cho biết: Từ nay đến tháng 8-2020 là thời gian di chuyển, gây hại mạnh và cũng là chu kỳ sinh trưởng của châu chấu tre. Do vậy, nguồn thức ăn của châu chấu (cây họ tre, trúc) sẽ ngày càng cạn kiệt thì khả năng châu chấu gây hại trên cây trồng nông nghiệp (lúa, ngô, cỏ chăn nuôi…) sẽ nặng nề hơn.

Đáng nguy hiểm là, khi nguồn thức ăn cạn kiệt châu chấu sẽ di chuyển sang các xã, huyện khác, bởi vậy, nếu không phòng trừ kịp thời, rất có thể thêm nhiều địa phương xuất hiện nạn châu chấu tre gây hại; việc diệt trừ sẽ càng vất vả, tốn kém hơn.

Để phòng trừ châu chấu tre hiệu quả, trong ngày 27-7, ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên đã có công văn gửi UBND các huyện đã phát hiện tình trạng châu chấu tre gây hại, đề nghị tập trung theo dõi hướng di chuyển của đàn châu chấu, nắm bắt nguồn di chuyển vào địa bàn từ các vùng lân cận, giáp biên… để kịp thời áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công hoặc máy phun dạng khói khi châu chấu gây hại cây trồng và thời điểm châu chấu co cụm ghép đôi đẻ trứng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Điện Biên cũng đề nghị các huyện cần quan tâm tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, chống châu chấu cho chính quyền cơ sở, đoàn thể, chủ rừng và các hộ dân để nâng cao hiệu quả giám sát thực địa phục vụ công tác phát hiện, khoanh vùng, đánh dấu khu vực châu chấu tre làm tổ, ghép đôi mùa sinh sản.

Đặc biệt, để ngăn chặn nguy cơ châu chấu tre bùng phát thành dịch, gây hại trên cây trồng, trong điều kiện, khả năng của ngành, ông Bùi Minh Hải, cho biết: Sở đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học, thử nghiệm thiết bị bay không người lái để phun phòng.

Sở cũng đề nghị UBND tỉnh Điện Biên chỉ đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Điện Biên kiến nghị Bộ Quốc phòng hỗ trợ thiết bị bay không người lái để phun thuốc diệt trừ châu chấu tre khi có diễn biến phức tạp; phối hợp chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn điều tra, nắm bắt thông tin về tình hình và các biện pháp phòng, chống châu chấu tại các địa bàn giáp ranh với hai nước Lào, Trung Quốc để có thông tin chủ động theo dõi, phòng trừ trong địa bàn, nhất là các huyện giáp biên, như: Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà, huyện Điện Biên.

Bài, ảnh: LÊ LAN

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chủ động phòng trừ châu chấu

B.Hồng

18:00 10/08/2020

Thường vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, thời điểm này châu chấu sẽ đẻ trứng, châu chấu trưởng thành chết và trứng sẽ ở dưới đất đến tận tháng 3, tháng 4 năm sau mới nở.

Phương pháp phòng trừ châu chấu gây hại
Châu chấu tre lưng vàng gây hại mùa màng.

Trước thông tin đàn châu chấu đang gây hại tại một số địa phương ở miền núi phía Bắc, vừa qua, ông Bùi Xuân Phong, Trưởng phòng Bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, là loài châu chấu tre lưng vàng đã gây hại tại Việt Nam trong vài năm gần đây và không phải là châu chấu sa mạc.

Ông Bùi Xuân Phong cho biết, năm 2016-2017, loài châu chấu này đã gây hại thành dịch. Tuy nhiên những năm gần đây, Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn các địa phương chủ động phòng trừ, sau đó diện tích châu chấu này gây hại đã giảm dần.

Từ đầu năm tới nay, châu chấu phát sinh gây hại ở diện hẹp ở một số địa phương như: Điện Biên, Bắc Kạn, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh… Nguy cơ loài châu chấu này gây hại có thể kéo dài đến tháng 8.

Đánh giá về mức độ nguy hiểm loài châu chấu này, ông Bùi Xuân Phong cho biết, đây là loài cũng có tập tính di cư, tuy nhiên mức độ gây hại nhẹ và đàn nhỏ hơn so với châu chấu sa mạc. Thức ăn ưa thích nhất của loài châu chấu tre lưng vàng này là lá tre. Khi châu chấu này di cư đến đâu thì chúng sẽ ăn cây tre đầu tiên, sau đó trên ngô, lúa nhưng với diện tích hạn chế và sẽ phải thực hiện các biện pháp phòng trừ để giảm thiệt hại cho nông dân.

Cục Bảo vệ thực vật đã hướng dẫn cho các địa phương và nông dân phòng trừ châu chấu tre lưng vàng ngay từ năm 2016 và đến nay biện pháp phòng trừ này là khá đơn giản nhưng cũng có những khó khăn do đặc thù riêng. Đó là phải phun trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật khi châu chấu tre lưng vàng mới nở, ông Bùi Xuân Phòng cho hay.

Thường vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hàng năm, thời điểm này châu chấu sẽ đẻ trứng, châu chấu trưởng thành chết và trứng sẽ ở dưới đất đến tận tháng 3, tháng 4 năm sau mới nở. Cục Bảo vệ thực vật đã khuyến cáo các địa phương, hướng dẫn cho nông dân tìm những nơi châu chấu thường trú ngụ giao phối để đánh dấu và đến tháng 3, tháng 4 năm sau chuẩn bị sẵn thuốc bảo vệ thực vật, nhân lực, phương tiện để khi phát hiện châu chấu nở thì thực hiện phun trừ ngay. Đây là giải pháp phòng trừ mà các địa phương đã thực hiện rất hiệu quả.

Hàng năm, Cục Bảo vệ thực vật đều hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm, trước khi trứng nở đã có kế hoạch phòng trừ; trong đó địa phương có hỗ trợ kinh phí về thuốc bảo vệ thực vật, nhân lực… với những diện tích không thuộc người dân quản lý.

Tuy nhiên, theo ông Bùi Xuân Phong, có điểm khó khăn là nếu châu chấu đẻ trứng ở trong rừng sâu, xa thôn bản nên người dân sẽ không phát hiện được. Do đó, khi lớn lên, chúng sẽ tụ tập thành đàn lớn hơn và di chuyển, gây hại. Ở thời điểm này, chúng ta lại tiếp tục phòng trừ, bảo vệ lúa, ngô cho nông dân.

Ông Bùi Xuân Phong cũng cho biết, theo thông tin từ các địa phương, hiện tỉnh Điện Biên có khoảng 4 ha ngô, Bắc Kạn có khoảng 3 ha ngô bị thiệt hại bởi loài châu chấu này. Tuy nhiên, ở Bắc Kạn do ngô đã già nên không ảnh hưởng đến năng suất, còn tại Điện Biên do ngô đang giai đoạn xoáy nõn nên dự kiến sẽ ít ảnh hưởng đến năng suất.

Chủ đề: Châu chấu Chủ động phòng trừ gây hại thành dịch